Các thuật ngữ pháp lý nào được dùng trong bản sao?

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Các thuật ngữ pháp lý liên quan đến bản sao mà chúng ta có thể không biết ? Vậy qua bài viết dưới đây, công ty luật Lawkey sẽ giải thích những thuật ngữ này:
+ “Bản sao” giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là bản sao hợp lệ giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ( căn cứ 01/2013/TT-BKHĐT Hết hiệu lực.

+ Bản sao là: a) Bản sao có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, công văn hành chính); b) Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); c) Bản scan từ bản gốc (nếu thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).” Căn cứ nghị định 120/2011/NĐ-CP

+ Bản sao Là bản chụp, bản in, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay có nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc hoặc bản chính. Đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT khi nộp “bản sao” cho cơ quan BHXH theo quy định tại văn bản này phải kèm theo bản chính để cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu và trả lại cho đơn vị, người tham gia. (căn cứ quyết định 1111/QĐ-BHXH Hết hiệu lực).

+Bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay có nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc hoặc bản chính (căn cứ nghị định 79/2007/NĐ-CP Hết hiệu lực).

+ Bản sao là bản có chứng thực hoặc đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện), bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp), bản scan từ bản gốc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử). Căn cứ thông tư 42/2013/TT-BCT hiện đã hết hiệu lực.

+ Bản sao bản ghi âm, ghi hình là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ bản ghi âm, ghi hình. Căn cứ nghị định 100/2006/NĐ-CPHết hiệu lực.

+ Bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ là bản sao từ tài liệu lưu trữ theo phương pháp, tiêu chuẩn nhất định nhằm lưu giữ bản sao đó dự phòng khi có rủi ro xảy ra đối với tài liệu lưu trữ, căn cứ Luật văn thư lưu trữ số 01/2011/QH13.

+ Bản sao các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh và trong hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh là bản sao có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, công văn hành chính), căn cứ Nghị định số 120/2011/NĐ-CP.

+ Bản sao các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh và trong hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh là bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp), căn cứ nghị định 120/2011/NĐ-CP.

+ Bản sao các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh và trong hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh là bản scan từ bản gốc (nếu thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử) , căn cứ nghị định 120/2011/NĐ-CP.

+ Bản sao hợp lệ là bản sao được chứng thực theo quy định pháp luật, căn cứ thông tư 212/2012/TT-BTC.

+ Bản sao hợp lệ là bản sao được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực, căn cứ thông tư 01/2013/TT-BGTVT Hết hiệu lực.

+ Bản sao hợp lệ là bản sao được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam, căn cứ thông tư 213/2012/TT-BTC Hết hiệu lực.

+ Bản sao hợp lệ là bản sao có chứng thực của cơ quan công chứng hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp, căn cứ thông tư 25/2010/TT-BKHCN văn bản này hiện đã hết hiệu lực.

+ Bản sao hợp lệ là bản sao được cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực, căn cứ Quyết định số 124/2008/QĐ-BTC (Hết hiệu lực).

+ Bản sao hợp lệ là bản sao được công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền, căn cứ thông tư số 23/2009/TT-BCT (Hết hiệu lực).

+ Bản sao hợp lệ là bản sao được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực, căn cứ quyết định 27/2007/QĐ-BTC (Hết hiệu lực).

+ Bản sao hợp lệ là giấy tờ đã được chứng thực hoặc được sao y bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ thông tư 36/2013/TT-BCT.

+ Bản sao hợp pháp là bản sao được cơ quan thẩm quyền nhà nước xác nhận (công chứng nhà nước, đại diện chính quyền các cấp, cơ quan thầm quyền các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ), căn cứ Quyết định 15/2006/QĐ-BTS (Hết hiệu lực).

+ Bản sao lục là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính và được trình bày theo thể thức quy định, căn cứ thông tư 91/2012/TT-BQP.

+ Bản sao lục là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định, căn cứ Thông tư 04/2013/TT-BNV.

+ Bản sao lục là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định, căn cứ Nghị định 110/2004/NĐ-CP.

+ Bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm, căn cứ nghị định 100/2006/NĐ-CP (Hết hiệu lực).

+ Bản sao tác phẩm kiến trúc là bản sao chép hoặc sao chụp lại một phần hoặc toàn bộ tác phẩm kiến trúc, căn cứ thông tư liên tịch số 04/2003/TTLT-BVHTT-BXD (Hết hiệu lực).

+ Bản sao tác phẩm mỹ thuật là bản sao chép toàn bộ tác phẩm mỹ thuật, có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn tác phẩm mỹ thuật gốc, ghi đầy đủ ở phía sau các thông tin: tên tác giả, tên tác phẩm, chất liệu, năm sáng tác tác phẩm gốc, tên người sao chép; đối với bản sao tác phẩm mỹ thuật về lãnh tụ, danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc phải ghi số giấy phép, ngày cấp giấy phép sao chép, căn cứ thông tư 18/2013/TT-BVHTTDL (Hết hiệu lực).

+ Bản sao y là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy đinh và phải được đóng dấu sao y của cấp có thẩm quyền, căn cứ quyết định 1939/QĐ-BTC.

+ Bản sao y bản chính là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính, căn cứ thông tư 04/2013/TT-BNV

+ Bản sao y bản chính Là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản gốc hoặc bản chính căn cứ Quyết định 91/2012/TT-BQP.

+ Bản sao y bản chính là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính căn cứ nghị định 110/2004/NĐ-CP.

+ Bản sao y bản chính là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính, căn cứ Quyết định 02/2014/QĐ-UBND của Tỉnh Quảng Bình.

+ Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc phải có nội dung đúng với nội dung ghi trong sổ gốc, căn cứ nghị định 79/2007/NĐ-CP (Hết hiệu lực).

+ Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính, căn cứ nghị định 79/2007/NĐ-CP (Hết hiệu lực).

+ Dữ liệu viễn thám dạng bản sao là dữ liệu được sao nguyên từ dữ liệu viễn thám dạng bản gốc hoặc từ dữ liệu viễn thám dạng bản chính.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ tại Hà Nội.
 
×
Quay lại
Top