Giới thiệu về công nghệ MBR xử lý nước thải sinh hoạt

hoithuongw

Thành viên
Tham gia
25/12/2022
Bài viết
0
MBR xử lý nước thải sinh hoạt là công nghệ mới nhất hiện nay. Đây được coi là giải pháp hàng đầu trong vấn đề xử lý nước thải. Công nghệ màng lọc MBR trong xử lý nước thải đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới và đem đến nhiều hiệu quả vượt trội. Cùng tìm hiểu về công nghệ này cũng như những ưu điểm mà công nghệ MBR mang lại trong bài viết hôm nay nhé!

Giới thiệu về công nghệ MBR xử lý nước thải sinh hoạt


[separate]


Công nghệ MBR (Membrance Bioreactor) là sự kết hợp giữa quá trình xử lý nước thải bằng vi sinh trong bể bùn hoạt tính và màng lọc sợi rỗng. Công nghệ MBR sử dụng các màng lọc đặt ngập trong bể xử lý sinh học hiếu khí. Nước thải được xử lý bởi bùn hoạt tính và bùn này sẽ được giữ lại bởi quá trình lọc qua màng. Vì thế nâng cao hiệu quả xử lý cặn lơ lửng trong nước thải. Hàm lượng cặn lơ lửng bên trong bể sinh học gia tăng nhanh chóng. Làm cho khả năng phân huỷ sinh học các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào cũng tăng theo. Nước sau xử lý có chất lượng tốt và có thể tái sử dụng cho các mục đích tưới cây, rửa đường,…

Màng MBR có từ khi nào?

Quá trình màng được giới thiệu vào cuối những năm 1960 khi các màng vi lọc và siêu vi lọc đã có sẵn. Quy trình ban đầu được đưa ra bởi Dorr-Oliver và kết hợp với quá trình bùn hoạt tính với dòng chảy lặp lại qua màng, kích thước lỗ đặc trưng từ 0,003 đến 0,01 μm.

Sự đột phá của màng MBR được đưa ra 1989 với ý tưởng của Yamamoto và các đồng nghiệp về việc ngâm chìm các màng trong bể sinh học. Cho đến sau, các màng MBR được thiết kế với thiết bị tách nằm ngoài khu vực phản ứng và dựa vào áp suất màng cao để duy trì sự lọc. Với việc màng được nhúng chìm trực tiếp trong bể sinh học, các hệ thống màng MBR ngập trong nước thường được ưa chuộng hơn, đặc biệt trong lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt.

Nguyên lý hoạt động

– Màng lọc MBR xử lý nước thải sinh hoạt được đặt trong bể sinh học hiếu khí lơ lửng Aerotank

– Nước thải được thẩm thấu qua màng lọc vào ống mao dẫn nhờ những vi lọc có kích thước rất nhỏ từ (0.01 ~ 0.2 µm) chỉ cho nước sạch đi qua giữ lại bùn, chất rắn vô cơ, hữu cơ, vi sinh trên bề mặt màng

– Hệ thống bơm bút sẽ hút nước từ ống mao dẫn ra bể chứa nước sạch. Bơm hút được cài đặt hoạt động 10 phút chạy, 1-2 phút ngừng hoạt động tùy theo mức hiệu chỉnh.

– Khi áp suất trong màng vượt quá áp suất 50kpa so với bình thường (từ 10 – 30 kpa) thì hệ thống bơm hút sẽ ngừng hoạt động, đồng thời kích hoạt bơm rửa ngược để rửa màng đảm bảo màng không bị tắc nghẽn.

Ưu điểm của công nghệ MBR xử lý nước thải sinh học

• Công nghệ MBR xử lý nước thải sinh hoạt được xem là công nghệ mới, triển vọng của tương lai có thể loại bỏ chất ô nhiễm khá triệt để

• Màng lọc MBR có thể sử dụng cho bể sinh học hiếu khí và kỵ khí

• Sự kết hợp màng lọc MBR và bể sinh học như là một giai đoạn trong quy trình xử lý nước thải đóng vai trò thay thể bể lắng 2 giúp tiết kiệm diện tích, đồng thời có thể hoạt động ở nồng độ bùn cao hơn, giúp giải quyết

• Nước thải đầu ra có chất lượng tốt do loại bỏ được vi khuẩn, vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, Coliform, E-Coli gây bệnh

• Do hoạt động ở nồng độ bùn cao nên hiệu suất của công nghệ màng tăng từ 20-30%. ước thải sau xử lý có thể tái sử dụng cho việc tưới cây, vệ sinh …

• Có thể thiết kế dạng modul áp dụng được nhiều quy mô công trình

• Màng lọc MBR được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm hydroxyl nên tuổi thọ cao, đảm bảo được độ bền và độ ổn định của hệ thống xử lý

Công nghệ màng MBR có thể ứng dụng để xử lý các loại nước thải nào?

