KHÔNG BÌNH THƯỜNG LÀ BÌNH THƯỜNG CÒN BÌNH THƯỜNG LÀ KHÔNG BÌNH THƯỜNG P1

Tham gia
15/3/2024
Bài viết
0
Mùa hè của những năm 1991 dương lịch còn theo âm lịch thì là năm quý mùi của thế kỷ 20 sau Công Nguyên ở một làng quê nghèo miền núi thuộc xã Thành Tâm tiếng chim hót líu lo trên những cành cây bàng đan lá xum xuê dưới bóng mát của cây bàng là ánh nắng mặt trời chiếu sáng qua những đám cây với thứ không khí trong lành, dễ thở của vùng núi trung du khu vực đông bắc bộ mà bao quanh là dòng sông Lôi nước không được trong cho lắm, phía trên xã Thành Tâm ngày ấy nhìn quanh là sự nghèo nàn, lạc hậu đến xót xa trong lòng với những ngôi nhà thuyền trên sông mái lá và cư dân sống gần sông mà các phương tiện di chuyển hầu như là bằng thuyền, đò, bè gỗ đan và bè tre đan mà chủ yếu là người dân xung quanh khu sông Lôi là làm nghề gỗ cho công ty lâm sản bất cứ người chiến sỹ bộ đội hành quân hay người dân tứ xứ nào đi qua cũng phải đi bằng đường đò. Người dân trong làng chủ yếu là lao động làm khai thác gỗ và đi gánh cát hình thành trạng thái ở thời kỳ bao cấp được cấp phát hoặc mua thứ gì từ gạo, đường, sữa,… cũng phải đứng xếp hàng đến trùng chân, tê gối, mỏi nhừ sống lưng trước hàng chục người mới mua được. Các khu chợ gần đó thì người dân xung quanh quần áo bụi bặm, rách rưới trông chán nản, phờ phạc, uể oải cứ như cái năm 1945 vậy nào là xích lô nào là đò, phà, bè gỗ úng sông xá xung quanh ồn ào náo nhiệt, đông đúc toàn dân tộc kinh bắc và rất nhiều tiếng chuyện trò rôm rả của dân buôn cười cười nói nói, quát tháo ầm ỹ ở cái chợ tam cửu ngày đó, những người nhận trợ cấp lương thực cùng ít túi gạo, đường phát cùng khu vực là nơi cung cấp quân lương chính của công ty hậu cần 138 cứu đói toàn bộ khu vực phía bắc thời điểm ấy, xe quân đội phát lương thực xếp thành hàng, người người xếp hàng nhận từng bao gạo hoặc từng túi gạo do các quân nhân của ty lương thực miền bắc cấp phát cho mỗi người dân… Phía trên đoạn gần cầu Chả là công ty Lâm Sản Thành Tâm. Hân cô thư ký dáng vẻ gầy gò ốm yếu mắt đeo kính dày cộp, bụng chửa ễnh ra như sắp đẻ, đôi mắt đỏ ngầu lộ rõ vẻ mệt mỏi gặp Sếp Long trình sếp giải quyết công lệnh cho mấy xe gỗ lên đường xuất khẩu. Ông Long khi đó là giám đốc của ty lâm nghiệp Thành Tâm còn cấp dưới là phó giám đốc Hãn người cùng gốc kinh và quyền phó giám đốc thứ 2 của doanh nghiệp Thành Tâm là ông Xoan chồng của cô Hân thư ký là một người gốc Tày. Thở dài một tiếng khẽ rồi ông Long cũng lẩm bẩm thôi kệ giờ có trình lên ký cũng phải mai ngày kia mới quyết được mà còn ông Hãn và ông Xoan cơ mà lo gì có muốn vội cũng không được. Cái thời bao cấp quân lương nhu yếu phẩm lương thực, thực phẩm hay cái gỉ gì gi cái gì cũng xếp có khi hết ngày cũng chưa xong việc ai cũng như ai cả thôi nói đùa nói chêu là sếp vậy chứ cái thời bao cấp sếp và nhân viên như nhau. Ông Long đang duyệt lệnh ký thì cô Hân mắc đẻ ngất xỉu thế là gọi cấp cứu đưa lên viện A xã Thành Tâm đẻ ra tôi thế đấy các bạn ạ câu chuyện bắt đầu khi tôi ra đời … Hơi ngáo ngơ bơ vơ một chút nhưng cũng phải ôn lại lịch sử nơi ta sinh ra và lớn lên chứ đúng không nào và câu chuyện ly kỳ,lãng mạn, kỳ tích, bí ẩn, siêu nhiên, siêu kinh điển của tôi ra đời và bắt đầu nhé hé hé hé hé hé ……
( Oe oe !!!, oe oe !!! , oe oe !!! ) như tiếng mèo kêu nhưng lại là tiếng trẻ con khóc khi mà mẹ tôi bà Hân bà mẹ bế tôi trên tay với tiếng ru ầu ơi quen thuộc “ À ý à à ơi, À ý à à ời con cò con ngủ cho ngoan ý à để mẹ đi cấy à ời … à ơi ’’ .Ông Xoan ba tôi thì chắc đang vội vội vàng vàng chạy hộc tốc hốc gan lên viện xem thằng bé con ông ta thế nào rồi. Hồi đó, gia đình tôi gồm ba, má và tôi ở trong khu trọ tập thể của công ty lâm sản Thành Tâm. Khi ấy tất cả đội ngũ công nhân và cán bộ công nhân viên của toàn bộ nhà máy đều ở khu tập thể cũ nát lùm xụp, nóc nhà còn bị dột mỗi khi mưa còn phải mang chậu và xô ra hứng nước để sinh hoạt còn lại là chủ yếu nguồn nước là nước giếng. Tôi thì nằm trên cái nôi em bé bằng nhựa có cái chuông gió đu đu mỗi khi có gió là nó lại reng reng khiến tôi bật cười khành khạch, xung quanh khu tập thể là bãi gỗ gần sông Lôi mà chuyển gỗ thời đó hầu hết toàn kéo bè theo đường sông chứ ít khi vận chuyển bằng đường xe tải vì còn xét ký nhiên liệu và công lệnh khá mất thời gian mới vận chuyển được, đây có lẽ là lời kể của một ai đó đã từng làm tại ty lâm sản xã Thành Tâm thời bấy giờ chứ tôi thì mới ra đời biết gì đâu kể xung quanh đại khái câu chuyện cho các bạn biết từ bãi bè sông Lôi tới ty Lâm Sản cho tới cầu Chả cũ là hết phần mở đầu câu chuyện rồi chung chung lại chủ yếu là người dân làm nghề gỗ, gánh cát và cuộc đời mình còn phần tiếp theo thì để phần tiếp theo mình kể tiếp nhé chờ nhé … hờ hờ hờ …^^
 
×
Quay lại
Top