thuongchip
Thành viên
- Tham gia
- 2/12/2022
- Bài viết
- 29
Hậu sản mòn là một trong những bệnh lý hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Mẹ sau sinh bị hậu sản mòn thường mệt mỏi, sút cân, người gầy gò, da xanh xao, không có sức lực. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây hậu sản mòn giúp mẹ có cách chăm sóc sức khỏe và cách phòng tránh được hiệu quả nhất.
Ngoài ra, khi cơ thể mẹ thiếu chất dẫn tới nguồn sữa không đảm bảo nên khi con bú cũng không nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Sữa ít, nghèo dinh dưỡng khiến con bú không no, không được bổ sung đủ dưỡng chất trong giai đoạn đầu đời sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này.
Lý do gây hậu sản mòn ở phụ nữ sau sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây hậu sản mòn mà mẹ cần lưu ý bao gồm:- Do quá trình mang thai và sinh con người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả, mệt mỏi nên khiến cơ thể trì trệ, căng thẳng dẫn đến không hấp thu được dinh dưỡng, nên dù có ăn nhiều cũng không thể tăng cân.
- Tình trạng kiệt sức, mất quá nhiều máu và sức lực trong quá trình sinh con cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị hậu sản mòn.
- Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh không hợp lý, ăn uống kiêng khem không khoa học nên dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng.
- Cơ thể phụ nữ sau sinh cần một khoảng thời gian để hồi phục. Nếu như mẹ sau sinh phải suy nghĩ, làm việc quá sức hoặc làm những việc nặng, không hợp với tình trạng cơ thể cũng dẫn đến việc cơ thể bị suy nhược.
- Nhiều mẹ chưa thích nghi với lịch sinh hoạt sau khi em bé chào đời, luôn trong tình trạng thiếu ngủ, giấc ngủ không liên tục do phải chăm con, cho con bú đêm khiến cơ thể mệt mỏi dẫn đến hậu sản mòn.
Hậu sản mòn có sao không?
Hậu sản mòn không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và sự phát triển của bé. Phụ nữ sau sinh bị hậu sản mòn thường có cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh tật. Mẹ cần thời gian phục hồi kéo dài, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày cùng với đó là mệt mỏi không đủ sức để chăm sóc em bé.Ngoài ra, khi cơ thể mẹ thiếu chất dẫn tới nguồn sữa không đảm bảo nên khi con bú cũng không nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Sữa ít, nghèo dinh dưỡng khiến con bú không no, không được bổ sung đủ dưỡng chất trong giai đoạn đầu đời sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này.
Cách phòng tránh hậu sản mòn cho mẹ sau sinh
Để đề phòng hậu sản sau sinh hiệu quả, không gặp những biến chứng nguy hiểm, mẹ bỉm sữa cần chú ý đến sức khoẻ tổng thể của bản thân. Sau đây là những điểm mẹ cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe thời kỳ hậu sản:- Trong thời gian mang thai cần ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung đúng đủ và cân đối các dưỡng chất giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và đủ sức vượt cạn thật tốt.
- Sau khi sinh, mẹ càng cần chế độ dinh dưỡng đa dạng, bởi việc ăn uống lúc này không chỉ cung cấp dưỡng chất cho mẹ phục hồi cơ thể mà còn giúp kích thích tuyến sữa hoạt động tốt để có sữa cho bé bú.
- Mẹ sau khi sinh nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc từ 8 – 9 tiếng mỗi ngày để cơ thể được hồi phục nhanh hơn. Nếu ban đêm ngủ ít mẹ có thể ngủ bù vào ban ngày.
- San sẻ công việc chăm sóc em bé với chồng và người thân trong gia đình để mẹ có thêm thời gian để nghỉ ngơi.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, chia sẻ các nỗi lo và thắc mắc với những người thân để không bị căng thẳng và trầm cảm sau sinh.
- Mẹ có thể tập luyện nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe của bản thân như đi bộ nhẹ, tập yoga, các bàn tập sàn chậu để giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường trao đổi chất và giúp tinh thần sản khoái hơn.
- Mẹ nên ăn uống đa dạng thực phẩm, không nên kiêng khem quá nhiều sẽ dễ dần đến thiếu hụt dưỡng chất. Duy trì uống các viên vi chất như sắt, canxi, DHA… để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu canxi sau sinh. Sau sinh uống sắt và canxi đến khi nào? Mẹ nên duy trì uống sắt và canxi ít nhất 6 tháng đầu sau sinh hoặc có thể uống trong thời gian cho bé bú mẹ nhé.