CÁC LÝ THUYẾT TIẾP CẬN VỀ TÂM BỆNH LÝ TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN

Hương Sad

Thành viên
Tham gia
4/6/2022
Bài viết
0
 Các nhân tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh

• Nhân tố di truyền: Có khi là nguyên nhân, có khi là nhân tố thuận lợi

• Nhân cách: Nhân cách yếu, không cân đối, kém chịu đựng là 1 cơ sở thuận lợi cho bệnh TT phát sinh, hồi phục khó khăn. Rối loạn TT nặng có thể làm biến đổi nhân cách người bệnh.

• Lứa tuổi: Trẻ em là cơ địa thuận lợi để phát sinh các rối loạn liên quan đến stress, rối loạn nhân cách. Tuổi dậy th.ì dễ bộc lộ bệnh TTPL, tuổi già dễ bị các rối loạn tâm thần thực tổn.

• Giới tính: Các rối loạn gặp nhiều ở nam hơn như loạn thần do rượu, loạn thần do chấn thương sọ não; có rối loạn gặp ở nữ nhiều hơn như: Rối loạn trầm cảm; rối loạn cảm xúc lưỡng cực..

• Trạng thái toàn thân: Có những RL TT xuất hiện sau khi sức khỏe tâm thần giảm sút như mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày; làm việc quá sức..

 Nguyên tắc khi xác định nguyên nhân bệnh tâm thần:

• Nguyên nhân các bệnh TT thường phát huy tác dụng trên cơ sở những điều kiện bên ngoài tác động với các điều kiện bên trong của mỗi bệnh nhân. Vì vậy cần nghiên cứu cẩn thận, tỉ mỉ mới xác định được đâu là nguyên nhân.

• Những bệnh TT thường gọi là nội sinh (như TTPL) thường xuất hiện sau nhân tố ngoại lai (sang chấn tâm thần, bệnh nhiễm khuẩn). Vì vậy, nguyên nhân bệnh này không có căn cứ trực tiếp cho bệnh xuất hiện, cần căn cứ đặc điểm của bệnh cảnh.

• Có 1 số bệnh chưa thống nhất giữa bênh nguyên và bệnh sinh. Có bệnh thì nguyên nhân đã xác định nhưng cơ chế sinh bệnh chưa rõ ràng và ngược lại.

 Những giả thuyết nguyên nhân tâm bệnh lý ở trẻ em và thanh thiếu niên

 Mô hình di truyền, sinh học

 Mô hình tâm lý:

- Lý thuyết phân tâm học của Freud

- Lý thuyết phân tâm học xã hội của Erirk Erikson

- Lý thuyết nhận thức của Piaget

- Lý thuyết hành vi

- Lý thuyết hoạt động

 Tiếp cận văn hóa-xã hội

 Mô hình hệ thống

 Mô hình sinh- tâm -xã hội

1. LÝ THUYẾT PHÂN TÂM CỦA FREUD

 Phân tâm học: Tên gọi 1 PP nghiên cứu các quá trình tâm hồn, thường không thể biết được; hay còn là tên gọi của 1 phương pháp chữa các chứng RLTK dựa trên việc nghiên cứu nó.

 Đối tượng nghiên cứu, tiếp cận: Các quá trình vô thức, các hành vi lệch lạc.

 Người sáng lập ra phân tâm là Freud (sau này gọi là phân tâm cũ). Freud nhấn mạnh vai trò của vô thức.

 Phân tâm mới có các đại biểu: Adler, Jung, Erich Fromm, Anna Freud.. Khắc phục 1 số hạn chế của Freud: Không quy tất cả các hoạt động của con người đều bắt nguồn từ bản năng tính dục).

 (Phương pháp luận của Phân tâm học: Dựa trên quyết định luận sinh học và cơ học)

 Các nội dung cơ bản của phân tâm: Khái niệm vô thức; năng lượng Libido; cấu trúc bộ máy tâm thần; mặc cảm Odips, lý thuyết về các giai đoạn phát triển tâm lý tinh dục ở trẻ em.

1. Các nghiên cứu về chúng nhiễu tâm

 S. Freud (1856-1939) :

 Bác sĩ tâm thần người Áo.. ; Freud: "Nghiên cứu về hysteri" (1896) với Joseph Breuer;..

