Khu bánh trái

shinichi-kun 45

Thiên lại chi Nhân, kiến Tử khuynh tâm...
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/7/2017
Bài viết
920
Karry thích làm bánh lắm, vì vậy chọn bánh làm chủ đề mở đầu đi. Mọi người vào khu làm bánh để chia sẻ công thức, giải đáp thắc mắc về bánh trái nhé !
 
Sắp đến Trung thu rồi, công thức bánh dẻo lạnh Singapore đây
Nguyên liệu- 12/14 bánh 50g

Nhân bánh đậu xanh – trà xanh

100 g đậu xanh – đã cà sạch vỏ

45~50 g đường tuỳ khẩu vị

45 g dầu dừa hoặc dầu đậu phộng

1 thìa cafe sốt trà xanh hoặc 1 – 2 thìa cafe (2 – 4 g) bột trà xanh

Vỏ bánh

100 g bột bánh dẻo (bột gạo nếp đã rang chín mua được là tốt nhất không nên tự làm)

80 g đường bột ( tuỳ khẩu vị)

30 g mỡ trừu

80 – 150 ml sữa tươi không đường hoặc nước sạch để lạnh

Màu thực phẩm, hương liệu thực phẩm… theo sở thích

Ghi chú (đọc kĩ trước khi làm)

1.Mỗi loại bột bánh dẻo có độ hút nước khác nhau. Cho nên lượng nước trong công thức vỏ bánh có thể xê dịch khá lớn. Phải linh hoạt đừng chỉ dựa vào công thức.
2.Có thể bớt chút đường trong phần nhân nếu thấy quá ngọt nhưng không nên bớt nhiều đường và dầu. Nếu sên đúng cách, đúng nhiệt thì nhân sẽ rất mềm mịn dẻo và không bị tươm dầu. Nhân bị tươm dầu là do cách sên chứ không phải do cho nhiều dầu.
3. Đường bột là loại đường hạt rất mịn, nhỏ li ti như bột và trong thành phần có thêm chút bột bắp. Không thay bằng đường kính trắng xay mịn.
Cách làm

A. Phần nhân bánh:

1. Rửa sạch đậu xanh rồi ngâm với nước nóng khoảng 2 giờ cho đậu mềm. Đun sôi, hớt bớt bọt rồi hạ lửa nhỏ, nấu liu riu tới khi đậu mềm nhừ. Thêm nước nếu nước quá cạn. Thi thoảng quấy đều cho đậu khỏi bị dính vào đáy nồi và cháy.

2. Trong một nồi khác, đun 50 g đường với 60 – 70 ml nước. Quấy cho đường tan rồi đun sôi. Hạ lửa nhỏ đun liu riu 2 – 3 phút tới khi nước cạn còn khoảng 1/3 – 1/2. Để nguội, được xi-rô đường.

3. Xay đậu thật kĩ, thật mịn. Nên xay với nhiều nước một chút, đậu sẽ dễ xay và dễ mịn hơn. Nhân có mịn tan hay không là phụ thuộc vào bước xay đậu này.

4. Lọc đậu qua rây đổ vào chảo (dùng chảo chống dính tốt). Cho xi-rô đường và toàn bộ dầu dừa hay dầu đậu phộng. Quấy cho các nguyên liệu hoà quyện. Bật bếp ở lửa vừa, quấy liên tục, hỗn hợp sẽ sôi nhẹ và hơi nước bay bớt. Nhân đặc dần.

5. Khi nhân tương đối sệt (sên được khoảng 20 – 25 phút) thì cho sốt trà xanh hoặc pha bột trà xanh với nước nóng cho tan hết rồi hoà với nhân. Sên tiếp tới khi nhân đặc, sên thấy nặng tay thì hạ lửa nhỏ nhất. Sên tiếp tới khi nhân quyện thành một khối dẻo, đặc, mịn. Để nguội.

Thu được khoảng 280 – 300 g nhân. Loại nhân này có chứa khá nhiều nước nên chỉ thích hợp để làm bánh dẻo lạnh. Không dùng để làm bánh nướng (sẽ dễ bị mốc).

6. Khi nhân còn ấm, chia thành các viên cỡ 20 gram, nặn thành viên tròn. Bọc kín để tránh nhân bị khô.

B. Phần vỏ bánh

1. Rây bột và đường, trộn đều.

2. Cho mỡ trừu. Dùng ngón tay trộn nhanh để bột, đường và mỡ quyện thành các vụn nhỏ.

3. Vét bột để tạo một lỗ trống ở giữa bát, đổ sữa hay nước lạnh hoặc nước hoa quả lạnh vào. Dùng thìa trộn đều tới khi các nguyên liệu hoà quyện thì đeo găng tay, nhồi bột tới khi bột thành khối dẻo mịn. Bọc kín, để nghỉ 10 – 15 phút.

Cuối cùng đóng bánh là xong.

Nguồn Linh Trang
 
Nếu hỏi bánh mình thích nhất là gì, có lẽ mình không ngần ngại mà nghĩ ngay đến Tiramisu.

Quả thực, đối với Linh, Tiramisu là một loại bánh cực kì mê hoặc, nó gồm những hương vị mà Linh yêu thích nhất: vị đắng đắng mà quyến rũ của cafe, vị đắng mà thơm lừng của cacao, vị thơm nồng pha chút tê tê của rượu, vị bánh mềm ẩm do được thấm đẫm cafe rượu, và quện tất cả các hương vị lại với nhau bởi lớp kem trứng phomai tuyệt hảo.

Kokotaru-Tim-hieu-ve-Tiramisu-2.jpg


Số lượng bánh mình từng làm trong nhiều năm tính ra cũng khá nhiều, những loại bánh tuyệt hảo về đủ khía cạnh như: đủ phức tạp, đủ cầu kì, đủ nhiều nguyên liệu, đủ khó, đủ đắt tiền :D, bánh ngon cũng vô số, nhưng Tiramisu vẫn đứng đầu bảng trong số những loại bánh mà mình làm lại nhiều nhất.

Kokotaru-Tim-hieu-ve-Tiramisu-11.jpg


Tiramisu là một loại bánh nổi tiếng nhất đến từ nước Ý, điều này thì hẳn nhiều bạn đã biết rồi. Tiramisu đặc trưng bởi sự kết hợp giữa bánh ladyfinger (1 loại bánh quy dạng hình que dài, xốp, giòn, ở VN gọi bánh này là bánh săm-pa, bánh champagne) được nhúng trong hỗn hợp rượu cà phê, giữa các lớp bánh là lớp kem trứng và phomai mascarpone mềm mịn. Làm tiramisu không hề khó, chỉ là hơi cách rách 1 tí thôi. Nhưng làm được 1 chiếc bánh tiramisu ngon ngất ngây thì đúng là khó. Vì sao vậy?

Linh bàn đến vấn đề này là vì ngày càng thấy có nhiều người làm tiramisu bán trên mạng với giá chỉ 70-80K/hộp to đùng (loại hộp trữ thức ăn hình chữ nhật) rồi quảng cáo là ngon lắm, Linh chỉ biết cười buồn. Tiramisu “thật” sao có thể rẻ đến vậy, tiền nguyên liệu còn không đủ huống gì…

Linh từng rất khoái chí thử tiramisu ở các quán cafe, nhà hàng thuộc loại khá, nhưng nhiều khi chỉ nhìn miếng bánh được đem ra là đã thấy thất vọng rồi. Kem tiramisu là loại kem rất mềm, thêm lớp bánh nhúng trong cà phê càng mềm, nhưng rất nhiều bánh tiramisu ở “ngoài hàng” đứng hiên ngang không thể đổ được, dễ dàng xắn được từng miếng gọn gàng sạch sẽ mới siêu, lớp kem thậm chí khô và dai có thể lột ra thành lớp.

Những em nhân viên từng làm với Linh qua nhiều năm khi ăn tiramisu chị Linh làm đều thắc mắc lớp kem chị làm sao khác kem em được dạy ở trường vậy, hóa ra là ở trường và nhiều nơi trên mạng các em học đều bỏ gelatin vào kem để cho kem cứng hơn, và tất nhiên rất nhiều nơi không hề có tí “cheese” nào trong đó nên thậm chí từ “mascarpone” còn hoàn toàn xa lạ với các em.

Kokotaru-Tim-hieu-ve-Tiramisu-10.jpg


Nếu muốn làm ra một chiếc tiramisu được ngon nhất, bạn không nên dùng bột cafe đen hòa tan sẵn, cũng sẽ không thay mascarpone bằng creamcheese thông thường, không dùng bột cacao chất lượng thấp, cũng như không dùng rượu rum loại rẻ tiền. Mình nghĩ với những loại bánh được xếp vào dạng cao cấp thì bạn nên cố gắng mua những loại khá tốt trở lên trong khả năng có thể để làm ra được những chiếc bánh ngon lành nhất cho người thân yêu thưởng thức.

Từ những ngày đầu làm bánh, Linh đã giữ tư tưởng tôn trọng các loại bánh, tôn trọng công thức, nhất là những loại bánh thuộc dạng “cổ điển”. Linh đã từng làm tiramisu cổ điển theo công thức từ Joyofbaking.com và tâm đắc luôn với công thức đó, cho đến bây giờ chỉ có những thay đổi nhỏ để phù hợp hơn với khẩu vị.

