Đại học tại chức: Cần tìm lại hướng đi

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Trước "làn sóng tẩy chay" đại học tại chức đang lan rộng, Bộ Nội vụ mới đây khẳng định, mọi loại hình bằng cấp có giá trị như nhau và việc thi tuyển công chức ngoài phẩm chất, trình độ, còn phải chú trọng năng lực và thống nhất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, câu chuyện “nồi cơm” của các trường và cách thức đào tạo như thế nào đối với loại hình này dường như luôn là đề tài không bao giờ cũ.

626821-cantimhuongdi1-1ec0a.jpg


Từ xưa, chúng ta vẫn có câu “chính quy còn chẳng ăn ai…”, nghĩa là ai cũng hiểu rõ chất lượng của hệ đào tạo này. Nhưng “câu chuyện” vẫn không có gì cải thiện. Trong một thời gian dài, việc giao nhiều chỉ tiêu, việc nhiều trường được mở “tại chức”, quan điểm chỉ coi tại chức là “nồi cơm” của các trường và việc kiểm soát không chặt, không nghiêm của cơ quan quản lý đã càng khiến chất lượng tại chức bi đát hơn.

Giống như một biểu hiện của “phép vua, thua lệ làng” khi mà pháp luật không cho phép phân biệt bằng cấp và việc “từ chối tại chức” đã đẩy ngành GD&ĐT vào thế bí, càng làm suy giảm niềm tin vào một hình thức đào tạo chưa bao giờ giảm nhu cầu này. Tuy nhiên, chúng ta không nên lên án người tuyển dụng. Bởi trên thực tế, việc tổ chức một hình thức để có thể tuyển chọn chính xác người có năng lực, đúng yêu cầu công việc là việc không dễ và rất tốn kém. Bởi vậy, ở nhiều nơi người ta phải chọn cách ít tốn kém hơn là “lọc” trên hồ sơ và “tại chức” ai cũng nhìn thấy chất lượng thấp hơn chính quy thì lọc trước.

Chia sẻ với chúng tôi, GS Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ GD ĐH - Bộ GD&ĐT cho biết, vấn đề cốt lõi là đào tạo tại chức ở VN đã đi sai đường. Lẽ ra, cần phải áp dụng một công nghệ khác thì lại dùng công nghệ đào tạo của chính quy, nhưng làm nhẹ đi, dễ dãi đi. Công nghệ đào tạo đối với hình thức không chính quy không có gì bí hiểm, nhưng nó đặc biệt bởi nó dùng cho đối tượng tự học là chính. Bởi vậy, cần có hệ thống học liệu tốt, chương trình, tài liệu phù hợp cho đối tượng tự học. Việc đánh giá người học ở hình thức đào tạo này cũng phải khác hệ chính quy, tức là đánh giá đầu ra của từng môn học một cách chặt chẽ.

Do công nghệ giáo dục tương ứng với nó hoàn toàn trống không, kiểm tra đánh giá cuối mỗi môn học cần nghiêm túc như kỳ thi tuyển sinh nhưng trường tổ chức như vậy sẽ tốn kém, vì thế, các trường mở và không quan tâm đến chất lượng vì đây là “nồi cơm” và thu nhập của họ.

TS. Nguyễn Tiến Luận - Chủ tịch HĐQT, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Trãi cũng có chia sẻ với chúng tôi rằng, trong giáo dục chúng ta cần phải có một quyết sách đúng đắn mà quyết sách đó trước hết phụ thuộc vào người đứng đầu. Hiện nay, vấn đề cần phải thay đổi đầu tiên trong giáo dục của VN đó là phải thay đổi cơ chế chính sách.

Vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần đầu tư công nghệ cho trường có chức năng đào tạo phi chính quy để phát triển đúng cách hình thức đào tạo này nghĩa là chúng ta phải đầu tư nhiều hơn cho việc xây dựng các trường ĐH mở, vì học theo phương thức mặt sát mặt thầy thì thầy trò phải gặp nhau còn giáo dục mở và từ xa thì công nghệ phải khác nhau… Gốc của vấn đề là ở đó nên không phải từng trường làm được mà cả hệ thống giáo dục phải được đầu tư - TS. Luận chia sẻ.

Hơn nữa, phải có hệ thống đánh giá bởi vì với hệ thống sát mặt được đánh giá thường xuyên trong khi hệ thống giáo dục không gặp thường xuyên thì rất khó để đánh giá. Cuối môn học phải đánh giá nghiêm túc. Đây là xu thế của thế giới đang co hẹp chính quy và mở rộng tại chức- các chuyên gia chia sẻ.

Nguyễn Thanh
Theo DĐDN​
 
×
Quay lại
Top