 Nghiên cứu của Freud về chứng nhiễu tâm, "Nghiên cứu về hysteri" (1896) với Joseph Breuer:

- Các yếu tố đặc trưng của cấu trúc nhiễu tâm: Huyễn tưởng, Triệu chứng Dồn nén Giấc mơ, Cảm giác tội lỗi (ý thức và vô thức)

- Hysteri: Là bệnh tâm thần thường gặp nhất ở phụ nữ. Đây là loại bệnh xuất hiện từng cơn, tự nhiên xuất hiện rồi lại tự nhiên biết mất với những biểu hiện rất đa dạng như: Tự cười phá lên, tự nhiên bị câm, tự nhiên bị liệt 1 bên chân hoặc tay.. rồi lại trở lại bình thường.

- Freud và Breuer đã chỉ rõ:

+ Chứng Hysteri thông thường không có 1 tác động gây chấn thương duy nhất mà có nhiều chấn thương bộ phận.

+ Triệu chứng về Hysteri gây biến mất khi 1 người bệnh hiểu rõ ký ức về tác động khởi phát đánh thức được mối xúc động của người bệnh có liên quan trực tiếp đến ký ức này.

+Thường người bệnh khó nhớ lại những điều thực sự gây bệnh.

+ Các xung lực tính dục giữ vai trò rất lớn tỏng các căn bệnh Hysteri (Breuer thì không đồng ý)

+ Theo Freud: Chìa khóa để hiểu chứng nhiễu tâm nói chung và Hysteri nói riêng là phải tìm được cái VÔ THỨC –nguyên nhân gây bệnh, nằm bên dưới các triệu chứng bệnh.

2. Vô thức: Theo Freud, tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là vô thức. Mọi hành vi được bắt nguồn từ vô thức..

- Vô thức bắt nguồn từ bản năng, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với bản năng. Nguồn gốc bản năng là từ các cấu tạo của cơ thể. (Bản năng là sự kết nối nhu cầu cơ thể với những mong muốn, ước mơ làm sức mạnh thôi thúc, dẫn dắt hành vi và hướng đi của nó nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ thể).

- Tất cả các hành vi của con người đều bắt nguồn từ vô thức, một số hành vi vô thức được ý thức hóa.

- Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lý con người. Mọi hoạt động tâm trí đều bắt nguồn từ vô thức (Đây là quan điểm sai lầm vì đã tuyệt đối hóa vai trò của vô thức).

- Trong các loại vô thức (đói, khát, ngủ, tính dục) thì đam mê tính dục giữa vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý con người.

 Năng lượng Libido:

- Trong các loại vô thức thì đam mê tính dục giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

- Đam mê tính dục tạo ra nguồn năng lượng vô cùng mạnh mẽ là Libido. (còn gọi là xung lực khát dục (Libido) - tức là những kh.oái lạc tính dục cá nhân).

- Libido không cố định vào 1 đối tượng cụ thể nào, mà là 1 khối sục sôi cần được thỏa mãn.

- (Con người có 2 loại bản năng: Bản năng sống và bản năng chết, hay còn gọi là 2 xung lực: Tính dục và phá hủy. Xung lực tính dục (Eros) không phải là nhu cầu tính dục nói chung, mà đó là xung lực khát dục (Libido)

- Đời sống tâm thần muốn HĐ ->phải được cung cấp năng lượng -> Năng lượng tinh thần từ bản năng.

- Bản năng quyết định đời sống TL con người, trong đó có nhân cách

3. Các tầng của Ý thức :3 tầng (Vô thức, tiền ý thức, Ý thức)

4. Cấu trúc bộ máy tâm thần của con người :3 phần (cái ấy, cái tôi cái siêu tôi)

 "Cái ấy" : Là cái bản năng, cái vô thức. Cái ấy là bể chứa các bản năng (đặc biệt là năng lượng libido) - là nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động tinh thần. Cái ấy là thành phần nguyên thủy nhất, có từ lúc con người mới sinh ra.

- Cái ấy không có nhận thức về thực tế, đòi hỏi 1 sự thỏa mãn nhu cầu bất chấp một thực tế nào.