Truyền thống nhất là dùng bánh ladyfinger để làm tiramisu. Nhưng Linh không thích loại bánh này lắm vì nó khá ngọt, lại thêm lớp đường phủ kín bề mặt bánh nên bánh lại càng ngọt. Sạu nhiều năm, Linh chuyển qua dùng hoàn toàn bằng bánh gato/bông lan. Mà bánh bông lan do tự mình làm thì độ ngọt rất vừa phải, và khi cần làm bánh sẽ nướng nên bánh thật là mới và thơm ngon.

Có lúc Linh dùng bánh gato Hongkong khi làm những chiếc tiramisu tròn, có lúc Linh dùng bánh cuộn nếu làm bánh vuông hoặc chữ nhật. Việc thay thế ladyfinger bằng một dạng bánh bông lan cũng không phải là điều gì mới mẻ, rất nhiều home-bakers và professional bakers đã làm như vậy.

Vì Tiramisu rất mềm do bánh bông lan vốn mềm, khi được thấm đẫm rượu và cafe thì lại càng mềm, và bản thân lớp kem cũng siêu mềm mượt, vì thếTiramisu thường được làm vào những cốc nhỏ, khi thưởng thức là mỗi người một phần như vậy. Cho dù làm vào 1 chiếc khuôn to thì cũng rất khó để có thể cắt ra được 1 miếng bánh mà có thể đứng yên đẹp đẽ được, nó sẽ nghiêng, đổ và mềm oặt, nhìn sẽ không hấp dẫn như khi trình bày vào 1 chiếc cốc nhỏ.

Về công thức, mình sẽ chia sẻ lại công thức làm tiramisu cổ điển, có thay đổi một chút so với công thức cũ.

CÔNG THỨC:
* Cho phần kem:

– 2 cups (480ml) sữa tươi

– 100g đường trắng

– 35g bột mì đa dụng

– 6 lòng đỏ trứng

– 60ml dark Rhum

– 2 tsp vanilla

– 60g bơ nhạt, cắt thành miếng nhỏ

– 250g mascarpone cheese

– 1 chiếc bánh gato hongkong hoặc 2 miếng bánh cuộn

* Cà phê để nhúng bánh:

– 360ml cà phê espresso đậm đặc (cà phê càng đặc, càng thơm thì càng ngon, nếu có điều kiện, bạn nên mua cà phê hạt được rang sẵn, khi dùng thì mới tự xay hạt, rồi tự pha cafe, đơn giản nhất là cafe phin, thay vì dùng loại cà phê bột hòa tan trong các gói nhỏ mua ở siêu thị nhé)

– 30g đường trắng

– 60ml dark rhum

* Topping: bột cacao, chocolate vụn hoặc quả tươi để trang trí thêm

CÁCH LÀM:
* Phầm kem:

– Dùng nồi nhỡ, để lửa vừa, đun 420ml sữa tươi và đường đến khi vừa sôi. (1)

– Trong 1 nồi khác, đánh đều hỗn hợp gồm 60ml sữa tươi, bột mì và lòng đỏ. Sữa (1) vừa sôi thì đổ từ từ vào hỗn hợp này, vừa đổ vừa ngoáy đều. Sau đó đưa nồi này lên đun lửa vừa cho đến khi sôi, hõn hợp kem kêu “lục bục”, trong khi đó vẫn liên tục ngoáy hỗn hợp sữa đến khi hỗn hợp đặc lại thì đổ ra 1 bát khác. Cho rượu Rhum, vanilla và bơ vào, đánh đều. Đậy kín miệng bát lại ngay và cho vào tủ lạnh (khoảng 2 tiếng).

– Lúc này cho mascarpone vào, trộn đều vào kem đã để lạnh, trộn thật đều, nhuyễn.

Kokotaru-Tim-hieu-ve-Tiramisu-3.jpg


Kokotaru-Tim-hieu-ve-Tiramisu-4.jpg


* Làm cà phê: cho chung cà phê, rượu và đường, quấy cho tan đường.

* Dùng 1 chiếc khuôn tròn loại tháo rời đế hoặc khuôn spring-form.

Với mỗi chiếc bánh gato hongkong thông thường nướng ra, size 20cm, mình có thể chia được thành 4 lớp mỏng, dùng hết 3 lớp (vì khi thêm kem vào sẽ đầy khuôn), dư ra 1 lát bánh mỏng sẽ dùng để làm vào những chiếc cốc nhỏ. Vậy là vừa đẹp.

Đặt 1 lát bánh dưới đáy khuôn, dùng chổi quét thấm đẫm hỗn hợp cafe rượu lên toàn bộ bánh, sau đó cho một lớp kem mascarpone vào. Bạn cân nhắc để chia kem sao cho khéo nhé. Thông thường bánh tiramisu nên làm khoảng 3 lớp bánh và 3 lớp kem, khi xắn miếng bánh ra nhìn vừa đủ đẹp, 4 lớp thì bánh sẽ cao quá và 2 lớp thì tất nhiên nhìn sẽ kém hấp dẫn hơn là 3 lớp.

Kokotaru-Tim-hieu-ve-Tiramisu-8.jpg


Kokotaru-Tim-hieu-ve-Tiramisu-9.jpg


Sau khi bánh đã nguyên vẹn trong khuôn thì che kín lại bằng nylon thực phẩm, rồi để trong tủ lạnh ít nhất 6h hoặc qua đêm.

Sau đó lấy bánh ra. Rắc bột cacao lên trên. Cạo chocolate thành vụn nhỏ lên trên và bày berries lên trên trang trí.

Nếu bạn làm vào cốc nhỏ thì cũng làm tương tự như vậy nhé.

Kokotaru-Tim-hieu-ve-Tiramisu-1.jpg


Sau khi phủ lớp kem cuối cùng lên trên cùng, bạn có thể rắc bột cacao, hoặc chocolate bào vụn lên bề mặt bánh, rồi đậy kín và cho khuôn vào tủ lạnh cho bánh và kem hoàn toàn lạnh trở lại. Tốt nhất là bạn nên để bánh qua đêm rồi hôm sao thưởng thức là sẽ tuyệt ngon.

Kokotaru-Tim-hieu-ve-Tiramisu-7.jpg


Nếu bạn làm đúng theo công thức này, bạn sẽ rất khó để cắt được miếng bánh vuông vức, gọn gàng và sạch sẽ. Nhưng vị bánh thì ngon hết sảy luôn nhé.

Khi viết lại bài này về Tiramisu, mình nhớ chiếc tiramisu lần đầu tiên mình làm và chụp ảnh lại, hồi đó thấm bánh không được đẫm cafe, tuy vậy bánh rất mềm và phải khó khăn lắm mình mới cắt được một miếng nhỏ vuông vức, khi chụp ảnh cũng phải rất nhanh tay, vừa chụp vừa lo bánh bị đổ. Sau này đọc nhiều hơn về tiramisu, làm nhiều hơn, thì mình mới càng hiểu về loại bánh này.

Nó vốn là như vậy đó !

Chúc bạn làm ra những chiếc bánh tiramisu đầy mê hoặc cho cả nhà thưởng thức nhé ! (bật mí: dù có rượu và cafe nhưng bé gái 6 tuổi nhà mình rất mê, bé 2 tuổi thì ăn ngon lành, chà chà, có sao ko nhỉ :).

Nguồn: https://kokotaru.com/tim-hieu-ve-banh-tiramisu-va-cach-lam/
 
Ngon không ??? :KSV@05:
 
Bánh sinh nhật-Bánh dâu tây

caj1347512226.jpg


Nguyên liệu cần có:

- 2 quả trứng
- 50gr bột mì
- 50gr đường xay
- 15gr bơ
- 2ml vani
- 10gr bột ngô
- 200gr dâu tây tươi
- 150gr whipping cream
- Kẹo trang trí

Cùng làm nhé:

Bước 1:
Đầu tiên, trộn đường với trứng và đánh bông hỗn hợp .

Bước 2:
Cho bơ và vani vào hỗn hợp trứng rồi tiếp tục đánh cho đến khi trứng bông cứng. Thêm chút bột mì, bột ngô vào hỗn hợp trứng rồi nhẹ nhàng trộn đều.

Bước 3:
Cho hỗn hợp bột vào khay và nướng ở 180 độ C trong 10 phút. Bạn nhớ lót giấy nến vào khay trước khi đổ bột để lúc bánh chín chúng mình dễ dàng lấy bánh ra nhé!

Bước 4:
Rửa sạch dâu tây và cắt bỏ cuống. Đánh bông kem whipping.

Bước 5:
Quét 1 lớp bơ mỏng vào chiếc bát có đáy tròn. Sau đó, lấy bánh nướng đã chín ra khỏi khay, ấn miếng bánh vào bát trong lúc bánh còn ấm để dễ tạo hình rồi cắt bỏ phần riềm bánh thừa trên miệng bát. Cho một chút kem whipping vào trong bát và đặt dâu tây lên.

Bước 6:
Tiếp theo bạn cho lần lượt 1 lớp kem whipping rồi xếp dâu lên trên tới khi dâu thấp hơn miệng bát 1cm. Sau đó, phủ thêm một lớp kem whipping rồi xếp các miếng bánh thừa cắt ra ở bước 5 lên trên.

Bước 7:
Úp ngược bát lại và cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ để bánh được định hình rồi lấy bánh ra khỏi khuôn.

