Hướng dẫn lắp đặt khoá cáp và thiết bị đo lực căng của dây cáp thép

trangk59b

Thành viên
Tham gia
31/5/2014
Bài viết
0
Hướng dẫn lắp đặt khoá cáp và thiết bị đo lực căng của dây cáp thép

Chuyển đổi chế độ của Clê Lực

Nhìn thẳng vào mặt sau của clê Lực - Lẫy đảo chiều quay về bên trái thì đó là chế độ mở Ecu ra khỏi Bulong chữ U.

Nhìn thẳng vào mặt sau của clê Lực - Lẫy đảo chiều quay về bên phải thì đó là chế độ vặn Ecu vào Bulong chữ U.

Tiêu chuẩn thiết kế khoá cáp máy đo lực căng

Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với lực siết khoá cáp đối với từng chủng loại cáp thép !

Đối với cáp thép fi8 và fi10 : Lực siết khoá cáp theo thiết kế đảm bảo là 6kg.

Đối với cáp thép fi12 và fi13.5 : Lực siết khoá cáp theo thiết kế đảm bảo là 8kg

Khoá cáp

1 bộ khoá cáp bao gồm :

1 móc chữ U, 4 ecu và 1 bộ gông để giữ cáp thép

Quy cách bắt khoá cáp

Tại sao phải bắt khoá cáp đúng quy cách ?

Bắt khoá cáp đủ lực và đều giữa 2 Ecu trên cùng 1 khoá cáp sẽ không làm cho các ren trên thanh chữ U bị trờn ren.

Có thể siết ecu bằng cờ lê, mỏ lết.... thông thường, sau đó kiểm tra lại lực siết bằng clê Lực

Quy trình siết khoá cáp máy đo lực căng

Thành phần cơ bản của khoá cáp là một bulong chữ U 2 đầu ren. Mỗi lần chỉ được vặn ecu từ 3-5 vòng ở mỗi đầu bulong, sau đó chuyển sang vặn ecu ở đầu bên kia ( từ 3 – 5 vòng ), càng về cuối thì số vòng 1 lần siết càng giảm và số lần thay đổi đầu bulong càng tăng lên.

Ecu thứ 2 của khoá cáp chỉ được lắp sau khi ecu thứ nhất đạt được lực siết theo quy định đối với từng loại cáp. ( Khi cáp thép đã đựơc căn chỉnh lên trên cột )

Khoảng cách bắt khoá cáp trên
dây cáp thép


Khoảng cách điểm uốn cong dây cáp thép móc vào tăng đơ đến khoá cáp thứ nhất là : 100mm

Từ khoá cáp thứ 1  2 : 50mm

Từ khoá cáp thứ 2  3 : 200mm

Từ khoá cáp thứ 3  4 : 200mm

Cáp thép dư : 300mm

Đối với Lực Căng dây Cáp Thép

Sau khi bổ sung các khoá cáp tiến hành căng lại dây co. máy đo lực căng dây co được căng lại với Lực căng quy định như sau :

Dây co fi13.5 với cột H>60m : 650kg – 900kg

Dây co fi12 với cột 36m<H<60 : 400kg – 500kg

Dây co fi10 với cột 24m<H<36 : 250kg – 300kg

Dây co fi8 với cột H<24m : 200kg – 250kg


Đối với cột dây co Biển Đảo cao 102m

Cột biển đảo H =102m,6 mố co,11 tầng dây co.

Tầng dây co 14 : Lực căng sợ cáp thép theo thiết kế 700kg ( cáp fi 12 )

Tầng dây co 57 : Lực căng sợ cáp thép theo thiết kế 800kg ( cáp fi 12 )

Tầng dây co 811 : Lực căng sợ cáp thép theo thiết kế 900kg ( cáp fi 13.5 )

Quy trình căn chỉnh cột Anten dây co

1 ) Căn chỉnh ( bằng tăng đơ ) để đưa cột về trạng thái thẳng đứng

2 ) Siết khoá cáp lần 2 : Dùng clê lực siết toàn bộ khoá cáp lần thứ 2, đảm bảo toàn bộ ecrou của khoá cáp được siết với lực siết theo quy định đối với từng loại dây cáp.

Cụ thể như sau :

Siết từng tầng dây co ( cả 2 đầu trên và dưới của dây co ) từ dưới lên hoặc từ trên xuống.

Không nên tiến hành siết dây co lần 2 từ 1 tầng co bất kỳ nào để tránh khả năng bỏ sót.

Đồng chí đội trưởng thi công trực tiếp tiến hành công tác siết khoá cáp lần 2 để loại trừ khả năng bỏ sót các đầu dây co không được siết lại.

3 ) Kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột Anten, nếu cột chưa thẳng tiếp tục căn chỉnh bẳng Tăng đơ.

Quy trình bảo dưỡng máy đo lực căng

Xác nhận khối lượng công việc cần làm trước khi tiến hành công việc ( có xác nhận của Chi Nhánh tỉnh )

Hồ sơ hoàn công các hạng mục thi công.

Biên bản xác nhận khối lượng công việc đã hoàn thành.

Phiếu xuất kho vật tư.

Phiếu thu hồi vật tư nếu có.

Biên bản bàn giao cho Chi Nhánh tỉnh đưa vào sử dụng.

Các biên bản và bản vẽ liên quan.

Ảnh chụp trước khi tiến hành bảo dưỡng và sau khi tiến hành bảo dưỡng xong.

Cao trình lắp bộ gá chống xoắn

Tuỳ thuộc vào thiết kế cụ thể và từng loại tải mà cột Anten phải chịu lực mà tiến hành lắp bộ gá chống xoắn ( có thiết kế cụ thể cho từng loại trạm
 
×
Quay lại
Top