- Cái ấy hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm, cần được thỏa mãn ngay lập tức. (ví dụ: Trẻ sơ sinh khó, quẫy đạp.. do bản năng đói thúc đẩy, bất chấp ở xung quanh trẻ có thức ăn hay không).

- Khi bị kìm nén, là nguồn động lực, sức mạnh cho hoạt động.

- Mục đích: Hướng đến sự thỏa mãn trực tiếp hoặc gián tiếp

chi phối toàn bộ đời sống tâm lý

 "Cái tôi" : Cái trung gian ở giữa cái ấy và cái siêu tôi

- Về nguồn gốc, cái tôi ra đời sau cái ấy, là 1 phần của "cái ấy", nhưng đã bị tách khỏi cái ấy để tiếp xúc với bên ngoài.. Cái tôi vừa phụ thuộc vào cái ấy, vừa phụ thuộc thực tế.

- Cái tôi thực hiện chức năng điều chỉnh với đối với những thôi thúc của "cái ấy".

- Cái tôi hoạt động theo nguyên tắc hiện thực.

- Mục đích của cái tôi không phải là ngăn cấm những thôi thúc, đòi hỏi của cái ấy mà để giúp "cái ấy" thỏa mãn những h.am m.uốn của mình phù hợp với thực tế. Cái tôi vừa là đầy tớ, vừa là chủ nhân của cái ấy

- Cái tôi luôn trong trạng thái căng thẳng nhưng có xu hướng giải tỏa căng thẳng  xuất hiện các cơ chế phòng vệ cái tôi: Cơ chế phóng chiếu, dồn nén..

- Cái tôi chịu ảnh hưởng của cái siêu tôi.

 "Cái siêu tôi" : Đó là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của cá nhân đã được hình thành qua cơ chế phóng chiếu (chuyển những quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành quy tắc, chuẩn mực đạo đức cá nhân- "được đưa vào bên trong đứa trẻ ở trình độ vô thức"). "Cái siêu tôi" được hình thành từ cái tôi ".

- Nguyên tắc hoạt động: Kiểm diệt

- Chức năng: Cái siêu tôi vừa giám sát, kiểm duyệt" cái tôi "(đảm bảo cái tôi không vi phạm các quy tắc, chuẩn mực đạo đức) ; vừa chèn ép" cái ấy ". Bởi, khi" cái tôi "đáp ứng" cái ấy "thì" đối thủ "thực sự của cái siêu tôi là" cái ấy ".

Chính sự đòi hỏi tức thì, mạnh mẽ của cái ấy và sự trấn áp không khoan nhượng của cái siêu tôi đã tạo ra trạng thái căng thẳng của" cái tôi ". Để giải tỏa trạng thái này, trong cái tôi xuất hiện cơ chế tự vệ: Phủ nhận, thay thế, dồn nén, phóng chiếu, thoái lui, di chuyển, thăng hoa)

3 khối này có những mâu thuẫn nhưng không triệt tiêu nhau.

(Cái ấy sản sinh ra những nhu cầu cơ bản, cái tôi kiềm chế những xung năng của cái ấy đủ lâu để tìm ra những giải pháp thực tế làm thỏa mãn những nhu cầu này, còn cái siêu tôi quyết định liệu kế hoạch giải quyết vấn đề của cái tôi có được chấp nhận về phương diện đọa đức hay không).

Bộ máy tâm thần sẽ điều khiển nhân cách. Cái quyết định bộ máy tâm thần hoạt động là" cái ấy "- nó chứa đựng năng lượng cho bộ máy HĐ.

1 ví dụ kinh điển:

Một Câu chuyện về bản chất bị che giấu của đàn ông và phụ nữ trên cơ sở phát triển học thuyết của Freud về cấu trúc bộ máy tâm thần của con người.

" Đôi nam nữ ngồi ăn tối với nhau tại một quán thơ mộng bên hồ. Anh ta là hiện thân của "cái tôi" ngắm nhìn cô gái và không ngớt thì thầm khen cô đẹp. "Cái nó" với khăn choàng màu đỏ, dùng trong trận đấu bò tót đang gây áp lực đến "cái tôi" bằng cách thì thầm xúi giục anh ta (cái tôi) cầm tay cô gái, ôm hôn và muốn nhiều hơn nữa.. "Cái siêu tôi" với khăn choàng trắng thanh niên luôn nhắc nhở anh ta rằng: "Hãy là một người lịch sự, hãy là người có giáo dục". Cô gái nhìn chàng trai than thở rằng người bạn gái cùng phòng mấy hôm nay về quê làm cô ấy thấy trống trải trong lòng.. chàng trai đưa cô gái về nhà và nán lại qua đêm vì không nỡ để cô 1 mình".