Bước 8:
Cuối cùng phết đều kem whipping lên bánh, rắc dâu cắt vụn và kẹo lên để trang trí.

Thế là chiếc bánh xinh xắn tặng sinh nhật đã hoàn thành rồi. Chúc các bạn ngon miệng !

Nguồn Internet

 
Bánh sinh nhật
Kaole-Gateau với Chocolate và Diplomat mousse



Kaole1.jpg






Dụng cụ: Khuôn tròn đế rời hoặc khuôn chuyên dụng làm Mousse , đường kính 18-20 cm

Nguyên liệu

A. Bạt bánh

  • 1 công thức Gateau cơ bản (3 trứng)
B. Phần Chocolate Mousse

  • 4gram Gelatin (dạng lá hoặc bột – nên dùng dạng lá )
  • 85gram Chocolate đen đắng (hàm lượng Cacao tối thiểu 45%)
  • 10gram bơ nhạt
  • 175gr kem tươi có hàm lượng béo 35-40% (heavy cream)
C. Phần Diplomat Mousse

  • 1 lòng đỏ trứng gà (18-20gram)
  • 25gram đường
  • 10gram bột ngô hoặc bột mì đa dụng
  • 125gram sữa tươi không đường
  • 4gram Gelatin
  • ½ thìa cafe vanilla
  • 100gr kem tươi có hàm lượng béo 35-40% (heavy cream)
Cách làm

A. Chuẩn bị bạt bánh

– Công thức gateau cơ bản bất bại 3 trứng.
– Bánh sau khi nướng xong để trên rack cho nguội hẳn. Sau khi bánh nguội thì xẻ làm hai lớp bạt tròn. Chuẩn bị khuôn. Nếu là khuôn đế rời thì lót một miếng giấy nến hoặc giấy trắng ở đáy khuôn để khi rút khuôn ra, các bạn có thể gỡ đáy và di chuyển bánh (lên một chiếc đế khác hoặc lên đĩa…) được dễ dàng.

B. Phần Chocolate Mousse:

1. Cho Gelatin vào bát, ngâm với nước lạnh khoảng 10-15 phút đến khi Gelatin nở mềm. Nếu dùng Gelatin bột thì các bạn đong lượng nước nhiều gấp 2-3 lần Gelatin là vừa.

2. Bẻ chocolate thành miếng nhỏ. Cho Chocolate cùng bơ vào bát. Đun sôi 50gram kem tươi rồi đổ vào bát chocolate và bơ. Để yên khoảng 1-2 phút rồi quấy thật đều đến khi Chocolate và bơ tan hết, hỗn hợp hòa quyện và bóng mịn, mượt. Nếu Chocolate không tan hết, các bạn có thể cho cả bát đựng Chocolate và kem tươi vào lò vi sóng, quay khoảng 10-20 giây nhưng không nên quá lâu vì có thể làm Chocolate bị cháy.

3. Gelatin chưng cách thủy hoặc quay lò vi sóng (nếu dùng Gelatin lá thì để lại khoảng 1 thìa canh nước trong bát) cho Gelatin tan hết. Trộn thật đều Gelatin với hỗn hợp Chocolate. Để nguội (thi thoảng nên quấy đều, tránh để hỗn hợp bị đóng váng trên mặt).

4. Đánh bông phần 125gram kem tươi còn lại:

+ Cho âu đánh, que đánh và kem tươi vào ngăn đá tủ lạnh để khoảng 5-10 phút (giúp kem đánh bông nhanh hơn)

+ Đánh kem tươi đến khi kem bông mềm, chạy máy thấy có vân nhưng hỗn hợp không quá đặc. Không nên đánh đến bông cứng vì khi trộn với Chocolate sẽ dễ bị tách nước.

5. Nhẹ nhàng đổ Chocolate vào âu kem tươi, trộn đều. Tốt nhất là nên trộn theo kiểu fold để tránh làm kem tươi bị tách nước. * Lưu ý quan trọng: Chocolate phải nguội và lỏng, không trộn chocolate nóng ấm vì sẽ làm hỏng kem tươi, cũng không để Chocolate quá nguội vì hỗn hợp có thể sẽ đặc lại, khó trộn.

Trộn chocolate với kem tươi



Hỗn hợp sau khi trộn xong nhìn chung là khá đặc như thế này



6. Đặt một lớp bạt bánh vào khuôn, đổ hỗn hợp Mousse Chocolate lên trên. Để tủ lạnh khoảng 30 phút đến khi hỗn hợp tương đối se mặt.

C. Phần Diplomat Mousse:

1. Cho Gelatin vào bát, ngâm với nước lạnh khoảng 10-15 phút đến khi Gelatin nở mềm.

2. Đánh lòng đỏ trứng với đường đến khi lòng đỏ bông mịn và chuyển màu vàng nhạt. Rây bột ngô (hoặc bột mì), trộn đều.

3. Đun sữa đến khi sữa hơi nóng ấm (không để sữa sôi hay quá nóng) rồi từ từ đổ vào âu đựng trứng và bột, vừa đổ vừa quấy đều.

4. Lọc lại hỗn hợp qua rây để loại bỏ các vụn bột hay trứng vón cục. Cho hỗn hợp vào nồi. Đun ở lửa vừa, vừa đun vừa quấy đều tay đến khi hỗn hợp hơi sệt thì tắt bếp. Cho Gelatin và Vanilla, quấy đều cho Gelatin hòa quyện. Để nguội * Lưu ý: không để hỗn hợp quá đặc, sẽ khó trộn với kem tươi.

5. Đánh bông phần 100gram kem tươi theo cách giống như làm Chocolate Mousse

6. Sau khi hỗn hợp kem trứng đã nguội thì nhẹ nhàng đổ vào âu đựng kem tươi, trộn đều.

Trộn hỗn hợp kem trứng với kem tươi



7. Đặt lớp bạt bánh còn lại lên trên lớp Chocolate Mousse, cuối cùng đổ Diplomat Mousse lên trên. Để tủ lạnh tối thiểu 4 tiếng cho phần Mousse đông hoàn toàn. Giữ lạnh đến khi dùng.



D. Một vài chú ý:

– Kaole là loại bánh dễ làm. Chỉ có thể thất bại nếu bạn đánh kem tươi hoặc trộn quá tay làm hỗn hợp bị tách nước.

– Trên mặt Kaole thường có thêm 1 lớp đường được đốt bằng đèn khò cho chảy nhưng mình bỏ qua phần này vì muốn trang trí mặt bánh.

– Các bạn nên chuẩn bị khuôn to hơn bạt bánh một chút, khi làm thì dàn phần Mousse cho Mousse chảy xuống và phủ hết thành bên của bánh, như vậy sau khi hoàn thành, phần thành bánh sẽ chỉ thấy hai màu của Mousse là đen và trắng ngà, sẽ đẹp hơn bánh trong hình của mình. Một cách khác là các bạn có thể dùng bánh cuộn quế hoặc Lady fingers để xếp trang trí quanh thành bánh.

– Mình thấy Kaole ngon hơn sau khi để tủ lạnh từ 8-10 tiếng (để qua đêm). Mousse mặc dù có Gelatin nhưng vẫn cần giữ lạnh đến khi ăn, nếu không trong thời tiết nóng ẩm thì Mousse có thể bị chảy.
------------------------------------------------------------------------------
Cách làm Gateau cơ bản bất bại 3 trứng

GatoBatBai.jpg






Gato cơ bản thường hay được làm theo kiểu đánh trứng nguyên quả, sau đó trộn bột và chất lỏng (nếu có). Nhờ công thức có tỉ lệ bột khá cao nên Gateau cơ bản so với các loại bánh như Chiffon hay Gateau Hồng Kông, Gateau Nhật Bản sẽ ít xẹp trong lò hơn. Tuy nhiên, làm Gateau cơ bản vẫn đòi hỏi sự kiên trì trong việc đánh trứng và kĩ thuật trộn bột. Trứng nếu không đánh đủ bông thì trộn sẽ khó và dễ vỡ bọt khí. Còn trộn bột gần như bắt buộc phải dùng kĩ thuật fold, tức là đảo và hất cho trứng từ dưới phủ lên bột, không được quấy vì sẽ làm vỡ bọt khí, làm bánh dễ bị chai hoặc xẹp.

Nguyên liệu

* Công thức 3 trứng (khuôn tròn đường kính 15-18cm)

  • 30gram bột ngô (corn starch)
  • 30gram bột mì đa dụng (all purpose flour)
  • 20gram dầu ăn
  • 10gram sữa tươi không đường – nhiệt độ phòng
  • 3 trứng gà (58-60gram/ quả cả vỏ trứng) – nhiệt độ phòng
  • 60gram đường
  • ½ thìa café cream of tartar
  • 1 nhúm nhỏ muối

79.gif
Ghi chú:

  1. Nếu dùng cake flour thì thay tổng lượng bột theo tỉ lệ 3 phần cake flour: 1 phần bột ngô (corn starch)
  2. Dầu ăn có thể thay bằng bơ (đun chảy), nên dùng dầu thực vật, trừ dầu Olive
  3. Cream of tartar có thể thay bằng nước cốt chanh hoặc dấm – lượng tương đương


Cách làm

1. Vặn lò 175 độ C hoặc 165 độ C cho khuôn sẫm màu. Lót giấy nến hoặc giấy trắng ở đáy khuôn. Không cần chống dính thành khuôn.

