Đánh hội đồng ở trà vinh dưới góc nhìn của nhà báo !

huyspc

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/5/2013
Bài viết
173
Không ít lần con tôi, đứa ba tuổi rưỡi, đứa hai tuổi rưỡi, bị bạn cắn bầm cả người. Về nhà, nhìn con tôi rất xót. Nhưng hai nhóc còn nhỏ, chưa ý thức nên việc bị bạn cắn và ngược lại là chuyện phải chấp nhận.
Những lần như thế, tôi thường bảo con đừng chọc giận bạn, bạn hư cô giáo sẽ dạy dỗ. Cũng có khi, dù quá bé con cũng biết mách: “Hôm nay, cô giáo đánh mông con đó ba”. Phản xạ đầu tiên của tôi là không bênh con, chỉ nhắc: “Cô giáo thương con nên mới đánh mông. Con không được hư để cô buồn, cô đánh”.

Ở nhà, những lúc con hư, tôi cũng thường “nhường” việc đánh con cho mẹ nó, trừ những lúc các con mắc lỗi nghiêm trọng. Thường thì tôi chỉ đánh mấy roi thật đau, kèm theo hình phạt nghiêm khắc và buộc phải thực thi, thành ra hiệu quả giáo dục có vẻ cao, chúng sợ ba hơn sợ mẹ. Phải thú thật, những lúc phải sử dụng đòn roi, chưa biết con đau hơn hay cha đau hơn.

Vậy nên nếu con tôi bị một nhóm bạn ở tuổi 12 ném ghế vào đầu như những gì diễn ra ở Trà Vinh, đó sẽ là một bi kịch, một vết thương tâm hồn không dễ gì lên da non với cả con và cha mẹ. Có lẽ phụ huynh của những đứa trẻ cầm ghế đánh bạn cũng bị chấn thương tâm hồn nặng nề.

Tính cách con người, ngoài bản năng, cơ bản vẫn bị quy định bởi hoàn cảnh và môi trường. Lâu nay môi trường giáo dục chúng ta chưa tốt. Có những em bị bạn liên tiếp bắt nạt, bị các đàn anh đàn chị “xin đểu”; bị chặn đường đánh trong thời gian dài phải thủ dao trong cặp, dẫn đến trường hợp đã đâm chết bạn khi bị dồn đến chân tường… Chỉ đến lúc đó, cô thầy và phụ huynh mới ngỡ ngàng và sốc.

Tạo ra môi trường học đường tốt để ngăn ngừa bạo lực là cuộc trường chinh của ngành giáo dục, nhưng theo tôi, môi trường gia đình mới là cốt tử. Nếu tư duy của số đông phụ huynh vẫn chỉ dừng lại ở việc chăm con bữa ăn, giấc ngủ tốt đã là hoàn hảo thì không ổn. Khi con càng lớn, tư duy, tính cách càng phức tạp, đến bố mẹ còn khó nắm bắt thì việc giao phó việc dạy dỗ con cho nhà trường, thầy cô là hoang tưởng.

Do đó, phụ huynh phải là người bạn thân nhất, tin tưởng, thấu hiểu con nhất. Chỉ như thế, mới có thể nắm rõ được thực trạng con mình đang sống, học và ứng xử với bạn bè, thầy cô ra sao ở trường; để phản ánh, tương tác với nhà trường tạo một môi trường giáo dục tích cực hơn. Sự hợp tác chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường luôn mang đến những hiệu quả tốt.

Trong một xã hội mà khi ở nhà, còn ít em bé được bố mẹ dành thời gian tìm hiểu chuyện của con ở trường, tâm tình với con như những người bạn, hay đọc cho nghe những câu chuyện cổ tích đơn giản như Tấm Cám, thì không thể hy vọng các em đến lớp luôn biết nhận thức rằng không nên có những hành vi xấu như cô Cám, với bạn bè, thầy cô, với mọi người, khó có thể hiểu rõ những mối hiểm nguy mà con mình phải đối diện ở trường. Và khi cô bé 12 tuổi bị bạn nện ghế vào đầu, lỗi của phụ huynh không nhỏ vì quá vô tâm để không biết có một cái luật nếu trái lời lớp trưởng, sẽ bị no đòn.

Cho nên, nếu con tôi bị bạn nện ghế vào đầu, trước hết, tôi phải tự trách mình, dứt khoát là thế, vì đã không thấu hiểu con, không tìm cách bảo vệ được con. Rồi sau đó tôi mới truy vấn trách nhiệm nhà trường và xã hội.

Hữu Quý
 
×
Quay lại
Top