Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh

hanhnguyennee

Thành viên
Tham gia
18/8/2022
Bài viết
2
Trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, việc đầu tiên cần làm chính là cần xác định một chiến lược kinh doanh nhất quán và cụ thể. Và để xây dựng được một chiến lược hiệu quả, cần lưu ý đến những yếu tố sau đây để việc tìm ra chiến lược kinh doanh diễn ra trơn tru và suôn sẻ hơn.

2fEcTGW81VXbykbL_O4I973WNh81qPou9SXkpwsWHyKVmrwudU2m0i_pKBVpFHRxpSkIIFJiFZpkXYq-Rxwt2s3m8vRG-Og7Ep-n3zlnMVzhO7sE7wY7OsH53S95H-vI0g_17uojirGDp0Gq9oZhkhqDPfuIfLIJstSOgr90o-T_cBFxpcuN3fQvWg


Cùng tìm hiểu cơ bản về chiến lược kinh doanh thông qua bài viết Chiến lược kinh doanh là gì? Các nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh nổi bật

Loại hình xây dựng chiến lược kinh doanh​

Có 3 chiến lược kinh doanh mà bất cứ một người lãnh đạo nào cũng phải thực sự hiểu rõ: (1) chiến lược thông dụng, (2) chiến lược doanh nghiệp, và (3) chiến lược cạnh tranh. Phần này GoSELL sẽ giúp bạn xác định rõ điểm khác biệt của 3 loại hình xây dựng chiến lược kinh doanh và đưa ra một số các câu hỏi hữu ích.

Chiến lược thông dụng​

Chiến lược thông dụng – liên quan tới cách một mục tiêu cụ thể đạt được như thế nào. Do đó, loại hình chiến lược này quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện thực hiện, giữa kết quả và nguồn tài nguyên phải sử dụng.
Chiến lược (Strategy) hay Chiến thuật (tactics) đều liên quan đến việc đưa ra các hành động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. Hầu hết, chiến lược liên quan đến cách thức bạn triển khai và phân bổ các tài nguyên theo ý muốn Trong khim chiến thuật liên quan đến cách bạn sử dụng chúng.
Chiến lược và chiến thuật là những thuật ngữ được hình thành từ trong quân đội. Tuy vậy trong kinh doanh, đó là nền tảng cơ bản của bất cứ một sự thành công nào.

Chiến lược doanh nghiệp và chiến lược cạnh tranh​

Chiến lược doanh nghiệp sẽ xác định doanh nghiệp đó hoạt động tại phân khúc thị trường nào, mô hình kinh doanh ra sao. Chiến lược cạnh tranh sẽ xác định các giá trị cốt lõi mà được sử dụng để cạnh tranh.
Chiến lược doanh nghiệp thông thường sẽ quyết định các vấn đề liên quan tới tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp, nói với khách hàng rằng họ làm gì, tại sao lại tồn tại, và trở thành gì trong tương lai.
Chiến lược cạnh tranh là tổng hòa về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp khi đem so sánh với đối thủ trực tiếp cùng ngành.
Theo Michael Porter – giáo sư của trường đại học Harvard, chiến lược cạnh tranh được tác động bởi 5 yếu tố chính:
  • Mối đe dọa từ dối thủ mới tham gia thị trường.
  • Mối đe dọa từ các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế.
  • Sức mạnh của nhà cung cấp.
  • Sức mạnh của người mua hàng.
  • Sự tranh giành giữa các doanh nghiệp đang tồn tại.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, để giải quyết 5 yếu tố trên, chiến lược cạnh tranh cần sở hữu: (1) sự tập trung, (2) sự khác biệt, và (3) đội ngũ lãnh đạo.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh​

Dưới đây là một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bạn:
  • Sản phẩm/dịch vụ được cung cấp.
  • Nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Phương thức Marketing và kỹ năng bán hàng.
  • Năng lực sản xuất.
  • Khả năng đáp ứng khách hàng.
  • Mục tiêu tăng doanh số.
  • Phương thức phân phối.
  • Nền tảng công nghệ.
  • Loại hình và nhu cầu thị trường.
  • Mục tiêu về lợi nhuận.
Michael Treacy và Fred Wiersema gợi ý rằng có 3 nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ trong chiến lược kinh doanh bao gồm:
  • Operational Excellence – Vận hành hoàn hảo
Chiến lược này phụ thuộc vào khả năng sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ. Mục tiêu là để dẫn đầu thị trường bằng giá cả và sự thuận tiện.
  • Customer Intimacy – Sự trung thành của khách hàng
Chiến lược này tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ thật phù hợp với nhóm phân khúc khách hàng lựa chọn Mục tiêu là để xây dựng mối quan hệ bền vững và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp.
  • Product Leadership Generation – Cung cấp sản phẩm dẫn đầu
Chiến lược tập trung vào phát triển các sản phẩm và dịch vượt trội, cải tiến. Mục tiêu là để nhanh chóng thương mại hóa các ý tưởng sản phẩm thuộc doanh nghiệp.

Trên đây là những yếu tố cần chú ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhờ những lưu ý này sẽ giúp bạn tạo nên chiến lược kinh doanh mượt mà và trôi chảy. Chúc bạn thành công?
 
×
Quay lại
Top