2. Rây bột mì và bột ngô, dùng phới lồng trộn đều. Đong sữa và dầu ăn vào chung một bát. Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng vào hai âu khác nhau.



3. Cho lòng trắng trứng vào âu. Để máy ở tốc độ thấp đánh đến khi nổi bọt khí lớn thì cho muối và cream of tartar. Đánh đến khi bọt khí nhỏ lại, hỗn hợp mịn như bọt xà phòng giặt thì cho đường vào âu (Dùng toàn bộ số đường trong ct, cho từng chút một, trong lúc cho đường vẫn giữ máy chạy ở tốc độ cao). Tiếp tục đánh đến khi trứng bắt đầu nổi đặc, có vân hiện ra khi chạy máy và bóng dẻo hơn thì hạ xuống tốc độ vừa. Trứng cần được đánh đến quá bông mềm một chút nhưng chưa đến bông cứng. Khi nhấc que đánh lên thấy có chóp kéo theo nhưng chóp này có thể sẽ hơi ngoặt xuống.


Ghi chú:

– Lòng trắng trứng ở nhiệt độ phòng, không dính tạp chất, đặc biệt là các chất béo như bơ, dầu, mỡ, lòng đỏ.

– Âu đánh và que đánh phải sạch và khô, không dính chất béo như bơ, dầu mỡ, lòng đỏ..

4. Để máy ở tốc độ thấp. Cho từng lòng đỏ trứng vào, đánh đều (mất khoảng 5-10 giây để đánh 1 lòng đỏ). Sau khi đánh xong toàn bộ lòng đỏ, ta sẽ có hỗn hợp rất mịn và bông, màu vàng nhạt như trong hình.



5. Để máy ở tốc độ thấp nhất, khuấy nhẹ cho dầu ăn và sữa hòa vào nhau rồi từ từ đổ men theo thành âu. Đánh đều cho hòa quyện.



Hỗn hợp trứng sau khi đánh với dầu ăn và sữa



6. Để máy ở tốc độ thấp nhất. Chia bột làm 2-3 phần. Rây từng phần vào âu. Đánh cho hòa quyện (mất khoảng 10-15 giây để đánh sau mỗi lần cho bột). Các bạn nên rây sao cho bột phủ đều khắp mặt âu, đánh sẽ nhanh hơn.



Lưu ý là không nên đánh quá lâu, sẽ dễ làm cho nhiều bọt khí bị vỡ -> bánh bị chai cứng hoặc không nở được. Sau khi đánh xong hỗn hợp trứng bột cần phải còn tương đối đầy âu. Như trong hình, các bạn sẽ thấy ở thành âu có thể còn chút bột bám vào. Lúc này có thể dùng phới để vét vài vòng, hỗn hợp sẽ được hòa quyện và yên tâm là không có bột vón cục trong trứng. Hỗn hợp có chút ít bọt khí, nhưng không thành vấn đề, miễn là hỗn hợp còn đầy âu và không bị chảy lỏng thì bánh sẽ nở.

Cách trộn bằng máy này dành cho bạn nào mới học làm bánh, chưa quen với cách trộn kiểu fold. Còn các bạn nào đã quen rồi thì trộn bột bằng cách fold nhé.

7. Đổ bột vào khuôn. Gõ khuôn xuống mặt bàn vài cái để các bọt khí to vỡ bớt. Lập tức mang đi nướng ở nhiệt độ 175 độ C hoặc 165 độ C (khuôn sẫm màu), hai lửa, trong khoảng 25-35 phút. Bánh chín là khi ấn nhẹ tay lên mặt bánh, thấy vết lõm lập tức phồng trở lại.

Lưu ý: nhiệt độ này dành cho lò nướng to và nhiệt tương đối chuẩn. Nếu các bạn dùng lò nhỏ (khoảng 35 Lít trở xuống), nhiệt lò hay chênh giữa lửa trên và lửa dưới, và khi nướng bánh hay bị xẹp hoặc lõm thì nên hạ nhiệt độ xuống khoảng 10 – 15 độ C (giống nhiệt độ trong video) hoặc thấp hơn nữa, và kéo dài thời gian nướng.



8. Lấy bánh ra khỏi khuôn, để nguội trên rack. Mặt cắt bánh, như các bạn có thể thấy là vẫn còn ít lỗ khí chứ không mịn hoàn hảo. Đây là việc rất bình thường do trộn bột bằng máy. Ngoài ra thì không có gì để chê cả: Bánh nở xốp, mềm và đủ ẩm, đủ “nặng” để đỡ bất kì loại kem trang trí nào. Nếu muốn để tủ lạnh thì nên có thêm kem phủ ngoài để tránh bạt bánh bị quá khô. Nhưng mình đã dùng cốt này làm Mousse, để tủ lạnh cả 2 ngày vẫn thấy ngon lành.


Nguồn Linh Trang
 
BanhMiHokkaido.jpg

BÁNH MÌ SỮA HOKKAIDO (HOKKAIDO MILKY BREAD)



Dụng cụ: 2 khuôn loaf hoặc 2 khuôn bánh mì gối dài 25cm

Nguyên liệu
  • 540gram bột làm bánh mì (bread flour)
  • 60gram bột làm bánh ngọt (cake flour)
  • 10gram men instant (instant yeast)
  • 30gram sữa bột
  • 80gram đường
  • 1.5 thìa cafe (8gr) muối
  • 1 trứng gà (60gram/quả cả vỏ)
  • 250gram sữa tươi không đường
  • 150gram kem tươi (whipping cream)
Ghi chú:

– Nếu không tìm được hai loại bột bánh mì và bột bánh ngọt, có thể dùng hoàn toàn bột bánh mì hoặc thay thế tổng lượng bột bằng bột mì đa dụng (all purpose flour).

– Đong thêm khoảng 20gram bột bánh ngọt để làm bột áo (nếu nhồi bột bằng tay)


Lưu ý

1. Hâm nóng sữa tươi, sao cho sữa ở nhiệt độ khoảng 35 – 40 độ C (không được nóng hơn, sẽ làm chết men hoặc yếu hoạt động của men). Cho 5gram đường và toàn bộ số men vào sữa, dùng đũa gỗ khuấy đều. Sau khoảng 5-10 phút sẽ thấy men nở tạo mảng, hơi giống với gạch cua như trong hình dưới. Nếu men không nở thì có hai khả năng, hoặc là men có vấn đề, hoặc là sữa quá nóng làm chết men, nên bỏ đi và chuẩn bị lại từ đầu.



2. Cho bột làm bánh mì, bột làm bánh ngọt, sữa bột, đường và muối vào âu trộn. Dùng phới lồng trộn đều.



3. Trong một âu khác cho trứng và kem tươi vào, quấy đều. Cho phần sữa có men vào trộn đều.

4. Từ từ cho hỗn hợp trứng sữa ở (3) vào âu bột ở (2). Dùng thìa trộn đều cho các nguyên liệu hòa quyện. Sau khi trộn xong ta sẽ có một hỗn hợp bột rất lổn nhổn như thế này.



5. Nhồi bột:

A. Nhồi bột bằng tay:

– Phủ một chiếc khăn ẩm hoặc nilon lên mặt âu. Để bột nghỉ khoảng 20 – 30 phút. Bước này sẽ giúp bột hấp thụ nước, hình thành một phần Gluten, giúp cho việc nhồi bột tiếp theo dễ dàng và bột ít bị dính, ướt hơn.

– Đổ bột ra mặt bàn có phủ một lớp bột áo mỏng. Nhào bột trong khoảng 30 – 40 phút đến khi có một khối bột dẻo mịn, đàn hồi, không dính tay (hoặc nhào bằng máy trong thời gian tương tự), ấn thử gón tay lên mặt bột sẽ thấy phồng trở lại.




Bột làm bánh mỳ Hokkaido khá ướt. Khi nhồi cần phải kiên trì. Có thể dùng bột áo nhưng nên dùng ít một, tránh cho quá nhiều từ giai đoạn đầu, sẽ làm bột bị khô, bánh sẽ kém mềm mại và xốp.Lưu ý là thời gian nhồi sẽ phụ thuộc vào kĩ thuât nhồi của các bạn. Như hồi đầu tiên mình học làm bánh mì thì nhồi cả khối bột này khá lâu, mất tầm 30 – 35 phút, giờ thì nhanh hơn nhiều, khoảng 20 – 25 phút thôi. Nên nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì cố gắng kiên nhẫn nhé.

B. Nhồi bột bằng máy: Cho toàn bộ phần bột vào máy trộn. Chạy máy ở tốc độ thấp nhất cho tới khi bột hòa quyện thành một khối thì tăng lên tốc độ vừa, nhồi khi khối bột dẻo mịn, đàn hồi, ấn thử vào khối bột sẽ thấy vết lõm phồng trở lại. Lưu ý tránh nhồi quá nhiều sẽ làm hỏng sợi Gluten.

6. Ủ bột (lần 1): Dùng một chiếc âu hoặc bát to, quét 1 lớp dầu ăn mỏng lên đáy và thành âu. Cho khối bột vào âu, lật mặt khối bột để dầu ăn bao đều quanh cả khối bột. Dùng khăn ẩm hoặc nilon bọc kín âu. Ủ bột ở nhiệt độ phòng (25 – 32 độ C) đến khi bột nở gấp đôi.



