Cafe giảm cân jbl slim coffee 1986 thái lan chính hãng

09847759100

Thành viên
Tham gia
23/5/2016
Bài viết
0
Làm thế nào để hạn chế lãng phí sách giáo khoa?
  • 07:31 01/11/2018
  • 4

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, thiết kế SGK để học sinh viết, vẽ trực tiếp vào mang tính chuyên môn và tiếp thu kinh nghiệm quốc tế. Tuy nhiên, việc này chưa phù hợp với Việt Nam.

Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn theo lời hứa của thành viên Chính phủ Sáng 1/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 3 phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao.
- Trong 3 ngày (từ 30/10 đến 1/11), Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Tại kỳ họp này, Quốc hội không chất vấn thành viên Chính phủ cụ thể mà chọn bất kỳ người nào, giám sát theo các nghị quyết kể từ kỳ họp thứ hai.

- Ngày 30/10, hàng loạt bộ trưởng đã trả lời chất vấn đại biểu như bộ trưởng các bộ Công Thương, Y tế, Giáo dục, Công an, Tài chính, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng thanh tra Chính phủ...

- Ngày 31/10, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng 13 bộ trưởng, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao trả lời chất vấn, tranh luận của các đại biểu Quốc hội. Trong đó, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng lần đầu đăng đàn.

5106
  • 2 phút trước
    3 nhóm giải pháp cho tiêu cực trong thi THPT quốc gia
    Đại biểu Triệu Thị Thu Phương (đoàn Bắc Kạn) đề cập đến việc sơ hở trong công tác bảo mật dẫn đến tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 và đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về những giải pháp căn cơ nhằm đảm bảo kỳ thi này đạt hiệu quả cao hơn.

    Trả lời câu hỏi trên, ông Phùng Xuân Nhạ cho biết bộ đã rà soát quy trình của kỳ thi và đưa ra giải pháp, trong đó có 3 nhóm giải pháp căn cơ. Thứ nhất, bộ cần xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa theo hướng phong phú về số lượng và nâng cao chất lượng câu hỏi để xây dựng bài thi chuẩn hóa, bám sát vào đánh giá năng lực của học sinh THPT và có sự phân hóa nhất định để làm căn cứ cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh theo đúng tinh thần của Nghị quyết TW 29.

    Ông cho rằng giải pháp này vừa mang tính trước mắt vừa mang tính lâu dài, hết sức quan trọng và theo đúng cách làm của quốc tế.

    Nhóm giải pháp thứ hai là chấm thi để không có lỗ hổng có thể bị lợi dụng. Bộ đã thực hiện các biện pháp công nghệ với tính khả thi cao. Nhóm giải pháp thứ 3 là siết chặt việc quy trình tổ chức thi, đặc biệt công tác coi thi, chấm thi minh bạch, công khai.

    “Với 3 nhóm giải pháp trên, chúng tôi có độ chắc chắn trong thực hiện kỳ thi THPT quốc gia theo tinh thần của Nghị quyết TW 29 và hoàn thiện theo từng năm, tiến tới kỳ thi trung thực, khách quan, giảm áp lực cho xã hội cũng như tạo sự công bằng cho thí sinh”, tư lệnh ngành Giáo dục khẳng định.

  • 3 phút trước
    Bệnh viện thuộc Bộ Y tế phải gương mẫu trong liên thông kết quả xét nghiệm



    Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) về vấn đề liên thông kết quả xét nghiệm, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết chính ông là người đề xuất. Khi mới được giao trách nhiệm theo dõi ngành Y tế, ông đã gặp rất nhiều người, trong đó có các nhà khoa học và được biết trong chi phí hiện nay cho việc chữa bệnh, thuốc chiếm 49%, kết quả xét nghiệm trên 11%, chụp, chẩn đoán hình ảnh là 8%. Đây là tỷ lệ quá lớn, rất lãng phí.


    Một trong những lý do là chính sách quản lý cơ chế tài chính của các cơ sở y tế, đặc biệt chính sách huy động xã hội hóa, thực chất là tư nhân hóa. Trong nhiều năm, nước ta huy động vào máy móc xét nghiệm, vì thế, có động cơ tìm mọi cách để xét nghiệm nhiều.

    Mục tiêu của liên thông xét nghiệm, đầu tiên là để phục vụ chữa bệnh tốt hơn. Thứ hai là tiết kiệm. Điều này đã được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời trước đó. Khi yêu cầu đặt ra phải có đề án liên thông xét nghiệm, bộ trình lên, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp làm việc, yêu cầu rút ngắn tất cả thời hạn bộ đề ra.

    Trong phiên chất vấn ngày 31/10, Bộ trưởng Tiến cho biết sẽ thí điểm tại các bệnh viện của bộ. Tuy nhiên, ông Đam cho rằng không phải thí điểm, các bệnh viện thuộc bộ phải gương mẫu làm trước.

  • 7 phút trước
    Trả lời chất vấn ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội)về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, cơ chế từ chức, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bìnhnói: Vấn đề từ chức theo tinh thần Hội nghị Trung ương 8 về trách nhiệm nêu gương là vấn đề mới. Đây là hình thức tự nguyện, nếu người được bổ nhiệm thấy mình không đủ sức khỏe, uy tín hoặc vi phạm thì từ chức

    Trong Luật Công chức có 5 hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Riêng đối với cán bộ thì có hình thức bãi nhiệm và miễn nhiệm. Nhưng, pháp luật hiện nay chưa có quy định rõ về hình thức từ chức.

    Sau khi có Nghị quyết Trung ương 8, chúng tôi nghĩ rằng Quốc hội, Chính phủ sẽ cụ thể hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật. Vấn đề từ chức không chỉ trong các cơ quan Chính phủ mà còn trong Đảng, hệ thống chính trị, mặt trận, các đoàn thể... Đây là vấn đề cũng khá rộng cần nghiên cứ để nghiên cứu để hoàn thiện.

    Đối với Chính phủ sẽ ban hành văn bản như Nghị định hướng dẫn các Nghị quyết của Quốc hội, hay Luật Cán bộ công chức. Nếu, anh không từ chức, anh có vi phạm, khi bỏ phiếu tín nhiệm không đạt sẽ bị bãi nhiệm. Trách nhiệm pháp lý đối với những vi phạm nếu có đối với cán bộ công chức đó vẫn bị kỷ luật theo quy định của Đảng và pháp luật.
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top