5. Mặc cảm Odips: Mang bản chất vô thức. Xu hướng tính dục trong vô thức ở trẻ 3-5, 6 tuổi (bé trai có h.am m.uốn loạn luân yêu mẹ ghét cha, và ngược lại với bé gái. Trẻ trai giải quyết phức cảm Odips bằng cách kìm nén them khát loạn luân của mình với mẹ và đồng nhất hóa với cha).

6. Các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục ở trẻ: 5 giai đoạn.

 GĐ môi miệng (0-1 tuổi) : Khoái cảm tập trung ở môi, miệng

 GĐ Hậu môn: 1-3 tuổi..

 GĐ d.ương v.ật: 3-5, 6 tuổi..

 GĐ âm ỉ (6-11, 12 tuổi) :

 GĐ sinh dục (12 tuổi trở lên).

7. Các cơ chế phòng vệ nhân cách:

- Cơ chế phòng vệ: Hình thành như là cách thức đương đầu với xung đột nội tâm, lo âu, đau đớn, xấu hổ.. có xu hướng kém thích nghi.

- Ông đưa ra hơn 10 cơ chế phòng vệ:

 (1) Tránh né: Từ chối (có ý thức) tiếp cận/ đương đầu với các tình huống, tình cảnh khó khăn

 (2) Ức chế/ dồn nén: Dồn các suy nghĩ, tình cảm khó chịu xuống vùng vô thức thay vì đối mặt với chúng

 (3) Chia tách: Tách bản thân ra khỏi tình huống qua mất trí nhớ (với quá khứ) hoặc mất nhận thức (với hiện tại)

 (5) Phóng chiếu: Đặt những suy nghĩ, tình cảm, hành vi không chấp nhận được của mình vào người khác

 (6) Hợp lý hóa: Thanh minh cho hành động của ai đó theo cách chỉ phục vụ bản thân, không có căn cứ

 (7) Thoái lui: Trở lại thời kì phát triển thấp hơn (thời kì môi miệng, hậu môn)

 (8) Đồng nhất hóa

 (9) Thăng hoa:

 (10) Di chuyển:

 11, 12, 13..

8. Nguyên nhân các vấn đề tâm bệnh theo lý thuyết phân tâm?

9. Các kỹ thuật, phương pháp trị liệu phân tâm:

- Liên tưởng tự do

- Giải mộng

- Phân tích sự chống đối

- Chuyển dịch và chuyển dịch ngược

10. Đánh giá phân tâm học:

Thành công:

- Đề xuất lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về nghiên cứu nhân cách con người (nguồn gốc sinh học, cấu trúc, động lực thúc đấy nhân cách phat triển)

- Ông đi vào lĩnh vực ít người nghiên cứu: Vô thức. Tìm ra vai trò vô thức

- PP nghiên cứu vô thức: PP liên tưởng tự do và PP phân tích giấc mơ->> ứng dụng chữa bênh tâm thần.

- Ứng dụng lý thuyết trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, hội họa..

Đặc biệt lý thuyết của ông đã xây dựng nền tảng cho tham vấn và trị liệu tâm lý sau này..

Hạn chế:

- Quá đề cao vai trò của vô thức

- PP luận: Quyết định luận sinh học và cơ học (đ/s tâm lý được tiền định bởi bản năng: Bản năng tính dục).

- Chính khát vọng tính dục trong 5 năm đầu đời và những trải nghiệm con người trải qua trong 5 năm đó quyết định tích cách, nhân cách con người. (điều này không hoàn toàn đúng).

- Tính thực nghiệm và tính chính xác của các khái niệm do ông đề xuất: Chưa chính xác, bị nghi ngờ.
 

Đính kèm

  • F8C2B204-6763-45CD-B320-C240FCEADAF0.jpeg
    F8C2B204-6763-45CD-B320-C240FCEADAF0.jpeg
    58,3 KB · Lượt xem: 0
×
Quay lại
Top