Ghi chú: Không có thời gian ủ cố định vì tùy theo nhiệt độ ủ mà bột có thể nở nhanh hay chậm. “Bột nở lớn gấp đôi” là căn cứ tốt nhất. Ngoài ra, các bạn có thể kiểm tra bột ủ đạt bằng cách dùng 2 ngón tay cắm vào khối bột, sâu khoảng 1-2cm, nếu vết lõm giữ nguyên là bột đã ủ đủ, nếu vết lõm phồng trở lại thì cần phải ủ thêm.

7. Tạo hình: Sau khi bột đã nở gấp đôi thì dùng mu bàn tay để “đấm” nhẹ hay ép nhẹ cho khí trong khối bột thoát ra ngoài. Lấy bột ra, nhào bằng tay lại sơ qua trong khoảng 1-2 phút.

Ở đây, tùy theo mục đích sử dụng mà các bạn có thể tạo hình bột phù hợp.

Dưới đây mình xin giới thiệu cách tạo hình cho khuôn loaf với nhiều múi nhỏ. Mình làm 1/2 công thức, vừa đủ cho 1 khuôn loaf dài 25cm. Sau khi nhồi sơ qua thì mình cân lại và chia bột thành 4 phần (mỗi phần nặng khoảng 140 gram).

Ở bước này, bột rất mịn và không hề dính (nếu quá dính có thể dùng thêm bột áo). Các bạn dùng cây cán bột, cán từng phần thành hình chữ nhật mỏng. Khi cán bột có thể sẽ co lại, đây là hiện tượng bình thường. Cách tốt nhất là cán bột lần lượt cho cả 4 phần, để bột nghỉ khoảng 2 – 3 phút cho sợi Gluten có thời gian “thư giãn”. Rồi quay về cán từng phần mỏng hơn và tạo hình, bột sẽ đỡ co hơn.

Tạo hình từng miếng bột như sau: Cuộn miếng bột theo chiều dọc của hình chữ nhật (hoặc gấp từng 1/3 hay 1/4 miếng bột). Ta sẽ có một “cuốn bột” như trong hình dưới



Cán dẹt cuốn bột rồi cuộn lại để tạo thành viên bột như hình dưới



Làm đến hết rồi đặt các viên bột vào khuôn. Nếu khuôn không chống dính thì nên quét một lớp bơ hoặc dầu ăn trong thành khuôn để bánh không bị dính vào khuôn.



8. Ủ bột lần 2: Ủ bột ở nơi ấm áp & ẩm, đến khi bột nở gấp đôi. Mình ủ trong lò nướng bằng cách bật lò ở 50 độ C trong khoảng 3 phút rồi tắt đi. Đặt thêm 1 cốc nước sôi vào trong lò để giữ ẩm, tránh cho mặt bánh bị khô. Nhiệt độ nên ở khoảng 33 – 38 độ C, không được nóng hơn, sẽ làm men hoạt động chậm hoặc chết.

Làm nóng lò trước khi nướng bánh ở 15 phút, nhiệt độ 170 độ C (hai lửa). Vì cần làm nóng lò trước, nên khi bột nở khoảng 70-80%, các bạn có thể bật lò. Đến khi lò đủ nóng thì bánh cũng ủ vừa đủ. (Nếu ủ bánh trong lò thì phải lấy bánh ra rồi mới bật lò nhé).

9. Nướng bánh ở 170 – 175 độ C trong khoảng 30 – 40 phút, đến khi bánh chín vàng mặt. Nếu mặt bánh vàng sớm thì có thể dùng giấy bạc che cho mặt bánh khỏi bị cháy. Không nên nướng ở nhiệt độ thấp hơn vì có thể sẽ làm cho vỏ bánh bị dày.



10. Bánh chín lấy ra khỏi khuôn. Để mặt bánh bóng đẹp và thơm, có thể quét một lớp bơ (đã đun chảy) lên mặt bánh, hoặc quét kem tươi (quét từng chút một để có thời gian thẩm thấu).



Có thể dùng khi bánh còn ấm nóng. Nhưng nếu muốn cắt lát theo kiểu bánh mì gối thì phải đợi bánh nguội hẳn mới cắt, nếu không bánh sẽ dễ bị bết, dính trong ruột.
--------------------------------------------------------------------------
Hokkaido mini buns nhân cream cheese nướng và chiên

HokkaidoMini1.jpg






Cách làm:

Mình dùng 1 nửa công thức bánh mì Hokkaido (làm được khoảng 25 bánh nhỏ). Sau khi ủ xong lần 1 thì lấy ra nhồi sơ qua rồi chia thành các viên nhỏ, mỗi viên khoảng 15 – 17 gram bột. Vê tròn, cán dẹt thành hình tròn rồi cho cream cheese vào giữa. Gói lại, vậy là xong. Một vài lưu ý khi gói là:

– Mép bột cán mỏng hơn để sau khi gói nhân nằm ở chính giữa

– Nếu bột co lại, sau khi dàn bột thành hình tròn, để bột nghỉ khoảng 5 phút (trong thời gian đợi thì đi cán các miếng tiếp theo). Sau khi bột nghỉ, sợi gluten được “thư giãn”, các bạn có thể cán tiếp thành hình tròn rộng hơn.

– Khi gói không để cream cheese dính vào mép bột, và cần dính mép bột thật kĩ, tránh cho bánh bị nứt vỏ trong quá trình chiên/ nướng.

Bánh sau khi nặn xong ủ lần 2 rồi đem rán hoặc nướng tùy thích. Nếu muốn mặt bánh bóng vàng đẹp hơn, có thể đánh tan trứng với ít nước, dùng chổi quét đều lên mặt bánh rồi rắc ít vừng (mè). Với bánh loại nhỏ thế này, nướng ở nhiệt độ 165 – 170 độ C trong khoảng 12 – 15 phút là vừa đẹp (lò nướng cần phải làm nóng trước nhé). Bánh sẽ nở thêm trong lò nên khi xếp bánh vào khay, các bạn nhớ chừa khoảng cách khoảng 2 – 3cm để bánh không bị dính vào nhau và giữ được hình dáng tròn trịa.



Chiên thì nhanh hơn, chỉ cần đợi dầu sôi, hạ lửa vừa, rồi cho bánh vào rán tầm 3 phút. Nhưng trong quá trình rán bánh cần lật bánh liên tục và dìm bánh xuống dầu để bánh nở đều và vàng đều các mặt. Sau khi bánh chín các bạn nên chuẩn bị giấy hút dầu, để hút bớt dầu thấm bên ngoài bánh, ăn sẽ đỡ ngấy hơn.



Bánh nướng có thể bảo quản trong túi kín, dùng trong khoảng 2 – 3 ngày. Bánh rán thì ngon nhất là ăn ngay sau khi rán xong, nếu không có thể để sang ngày hôm sau.



Nguồn Linh Trang


 
Đúng như tên gọi, Black Forest cake đến từ khu rừng đen của nước Đức và nó luôn có mặt trong top những chiếc bánh ngọt ngon nhất châu Âu. Chiếc bánh như một bữa tiệc thu nhỏ với chocolate đắng hảo hạng, những trái cherry chua tươi ngon và tất cả dường như tan chảy trong vị kem tươi ngọt ngào. Nồng nàn, quyến rũ và đầy mê hoặc, tất cả nguyên liệu đã hòa quyện một cách đầy ấn tượng. Chiếc bánh như một món quà đặc biệt mà nước Đức dành cho các tín đồ ẩm thực trên toàn thế giới!



Nguyên liệu làm Black Forest cake
  1. Phần cherry
– 700ml siro anh đào chua (đã bỏ hạt)

– 4 tablespoons (60ml) rượu Cherry Brandy là tốt nhất (có thể thay thế bằng rượu Kirsch)

– ¼ cup (50g) đường trắng

  1. Phần chocolate Genoise
– 3 tbsp (42g) bơ nhạt nấu chảy

– ½ cup (60g) bột mì

– ¼ tsp (1.25g) muối

– 1/3 cup (30g) bột ca cao

– 4 quả trứng to

– 2/3 cup (135g) đường trắng

– 1 tsp (5ml) vani

  1. Phần kem phủ
– 2.5 cups heavy whipping cream (kem tươi có 35% chất béo)

– 1 tsp (5ml) vani

– 3 tbsp (45g) đường trắng

Cách làm Black Forest cake
  1. Phần cherry
– Trút cherry khỏi phần nước. Đặt anh đào trong một chiếc bát, thêm với 2 muỗng canh rượu Cherry Brandy. Bọc kín bát bằng màng bọc thực phẩm và đặt sang một bên.

– Cho 1 cup (240 ml) siro anh đào vào trong một cái chảo nhỏ cùng với đường, và đun cho đến khi đường tan, hỗn hợp sánh đặc. Tắt bếp rồi thêm 2 muỗng canh rượu Cherry Brandy rồi để nguội.



  1. Phần chocolate Genoise
– Bật nóng lò ở 180○C (350○F). Quết một lớp bơ lên mặt khuôn hoặc tấm giấy lót tròn có đường kính 23cm để chống dính.

– Cho bột mì, muối và bột ca cao vào bát và rây mịn.