MBR là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất hiện nay. Công nghệ MBR có thể ứng dụng để xử lý các loại nước thải phổ biến như:

• Nước thải sinh hoạt tại các nhà hàng, khách sạn, khu resort, khu chung cư, trung tâm thương mại, siêu thị, lán trại tập trung số lượng lớn công nhân xây dựng, nhà máy, khu công nghiệp,…

• Nước thải y tế phát sinh tại các bệnh viện, phòng khám tư nhân, trạm xá, phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu y tế, cơ sở sản xuất thuốc,…

• Nước thải của các ngành công nghiệp như chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc,…

• Nước thải tại các trang trại chăn nuôi heo, bò,…

Cách bảo trì màng lọc MBR

Để kéo dài tuổi thọ cho màng, cần làm sạch màng vào cuối hạn dùng. Chọn cách rửa màng tối ưu tùy thuộc vào loại nước đầu vào. Thời điểm rửa màng xác định dựa theo đồng hồ đo áp lực. Có 2 cách làm sạch màng:

• Cách 1: Làm sạch màng bằng cách thổi khí: Dùng khí thổi từ dưới lên sao cho bọt khí đi vào trong ruột màng chui theo lỗ rỗng ra ngoài, đẩy cặn bám khỏi màng.

• Cách 2: Làm sạch màng bằng cách ngâm trong dung dịch hóa chất. Nếu tổn thất áp qua màng tăng lên 25~30 cmHg so với bình thường. Ngay cả khi đã dùng cách rửa màng bằng thổi khí, thì cần làm sạch màng bằng cách ngâm vào thùng hóa chất riêng khoảng 2~4 giờ. (Dùng chlorine với liều lượng 3~5g/L, thực hiện 6~12 tháng một lần).

Quy trình rửa màng được tiến hành qua các bước sau

• Để bắt đầu cho quá trình rửa màng MBR cần xả sạch nước có trong bể MBR.

• Để tiến hành các bước rửa màng bằng dung dịch hóa chất, trước tiên cần sử dụng nước sạch để xịt rửa bùn cũng như các chất bẩn bám dính trên màng.

• Chuẩn bị dung dịch vệ sinh. Bạn có thể pha theo tiêu chuẩn và tỷ lệ như sau: Bồn rửa thể tích 5 m3 thì cho nước sạch vào bằng 2/3 bồn. Pha 130L HCL nồng độ 30% cho vào bồn và xả nước sạch đến khi đạt 4 m3.

• Ngâm màng trong bồn khoảng 2 tiếng. Lưu ý, bạn phải ngâm ngập màng trong dung dịch.

• Sau khi ngâm trong dung dịch axit HCL, màng sẽ được lầy ra và rửa bằng nước sạch để loại bỏ hết lượng HCL còn bám trên màng.

• Xả sạch toàn bộ dung dịch HCL trong bồn rửa. Làm sạch bồn và cho tiếp 100L dung dịch Javel (NaOCl) nồng độ 10% vào bồn 5 m3 đã chứa 2/3 nước sạch. Sau đó thêm nước vào cho đến khi đạt thể tích 4 m3 thì ngâm màng đã làm sạch với dung dịch HCL vào ngâm chìm trong thời gian 6 tiếng. Làm tương tự với các lượt màng còn lại (nếu không xử lý được hết 1 lần toàn bộ màng, cần bổ sung thêm hóa chất để đảm bảo đủ nồng độ của dung dịch).

• Sau khi sử lý bằng Javel, lấy màng ra và rửa sạch bằng nước.

• Cuối cùng là lắp màng trở lại vào bể màng MBR và vận hành. Thêm một lưu ý đối với màng MBR là phải luôn giữ màng ẩm bằng cách thường xuyên xịt nước.
 
×
Quay lại
Top