Cách viết CV xin thực tập chuẩn nhất dành cho sinh viên

hoannguyen99

Thành viên
Tham gia
14/1/2021
Bài viết
1
Thực tập là một giai đoạn mà bất cứ sinh viên nào cũng phải trải qua. Việc thực tập sẽ mang lại cho các bạn sinh viên những lợi ích về kiến thức chuyên môn và đặc biệt là kinh nghiệm thực tế.
Để ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh hay bất cứ công việc nào thì cũng cần có CV. Vậy viết CV xin thực tập như thế nào? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cách viết CV xin thực tập chuẩn nhất dành cho các bạn sinh viên.

1. Các nội dung cần có trong CV xin thực tập​

1.1 Tiêu đề CV​

Đừng bao giờ để 2 chữ “CV” xuất hiện trên tiêu đề nhé. Bạn nên để tiêu đề CV là tên của chính mình.

1.2 Thông tin cá nhân​

Phần này bao gồm các thông tin cơ bản như họ tên, năm sinh, số điện thoại, email, ảnh chụp… đặc biệt là ảnh chụp khuôn mặt thì bạn nên chọn hình ảnh rõ nét và nhìn rõ khuôn mặt. Tất cả thông tin cá nhân đều rất căn bản nhưng bạn hãy điền thật chính xác. Bởi có không ít trường hợp nhà tuyển dụng không liên hệ được cho ứng viên vì sai số điện thoại.
d1.jpg

1.3 Mục tiêu nghề nghiệp​

Hãy viết vào CV mục tiêu thật ngắn gọn súc tích. Bạn muốn đạt được điều gì, trong thời gian bao lâu. Hay sau khi thực tập bạn sẽ muốn làm gì?…

1.4 Quá trình học tập - chứng chỉ​

Các thông tin trong mục này bạn cần thêm vào: Bạn học trường nào, ngành gì, sinh viên năm mấy, điểm số hiện tại? Các chứng chỉ, chứng nhận (nếu có) mà bạn đã đạt được trong các khóa học ngắn hạn,…

1.5 Các học bổng, thành tích​

Các học bổng, thành tích (nếu có) mà bạn đã nhận được luôn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Nếu bạn từng được tuyên dương, khen thưởng thì đừng quên thêm vào nhé, vì chúng rất có ích đấy.
d2.jpg

1.6 Kinh nghiệm làm việc​

Mặc dù chưa có kinh nghiệm nhiều cũng hãy cố gắng nêu ra những kinh nghiệm của các công việc mà bạn đã từng làm khi đang là sinh viên. Chắc chắn trong quá trình đi học, giảng viên đã yêu cầu bạn thực hành một số project liên quan đến chuyên ngành. Đừng ngại ngần thêm chúng vào một trong số những kinh nghiệm mà bạn đã có nhé.

1.7 Kỹ năng​

Bạn muốn xin thực tập công việc gì thì nên viết kỹ năng theo hướng công việc đó. Ví dụ: Viết CV xin thực tập chuyên ngành du lịch thì bạn phải để các kỹ năng mềm trong nhóm ngành như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình…. Khi trình bày những kỹ năng bạn có trong CV thì ít nhất bạn cần phải thông thạo chúng. Các từ như “thành thạo”, “biết sử dụng”… thì tuyệt đối không nên dùng vì chúng sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn đang cố cho thêm những kỹ năng này vào CV mà thôi.

1.8 Sở thích​

Nhiều người nghĩ mục này không quan trọng và chỉ viết vào CV cho có. Nhưng hiện nay nhiều công ty tuyển dụng sẽ chú ý đến phần này để đánh giá xem bạn có phù hợp với văn hóa của công ty hay không. Vì thế nếu yêu thích công việc đã ứng tuyển thì hãy điền cẩn thận phần sở thích này nhé.

2. Lưu ý khi viết CV xin thực tập​

2.1 Đừng viết quá dài​

Trên thực tế không có giới hạn cho độ dài của một CV. Tuy nhiên, để không làm mất sự tập trung của người đọc cũng như đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, bạn chỉ nên làm CV trong khoảng 1 mặt và tối đa không quá 2 mặt.

2.2 Nên có các bằng chứng đi kèm để tạo sự thuyết phục​

CV của bạn sẽ chuyên nghiệp và có tính thuyết phục rất cao nếu như bạn có bằng chứng với những điều mà bạn đã nêu ra. Vì người khác không chắc là bạn có nói thật hay đang chém gió ? Bạn nên đính kèm các minh chứng trong phần chứng chỉ, các học bổng, thành tích, các sản phẩm đã làm… . Như vậy, bạn đã tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng và chắc chắn họ sẽ rất hứng thú để gặp bạn.

2.3 Nên tạo CV ở đâu?​

Hiện nay có rất nhiều trang web hỗ trợ tạo CV miễn phí như JobsGO, Jobstreet,... với các mẫu CV tiêu chuẩn giúp bạn nhanh chóng tạo cho mình một CV ứng ý. Ngoài ra một số phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Illustrator,... là gợi ý cho những bạn sinh viên muốn tự thiết kế CV theo phong cách riêng của mình.
1be3cab9f59505cb5c84.jpg

2.4 Hình thức CV là yếu tố quan trọng​

Bên cạnh nội dung, thì hai phần của hình thức là dễ đọc và ngữ pháp – chính tả chiếm vị trí rất cao. Lý do rất đơn giản, nhà tuyển dụng sẽ hiểu cái cách bạn cẩn thận với bản CV của mình cũng chính là cách bạn sẽ cẩn thận và tận tụy như vậy trong công việc. Vì thế ngoài đầu tư vào nội dung của một bản CV thì bạn cũng không nên bỏ qua về hình thức.

3. Những yếu tố nhà tuyển dụng tìm kiếm trong CV​

Một cuộc khảo sát những người làm nghề nhân sự do Eric Hilden tổ chức những năm gần đây về cách viết CV, thu được kết quả về những yếu tố được nhà tuyển dụng tìm kiếm trong CV của ứng viên, bao gồm:
- 45%: Kinh nghiệm trong những công việc liên quan
- 35%: Trình độ chuyên môn và kỹ năng
- 25%: Dễ đọc
- 16%: Thành tích
- 14%: Ngữ pháp và chính tả.
- 9%: Học vấn
- 9%: Khao khát thành công
- 3%: Có mục tiêu rõ ràng
- 5%: Những “từ khóa”, thông tin liên hệ, kỹ năng tin học, trải nghiệm cá nhân…

Dễ hiểu khi kinh nghiệm (experiences), kiến thức (knowledge) và kỹ năng (skills) vẫn là bộ ba yếu tố nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất trong CV của bạn, vượt lên hẳn so với những yếu tố như thành tích hay học vấn. Chắc bạn đã hiểu mình phải tìm cách highlight gì ở trong CV của mình rồi chứ?

Cùng áp dụng những gợi ý ở trên để có một CV xin thực tập thật chuẩn và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.

Nguồn: jobsgo.vn/blog/cach-viet-cv-xin-thuc-tap
 
×
Quay lại
Top