Bài giảng ruột thừa viêm cấp

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
BÀI
RUỘT THỪA VIÊM CẤP

Mục tiêu

1. Chẩn đoán được một trường hợp ruột thừa viêm cấp thể điển hình.
2. Trình bày được các thể lâm sàng của ruột thừa viêm cấp.
3. Trình bày được các biến chứng hay gặp của ruột thừa viêm cấp.
4. Nêu các phương pháp phẫu thuật bệnh viêm ruột thừa cấp.

1. Đại cương

Ruột thừa viêm (RTV) cấp là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoạikhoa hay gặp nhất. Tần suất RTV cấp song hành với tần suất của quá trìnhphát triển của mô bạch huyết, với tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn đầu của thậpniên. RTV thường xảy ra ở nam giới, đặc biệt vào tuổi dậy th.ì. Tỷ lệ nam/nữkhoảng 1,3:1.

Trong giai đoạn nghiên cứu từ 1975-1991, tỷ lệ giảm từ 100 trườnghợp/100.000 xuống 52 trường hợp/100.000 dân. Sự thay đổi này dường nhưkhông giải thích dựa vào công tác chẩn đoán đã được cải thiện, và lời giải thíchcho hiện tượng này vẫn còn chưa rõ ràng. Hiện nay 84% trường hợp cắt ruộtthừa (RT) được tiến hành vì một bệnh lý cấp. Tỷ lệ cắt bỏ RT bình thườngtrung bình là 16%.

2. Giải phẫu và chức năng ruột thừa

RT lần đầu tiên nhìn thấy được trong quá trình phát triển của phôi thailà vào tuần lễ thứ 8 của thai kỳ, có hình ảnh như một chỗ nhô lên ở phần cuốicủa manh tràng (MT). Trong cả giai đoạn phát triển trước và sau sinh, tốc độphát triển của MT vượt xa tốc độ phát triển của RT, nó làm di lệch vị trí của

RT đi vào trong và xuống dưới van hồi MT. Mối liên hệ giữa gốc RT và MT vẫnhằng định, trong khi đó có thể thấy đầu của RT ở sau MT, tiểu khung, dướiMT, trước hồi tràng, hoặc ở quanh đại tràng (ĐT) phải..

Trong nhiều năm, RT được xem như là một cơ quan vết tích không cóchức năng. Hiện nay người ta đã nhận thấy rằng RT là một cơ quan miễn dịch,nó tham gia tích cực vào sự chế tiết globulin miễn dịch (Ig), đặc biệt là IgA.

Mặc dù RT là một thành phần phối hợp giữa ruột với hệ thống tổ chức bạch huyết, nhưng chức năng của nó không quan trọng và cắt RT không đi kèm theo bất kỳ yếu tố nào làm thuận lợi cho quá trình nhiễm khuẩn hay bất kỳ biểu hiện nào về suy giảm miễn dịch. Tổ chức bạch huyết lần đầu tiên hiện diện ở RT là vào tuần lễ thứ hai sau sinh. Số lượng tổ chức gia tăng trong suốt giai đoạn dậy th.ì, vẫn còn duy trì như vậy trong thập kỷ kế tiếp và sau đó bắt đầu giảm đều đặn theo tuổi. Sau 60 tuổi, thực sự không còn tổ chức bạch huyết trong RT, và thường có tắc hoàn toàn lòng RT.

3. Nguyên nhân và sinh lý bệnh của ruột thừa viêm cấp
4. Triệu chứng và chẩn đoán

4.1. Cơ năng
4.2. Dấu hiệu thực thể
4.3. Xét nghiệm cận lâm sàng
4.4. Viêm ruột thừa vỡ mủ
5. Chẩn đoán phân biệt
5.1. Viêm hạch mạc treo cấp tính
5.2. Viêm dạ dày- ruột cấp
5.3. Bệnh lý của nam giới
5.4. Viêm túi thừa Meckel
5.5. Lồng ruột
5.6. Loét dạ dày-tá tràng bị thủng
5.7. Các thương tổn khác
5.8. Viêm túi thừa mạc nối đại tràng
5.9. Nhiễm trùng đường tiết niệu
5.10. Viêm hoặc áp xe cơ thắt lưng chậu bên phải
5.11. Sỏi niệu quản
5.12. Viêm phúc mạc nguyên phát
5.13. Bệnh do vi khuẩn giống Yersinia gây
5.14. Viêm phần phụ và vỡ nang De Graaf
5.15. Các bệnh khác ít gặp
6. Một số thể ruột thừa viêm cấp đặc biệt
6.1. Bệnh ruột thừa viêm ở trẻ em
6.2 . Ruột thừa viêm ở người già
6.3. Ruột thừa viêm trong thai kỳ
6.4. Ruột thừa viêm ở bệnh nhân nhiễm HIV hoặc AIDS
7. Tiến triển và biến chứng của ruột thừa viêm cấp
8.1. Cắt ruột thừa hở
8.2. Cắt ruột thừa viêm qua nội soi ổ bụng

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
.....

Các bạn có thể xem chi tiết ở đây

ST
 

Đính kèm

  • BÀI 10.docx
    31,7 KB · Lượt xem: 252
Cái này chắc dành cho sinh viên trong ngành thôi, chứ ngoài ngành thì đừng dại mà tự xử lý mà nên gọi bác sĩ
 
bài giảng dành cho sinh viên ngành y trong cuốn ngoại bệnh lí của PGS.TS. Phạm Văn Lình ( NXB y học )
 
×
Quay lại
Top