– Dùng một chiếc bát cách nhiệt, đánh đều trứng với đường và đun cách thủy, liên tục đánh đều hỗn hợp khoảng 5 phút. Để nguội hỗn hợp. Dùng máy đánh hỗn hợp trứng ở tốc độ cao đến khi hỗn hợp dày lên, thêm vani và tiếp tục trộn đều.



– Sau đó lọc lấy 1/3 hỗn hợp và dùng máy đánh đều. Phần hỗn hợp còn lại cho thêm vào 1 cup bột mì và bơ chảy, trộn đều để được một hỗn hợp sáng mịn.

– Đổ hỗn hợp vào khay và nướng khoảng 20 – 25 phút. Dùng một chiếc tăm xiên vào phần giữa bánh, nếu rút ra tăm vẫn sạch và bánh bắt đầu co lại thì lấy ra để nguội.




Lưu ý: Lớp bột bánh này có thể giữ được hai ngày ở nhiệt độ thường hoặc 1 tháng nếu để đông lạnh.




  1. Phần trang trí
– Trộn đều kem tươi, vani, đường và khuấy đều đến khi các nguyên liệu quyện vào nhau, mịn và bóng. Để vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút, sau đó tiếp tục dùng máy đánh ở tốc độ cao đến khi hỗn hợp bắt cứng. Cho vào túi bắt kem để chuẩn bị trang trí.



– Bào mỏng chocolate và giữ trong tủ lạnh.



  1. Hoàn thiện bánh
– Dùng dao sắc cắt cốt bánh theo chiều ngang thành hai lớp. Lật lớp trên cùng của bánh bỏ ra, dùng 60ml siro cherry rưới đều lên mặt bánh bên dưới. Phết đều một kem dày khoảng 2 – 3cm lên mặt bánh. Xếp quả cherry kín mặt kem.



– Tiếp tục rưới 60ml siro cherry lên mặt bánh rồi đặt miếng bánh lên trên lớp cherrv, quay mặt rưới nước siro xuống dưới. Sau đó phết đều chỗ kem còn lại lên toàn bộ bánh. Rắc chocolate nạo mỏng lên mặt kem.

– Dùng túi bắt kem tạo các hình bông hoa hoặc hình mà bạn thích lên mặt bánh, Trang trí thêm với cherry và chocolate nạo thành sợi mỏng. Để bánh trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất vài giờ hoặc qua đêm trước khi thưởng thức.



Chúc các bạn thành công với bánh Black Forest cake!

Xin lỗi vì video đã bị hỏng!
 
Những chiếc bánh Macarons tròn nhỏ xinh xắn là một biểu tượng của nền văn hóa ẩm thực Pháp. Bánh Macarons với lớp lớp vỏ giòn thơm cùng phần nhân ngọt ngào hẳn sẽ làm bạn thích mê luôn đấy! Cùng lambanh365.com vào bếp học cách làm bánh Macarons đơn giản đúng kiểu Pháp này ngay thôi nào!







Nguyên liệu làm bánh Macarons
Phần vỏ bánh:

– 60gr lòng trắng trứng.

– 30gr đường.

– 1gr muối.

– Màu đỏ thực phẩm.

– 60gr bột hạnh nhân rây mịn.

– 90gr đường bột rây mịn.

Phần nhân bánh:

– 40gr chocolate trắng.

– 14gr bơ nhạt.

– 30ml whipping cream.

– Tinh chất dâu tây.

Dụng cụ làm bánh Macarons
– Tô.

– Máy đánh trứng.

– Túi bắt kem.

– Khay nướng.

– Lò nướng.

– Giấy nến.

– Lò vi sóng.

Cách làm bánh Macarons
Bước 1:

– Cho lòng trắng trứng cùng đường vào 1 cái tô lớn, sau đó dùng máy đánh trứng để đánh bông hỗn hợp lên.



Bước 2:

– Cho 2 giọt màu thực phẩm (màu đỏ) vào tô hỗn hợp trứng đường đã được đánh bông.



– Sau đó tiếp tục dùng máy đánh trứng để đánh cho hỗn hợp chuyển hoàn toàn sang màu hồng.



Bước 3:

– Cho bột hạnh nhân và đường bột vào tô hỗn hợp ở bước 2. Sau đó trộn đều cho đến khi thu được 1 hỗn hợp mịn, không quá lỏng cũng không quá sệt là được.



Bước 4:

– Đổ hỗn hợp bột đã trộn vào túi bắt kem.



Bước 5:

– Bắt bột lên khay nướng đã lót sẵn giấy nến rồi để yên khoảng 1 tiếng trước khi nướng.



Bước 6:

– Đặt khay bánh vào trong lò, nướng ở nhiệt độ 150 độ C trong vòng 13 phút.



Bước 7:

– Trong khi chờ nướng vỏ bánh thì tranh thủ làm phần nhân bánh nhé!

– Bạn cho chocolate trắng, bơ nhạt và whipping cream vào 1 cái tô thủy tinh chịu được nhiệt, sau đó đặt tô hỗn hợp này vào lò vi sóng ở mức nhiệt cao nhất và quay trong 2 phút.



Bước 8:

– Quay đủ thời gian cho các nguyên liệu tan chảy thì lấy ra khỏi lò, thêm vào hỗn hợp 2 giọt màu thực phẩm (màu đỏ) và khuấy đều.



Bước 9:

– Cho tiếp 2 giọt tinh chất dầu tây vào hỗn hợp ở bước 8, khuấy đều rồi cho hỗn hợp vào tủ lạnh khoảng 30 phút. Sau 30 phút thì trút hỗn hợp nhân vào túi bắt kem.



Bước 10:

– Bắt phần nhân kem vào lớp vỏ bánh Macarons đã nướng, sau đó lấy 1 miếng vỏ bánh khác kẹp lại là hoàn thành!



Chúc các bạn thành công với cách làm bánh Macarons này nhé!

Xem video hướng dẫn cách làm tại đây:

Sorry, video is deleted.
 
Những chiếc bánh Macaron đến từ Pháp – xứ sở của tình yêu trông thật đẹp và hương vị cũng thật thơm ngon khó cưỡng. Tuy nhiên, giá thành của Macaron lại không rẻ chút nào. Cùng lambanh365 học cách làm bánh Macaron siêu ngon mà lại tiết kiệm được một số tiền kha khá đấy nhé! Bắt đầu thôi nào!





Nguyên liệu làm bánh macaron:
– 4 lòng trắng trứng lớn

– 1/3 cup đường

– 1 ½ cup icing sugar ( đường bột)

– 1 cup bột hạnh nhân

– 2g muối

– Phẩm màu thực phẩm tùy thích

Nguyên liệu làm phần nhân Ganache

– 100g socola chẻ nhỏ

– 30ml kem tươi

Cách làm bánh Macaron :
– Làm nóng lò ở nhiệt độ 150 độ C

– Dùng máy đánh trứng đánh đường và trứng cho bông cứng đến độ dốc bát xuống mà trứng không bị chảy xuống thì đánh tiếp 1-2 phút nữa sau đó thêm phẩm màu vào đánh tiếp khoảng 20 giây.


– Rây bột hạnh nhân, icing sugar, muối 2 lần cho thật mịn rồi trộn chung với phần trứng đã đánh. Dùng phới trộn hỗn hợp khoảng 30-50 lần. Hỗn hợp của các bạn phải thật mịn và không bị nhão mói đạt yêu cầu nhé! Nếu đánh quá kĩ, bánh macaron của bạn sẽ bị xẹp còn không đánh đủ thì bề mặt macaron không được mịn đâu!


– Dùng túi bóp kem, chia bột thành từng hình tròn nhỏ lên khay nướng có lót sẵn giấy thấm dầu.


– Nướng bánh khoảng 15-20 phút rồi để bánh ra ngoài trong khoảng 10 phút cho đến khi nguội hẳn thì mới phết nhân cho macaron nhé!

Cách làm phần nhân Ganache



– Đun sôi kem và đổ kem nóng vào socola. Để nguyên như vậy 1 phút rồi khuấy đều. Nếu kem không đủ nóng để làm socola tan hết thì bạn bỏ ganache vào lò vi sóng khoảng 20 giây rồi khuấy cho đều, mịn nhé. Để Ganache nguội rồi mới phết vào macaron nha!


Các bạn cũng có thể thay thế bằng các loại nhân bạn bạn yêu thích như kem tươi, mứt,… sẽ rất hấp dẫn và độc đáo đó nha. Các thành viên trong gia đình bạn sẽ mê tít cho mà xem!

Chúc các bạn thành công với công thức làm bánh macaron này!
 
Những chiếc bánh Pavlova xinh đẹp không hề có một chút bột mì nào thường được dung kèm các loại quả chua để cân bằng lại độ béo ngậy. Món bánh Pavlova cũng rất thích hợp vơi các bạn đang theo chế độ ăn Low-carb đấy, nếu các bạn đang theo chế độ này thì thay đường thường bằng đường ăn kiêng và bớt đi phần cream nhé! Đảm bảo sẽ vô cùng thơm ngon và hấp dẫn đấy!








Cách làm bánh Pavlova

– 4 lòng trắng trứng lớn, để ở nhiệt độ phòng

– 1 nhúm muối

– 1 ¼ cup + 2 tbsp đường xay

– 2 tsp tinh bột ngô

– 1 tsp giấm trắng

– 1/8 tsp tinh chất vani

– Nước cốt nửa quả chanh

– 1 cup heavy whipping cream để lạnh

– Các loại hoa quả có vị chua như berry, kiwi

– Dâu tây

Cách làm bánh Pavlova
– Làm nóng lò ở nhiệt độ khoảng 180 độ C. Lót giấy cho khay nướng bánh.

– Dùng máy đánh trứng đánh lòng trắng trứng với muối đến khi có đỉnh mềm. Đánh thêm vào trứng 1 ¼ cup đường, cách bạn chỉ cho từng chút đường một vào trứng thôi nhé!

– Đến khi hỗn hợp trứng của chúng ta bông cứng và mịn như kem marshmallow thì rây bột ngô, thêm giấm và vani rồi trộn qua cho các hỗn hộp đều với nhau.



– Múc trứng lên khay nướng, khéo léo tạo thành khối như hình.



– Cho bánh vào lò và lập túc hạ nhiệt độ lò xuống 150 độ C. Nướng bánh trong một giờ rồi tắt lò và cứ để bánh trong lò như vậy đến khi bánh thật nguội mới lấy ra ( khoảng 2 giờ)



– Cắt dâu tây làm bốn. Trộn dâu tây với nước cốt chanh và 1 tbsp đường còn lại. Đậy dâu lại, để trong tử lạnh hoặc nhiệt độ phòng cho dâu ngấm trong lúc chúng ta hoàn thành nốt chiếc bánh.

– Đánh heavy cream với 1 tbsp đường đến khi kem bông cứng. Phết kem lên mặt bánh, trải phần dâu vừa chuẩn bị lên phía trên và đặt các loại quả khác lên trên cùng.



Chúc các bạn ngon miệng với món bánh Pavlova này!
 
Bánh carac là một loại bánh ngọt có màu xanh lá cây, đến từ Thụy Sĩ. Cùng lambanh365.com chinh phục chiếc bánh Carac dễ thường này nhé!









Nguyên liệu làm bánh Carac
Phần bánh

-1 cup bột mì

– ½ cup hạnh nhân

– ½ cup đường bột

– 8 tbsp bơ mềm

– 1 lòng đỏ trứng gà

– 1 tbsp nước lạnh

– 1 nhúm muối

Phần kem ganache

-210g socola đen ( 50% cacao)

– 4 tbsp sữa

– 4 tbsp bơ

Phần kem phủ

-1 cup đường bột

– 2 giọt phẩm màu thực vật xanh lá cây

– 2 tbsp nước lạnh

Cách làm bánh Carac






Phần bánh

– Dùng máy đánh trứng đánh bột và bơ, khi bột và bơ đã hoàn toàn hòa trộn với nhau thì thêm đường bột vào và tiếp tục đánh bột.

– Thêm lòng đỏ trứng, nước và muối và tiếp tục trộn đều đến khi hỗn hợp thật mịn. Bỏ bột ra phản và nhanh tay nhào bột nhưng không nên nhào bột quá kĩ.

– Nặn bột thành một khối tròn và để bột nghỉ trong tủ lạnh ít nhất 2 giờ ( nếu có thể bạn hãy để bột qua đêm nhé!)

– Làm nóng lò ở nhiệt độ 177 độ C.

– Rắc một chút bột khô lên mặt phẳng làm bánh và nhào bột lại lần nữa, phết bột vào những chiếc khuôn tròn nhỏ.

– Nướng bánh từ 15-20 phút.


Phần kem ganache


– Trộn sữa, socola và bơ trong một chiếc xoong nhỏ, bắc xoong lên bếp, đun với lửa vừa và khuấy nhẹ.

– Khi socola bắt đều chảy và hỗn hợp đồng nhất, hết lợn cợn thì tắt bếp, đẻ hỗn hợp nguội 15 phút.

– Đổ Ganache vào những chiếc đế bánh và để tủ lạnh khoảng 2 giờ.


Phần kem phủ:


– Trộn đường bột, phẩm màu và nước. Dùng thìa khuấy đến khi thu được một hỗn hợp đặc. Các bạn nhớ cân đo đúng tỉ lệ theo công thức nhé!

– Đổ phần kem phủ lên những chiếc bánh đã để nguội trong tủ lạnh lúc trước.



– Để ở nhiệt độ phòng 1 giờ cho kem phủ cứng lại.





Vậy là bạn đã hoàn thành món bánh Carac rồi đấy!
 
Chi tiết cách làm chiếc bánh lamington nhỏ xinh của nước Úc

Để làm bánh lamington, bạn cần:

Phần bánh:
- 150g bột mì đa dụng
- 35g bột ngô
- 25g bơ
- 130ml nước sôi
- 150g đường cát
- 4 quả trứng (để nhiệt độ thường)

Phần trang trí:
- 270g dừa sấy
- 375g đường bột
- 30g bột cacao không đường
- 90ml sữa tươi
- 50ml nước sôi
- 20g bơ

Cách làm bánh lamington như sau:

lamington-1-56f3e.jpg


Bước 1:

- Đầu tiên, bạn rây bột mì và bột ngô cùng với nhau cho thật mịn.

- Bạn cho bơ và nước sôi vào với nhau rồi để bơ tan chảy hoàn toàn.

lamington-2-56f3e.jpg


Bước 2:

- Cho trứng vào tô rồi đánh bằng máy đánh trứng trong khoảng 4 phút, đến khi trứng chuyển màu nhạt và có độ xốp.

lamington-3-56f3e.jpg


Bước 3:

- Cho dần dần đường cát vào trong lúc đánh, tiếp tục đánh trong khoảng 8 phút nữa cho đến khi trứng xốp gấp đôi.

lamington-4-56f3e.jpg


Bước 4:

- Rây một ít hỗn hợp bột từ bước 1 vào hỗn hợp trứng vừa đánh, chú ý dùng phới trộn nhẹ để trứng không mất độ bông. Từ từ rây dần tất cả lượng bột vào tô với trứng.

lamington-5-56f3e.jpg


Bước 5:

- Tiếp theo, bạn trộn cả phần bơ tan chảy vào nữa nhé!

lamington-6-56f3e.jpg


Bước 6:

- Lót sẵn giấy nến cho khay bánh dài, làm nóng lò ở 180 độ C.

- Đổ hỗn hợp bột bánh vào khay rồi cho vào lò nướng trong khoảng 20-25'. Khi nướng xong, bạn lấy bánh ra rồi để bánh nghỉ trong khay khoảng 4', sau đó nhẹ nhàng lấy bánh ra khỏi khay rồi để nguội bớt.

lamington-7-56f3e.jpg


Bước 7:

- Cắt bánh thành từng miếng vuông đều nhau.

lamington-8-56f3e.jpg


Bước 8:

- Để làm phần icing trang trí bánh, bạn cho bơ và nước sôi với nhau rồi để cho bơ tan hết. Khi bơ đã tan, bạn thêm bột cacao vào rồi khuấy đều cho đến khi hết lợn cợn.

- Thêm sữa tươi và đường bột vào rồi trộn đều cho đến khi hỗn hợp thật mịn.

- Để chuẩn bị lớp áo cho bánh, bạn để sẵn tô chocolate và cho dừa sấy ra đĩa, chuẩn bị thêm cả khăn sạch để tiện lau.

- Nhúng bánh qua 1 lớp chocolate, bạn chú ý chỉ nhúng vừa đủ để chocolate áo qua bánh, không nên để lâu.

lamington-9-56f3e.jpg

Bước 9:

- Tiếp theo, bạn áo 1 lớp dừa sấy đều qua các mặt miếng bánh. Lần lượt lặp lại với những miếng bánh còn lại.

Món bánh lamington bé xinh của bạn đã hoàn tất rồi!

lamington-sp1-56f3e.png

Bánh sẽ có độ xốp mềm hấp dẫn của sponge cake, cộng thêm phần vỏ chocolate và dừa sấy vô cùng quyến rũ.

lamington-sp3-56f3e.jpg

Khi ăn bánh lamington, bạn nhớ chuẩn bị cả 1 cốc trà nóng để nhâm nhi nữa nhé!

lamington-sp4-56f3e.jpg

Bạn có thể thử sức với công thức lamington 2 lớp kẹp chocolate cũng rất hay ho đấy!

lamington-sp5-56f3e.jpg

Cùng bắt tay làm thử ngay thôi!


Nguồn: about.com
 
Bánh Prinzregententorte là loại bánh kem có nhiều lớp. Nhiều lớp bánh đã giúp bánh Prinzregententorte mềm mại và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, cách làm món bánh này lại không quá cầu kì như các bạn nghĩ đâu nhé !



Nguyên liệu làm bánh Prinzregententorte
Phần bánh:

-1 cup bơ

– 4 quả trứng gà

– 1 cup đường

– 2 tsp vani

– 2 ½ tsp baking powder

– 3 ½ cup bột mì

– 1 2/3 cup sữa

– ½ tsp muối

Phần Buttercream

-270g bơ

– 180g đường bột

– 3 lòng đỏ trứng

– 120g socola đun chảy, để nguội.

Phần Ganache

-120 g socola chẻ nhỏ

– ½ cup heavy cream


Cách làm bánh Prinzregententorte

– Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 190 độ C. Chống dính cho khay nướng bánh mì

– Để trứng và bơ ở nhiệt độ phòng 30 phút

– Đánh bơ trong một chiếc bát lớn khoảng 1 phút. Thêm đường và tiếp tục đánh 1 phút nữa.

– Cho từng quả trứng vào bơ, mỗi khi cho 1 quả trứng lại đánh bơ them một lần, thêm vani.

– Rây bột mì, baking powder và muối và bơ, trộn đều. Thêm sữa và tiếp tục đánh hỗn hợp 1 phút nữa.


Cách làm bánh Prinzregententorte 1, cach lam banh Prinzregententorte 1

– Đổ hỗn hợp bột vào một chiếc khuôn bánh cỡ trung bình. Nướng bánh khoảng 10 phút. Dùng tăm để thử bánh, nếu bánh chưa chín thì nướng them một chút nữa.

– Để bánh nguội khoảng vài phút thì lấy bánh ra khỏi khuôn, đẻ bánh nguội hoàn toàn rồi cắt bánh thành các lớp.

Phần buttercream socola



-Làm chảy socola với phương pháp đun cách thủy.

– Đánh bơ khoảng 3-5 phút cho bơ bông rồi fold đường bột và long đỏ trứng vào, mỗi lần them một nguyên liệu lại dung máy đánh trứng đánh them một lần. Hỗn hợp của bạn phải thật bông mới đạt yêu cầu nhé!

– Từ từ fold socola đã đun chảy vào trứng.



– Phết kem bơ vào các lớp bánh trừ lớp đầu.




Kem phủ Ganache


– Đun sôi heavy cream, các bạn chỉ để cream vừa sôi lăn tăn thôi nhé.

– Đổ cream nóng vào phần socola đã chẻ nhỏ và khuấy đều tay đến khi socola tan hết. Để kem của chúng ta nguội một chút.

– Phết kem lên chiếc bánh.



Vậy là món bánh Prinzregententorte của chúng mình đã hoàn thành rồi!
 
Tớ nghĩ bạn nào fan DC cũng biết loại bánh này, vì nó gắn liền với ...
Ai trả lời được nào?
Theo kiểu truyền thống, người ta thường làm bánh Baumkuchen bằng cách nướng bánh trên một trụ ống dài. Người thợ sẽ bôi đều lớp bột bánh xung quanh trụ, bánh sẽ được nướng chín trước khi bôi lớp bột mới lên. Một chiếc bánh Baumkuchen thông thường bao gồm 15 đến 20 lớp bột và nếu được nướng theo kiểu truyền thống trên trụ, bánh Baumkuchen có thể cao đến 1m. Với cách làm cầu kì và hương vị thơm ngon, Baumkuchen xứng đánh với danh hiệu: “Vua của các loại bánh ngọt”!



Nguyên liệu làm bánh Baumkuchen
  1. Phần bột bánh
– 10 quả trứng lớn đã tách riêng lòng trắng và lòng đỏ

– 100g bơ nhạt

– 1 quả chanh vàng lớn nạo vỏ

– 1 teaspoon vanilla

– 150g bột mì đa dụng, rây mịn

– 65g bột ngô, rây mịn

– 6 tablespoons mứt mơ

– 1 ít dầu ăn để chống dính

2. Phần lớp phủ vanilla

– 250g đường bột

– 1 tablespoon rượu rum

– ½ teaspoon vanilla

– 1 – 2 tablespoon sữa tươi

Cách làm bánh Baumkuchen truyền thống
– Sử dụng máy đánh trứng, đánh đều lòng đỏ ở tốc độ cao trong 5 phút cho đến khi trứng bông, có màu vàng nhạt, dày và mịn.



– Trong một bát khác, đánh đều bơ và đường với nhau cho đến khi được một hỗn hợp mịn, màu kem nhạt. Thêm vỏ chanh vàng xắt nhỏ và vani vào trộn đều.

– Thêm lòng đỏ trứng (đã tách hết lòng trắng) rồi đánh kỹ. Thêm bột mì và bột bắp, trộn đều tay.

– Trong một chiếc bát sạch, xoa một chút dầu vào bát, đánh đều lòng trắng trứng cho đến khi hình thành đỉnh mềm, màu trắng sáng, bóng, mịn.

– Khuấy 1/3 số lòng trắng trứng vào bột , sau đó, nhẹ nhàng cho lòng trắng trứng còn lại vào hỗn hợp lòng đỏ trứng.



– Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ cao. Bôi trơn ống trụ nướng bánh có chiều dài 20cm.

– Dùng thìa rải một lớp bột vào trụ nướng. Đợi khoảng 2 phút khi bánh chuyển màu vàng nâu là đã chín.

– Tiếp tục xúc một muỗng bột, rải lên trên mặt bánh ngọt vừa chín và tiếp tục nướng trong vòng ba phút, hoặc cho đến khi vàng nâu sẫm.

– Tiếp tục tạo lớp và nướng cho đến khi bạn có 20 lớp xen kẽ màu từ ánh sáng vàng-nâu đậm đến nâu vàng. (Hoặc tiếp tục cho đến khi hêt bột). Để nguội trong năm phút. Cẩn thận rút bánh ra khỏi trụ nướng.



– Đối với lớp phủ vanilla, rây đường bột vào tô. Thêm rượu rum, vani và sữa bột, khuấy cho đến khi hoàn toàn đồng nhất.



Chúc các bạn thành công với cách làm bánh Baumkuchen truyền thống!
 
“Bienenstich” trong tiếng Đức có nghĩa là “vết ong đốt”. Bienenstich được xem là một trong số những chiếc bánh cổ điển nhất của mảng ẩm thực ngọt nước Đức. Bánh thường có lớp vỏ phủ hạt hạnh nhân caramel và lớp nhân kem vanilla, buttercream hoặc kem tươi. Sự kết hợp này khiến chiếc bánh có hương vị thật tuyệt vời!



Nguyên liệu làm bánh Bienenstich cổ điển
– 1-5/8 cups bột mì đa dụng

– 1 tablespoon (15g) men khô

– 2 tablespoons (30g) đường trắng

– 1 nhúm muối

– ¾ cup sữa ấm

– 6 tablespoons (90g) bơ

– 1,5 tablespoons (22,5g) đường bánh kẹo

– 1 tablespoon sữa

– 5/8 cup hạnh nhân thái lát

– 1 tablespoon mật ong

– 1,5 cups sữa tươi

– 1/3 cup bột ngô

– 1 tablespoon đường trắng

– 1 quả trứng lớn, đánh tan

– 1 teaspoon chiết xuất hạnh nhân

– 1 cup heavy whipping cream

– ½ tablespoon (7,5g) bột cream of tartar (có bán tại các siêu thị)

Cách làm bánh Bienenstich cổ điển
– Trộn đều bột mì đa dụng, men, 2 tablespoons đường, muối, ¾ cup sữa tươi và 3 tablespoons bơ.

– Rải một lớp bột mỏng lên mặt phẳng để làm lớp bột áo. Dùng tay nhồi bột khoảng 15 – 20 phút cho tới khi khối bột trở nên dẻo và đàn hồi.

– Đặt bột vào một chiếc bát lớn rồi che kín lại bằng màng bọc thực phẩm. Ủ bột ở nơi ấm khoảng 1 giờ hoặc cho đến khi khối bột nở ra to gấp đôi lúc đầu.







– Dùng tay đấm vào khối bột để loại bỏ không khí trong bột. Dùng cán gỗ cán mỏng bột với độ dày khoảng 1-1,5 cm. Xếp bột thành một hình tròn (vừa với khuôn bánh). Đậy kín bột lại và ủ trong 30 phút.

– Đun chảy 3 tablespoons bơ với đường bánh kẹo . Thêm hạnh nhân và 1 tablespoon sữa tươi. Để nguội hỗn hợp rồi cho mật ong vào, khuấy đều. Vừa khuấy hỗn hợp vừa từ từ cho bột vào. Tiếp tục ủ bột thêm 30 phút.





– Sau đó, nướng ở 205○C (hay 400○F) trong vòng từ 20 – 25 phút hoặc đến khi lớp vỏ chuyển sang màu nâu vàng. Lấy ra và để nguội.

– Hòa tan bột ngô với một ít sữa. Trộn 1,5 cups sữa, bột ngô và 1 tablespoon đường vào một chiếc bát chịu nhiệt.

– Đun cách thủy hỗn hợp, trong lúc đun khuấy liên tục, đều tay khoảng 2 – 3 phút khi mà hỗn hợp đã dày lên.

– Thêm trứng đã đánh tan vào, khuấy hỗn hợp thêm khoảng 2 phút nữa hoặc khi hỗn hợp dày thêm.

– Để nguội và trộn đều với chiết xuất hạnh nhân. Đậy lại và để ngăn mát tủ lạnh ít nhất là 1 giờ.



– Đánh whipping cream với bột cream of tartar cho tới khi được một hỗn hợp cứng. Phết đều lên lớp vỏ bánh rồi đặt lớp vỏ hạnh nhân lên trên.

– Ăn lạnh kèm kem tươi.

– Ngoài ra bạn có thể làm bánh ở nhiều hình dạng khác:





Chúc các bạn thành công với cách làm bánh Bienenstich cổ điển!
 
Những công thức làm bánh trên mình đều sưu tầm từ blog Kenh14.com và blog lambanh360.com.
 
×
Quay lại
Top