Kênh Sinh Viên

Tím và Bạc
Tím và Bạc
Bạn cần giúp gì?
GinxShiho_love
GinxShiho_love
lịch sử về nhật thời chiến quốc, hurry up
Tím và Bạc
Tím và Bạc
Thời kỳ Chiến quốc (戦国時代 (戰國時代) (Chiến quốc thời đại) sengoku jidai?), là thời kỳ của các chuyển biến xã hội, mưu mô chính trị, và gần như những cuộc xung đột quân sự liên tục ở Nhật Bản, bắt đầu từ giữa thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 16.

Mặc dù Mạc phủ Ashikaga vẫn giữ cấu trúc của Mạc phủ Kamakura và xây dựng một chính quyền của các chiến binh dựa trên các quyền kinh tế xã hội và bổn phận tương tự như nhà Hōjō với bộ luật "Trinh Vĩnh" (Jōei) năm 1232, họ không thể giành được lòng trung thành của rất nhiều đại danh, đặc biệt là ở những lãnh địa xa Kyoto. Khi thương mại với Trung Quốc tăng lên, kinh tế phát triển, và việc sử dụng tiền trở nên phổ biến và các thành phố thương mại xuất hiện. Điều này, cùng với sự phát triển của nông nghiệp và thương nghiệp quy mô nhỏ, dẫn đến tham vọng về quyền tự trị địa phương lớn hơn ở khắp các giai tầng xã hội. Vào đầu thế kỷ 15, tai họa vì thảm họa thiên nhiên như động đất và nạn đói thường lãm nảy sinh những cuộc nổi dậy của nông dân, những người đã bị vắt kiệt sức vì các khoản nợ và thuế khóa. Thời kỳ Chiến quốc bao gồm nhiều các thời đại nhỏ của tách biệt và sáp nhập.

Loạn Ōnin (1467–1477), cuộc chiến bắt nguồn từ sự nghèo khổ và chính thức nổ ra vì tranh cãi vì việc kế thừa ngôi Tướng quân, thường được coi là mốc đánh dấu thời điểm bắt đầu của Thời kỳ Chiến quốc. Quân đội phía Đông do Hosokawa và các đồng minh đụng độ với quân đội phía Tây của gia tộc Yamana, và giao chiến ở trong và xung quanh Kyoto suốt 11 năm, sau đó lan ra các tỉnh xa.
Tím và Bạc
Tím và Bạc
"Hạ khắc thượng"[sửa | sửa mã nguồn]
Sự chuyển biến dẫn đến sự yếu đi trông thấy của chính quyền trung ương, và trên toàn Nhật Bản, các lãnh chúa đại danh vươn lên để lấp đầy khoảng trống quyền lực đó. Trong cuộc chuyển giao quyền lực này, những gia tộc đã chuẩn bị tốt như gia tộc Takeda và gia tộc Imagawa, những người đã trở thành các thế lực cát cứ ngay cả dưới thời Mạc phủ Kamakura và Muromachi, có điều kiện mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình. Có nhiều người, tất nhiên, dần mất quyền lực và cuối cùng bị lật đổ bởi kẻ dưới. Hiện tượng những người cấp dưới tài giỏi từ chối tuân theo đẳng cấp của mình và dùng vũ lực để lật đổ kẻ lãnh đạo bạc nhược của mình được gọi là "Hạ khắc thượng" (下克上, gekokujō).

Ví dụ đầu tiên của hiện tượng này là Hōjō Sōun, người xuất thân khiêm nhường nhưng cuối cùng đoạt lấy quyền lực ở tỉnh Izu năm 1493. Dựa trên thành quả của Sōun, gia tộc Hōjō vẫn giữ được quyền lực lớn ở vùng Kanto cho đến khi bị Toyotomi Hideyoshi chinh phục vào cuối thời kỳ Chiến quốc.

Một số ví dụ đáng chú ý khác là việc tiếm quyền của gia tộc Miyoshi với gia tộc Hosokawa, gia tộc Oda với gia tộc Shiba, và gia tộc Saito với gia tộc Toki.

Những tổ chức tôn giáo có tổ chức tốt cũng đoạt lấy quyền lực chính trị bằng cách tập hợp nông dân khởi nghĩa và quân nổi dậy chống lại luật lệ của các daimyo. Các nhà sư của phái Tịnh độ chân tông tập hợp rất nhiều các Ikkō-ikki, là tổ chức thành công nhất, làm cho tỉnh Kaga giữ được sự độc lập gần 100 năm.

Thống nhất[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Thời kỳ Azuchi-Momoyama

Trận Kawanakajima năm 1561
Sau một thế kỷ rưỡi chiến tranh và bất ổn chính trị, Nhật Bản đã gần như được thống nhất bởi Oda Nobunaga, một lãnh chúa hạng vừa ở tỉnh Owari (ngày nay là tỉnh Aichi) để thống trị miền trung nước Nhật. Tuy nhiên vào năm 1582 chính Nobunaga trở thành nạn nhân của sự phản bội của chính tướng quân của mình, Akechi Mitsuhide. Điều này tạo cơ hội cho Toyotomi Hideyoshi (người xuất thân từ một anh lính "túc khinh" (ashigaru), vốn đã thành tướng quân ưu ái của Nobunaga từ trước do chứng minh được tài năng của mình trên chiến trường) dẫn quân về trừng phạt Akechi và trở thành người kế vị ông. Hideyoshi cuối cùng củng cố quyền thống trị của mình lên các lãnh chúa còn lại, và mặc dù ông không đủ tiêu chuẩn để được phong tước Chinh di Đại tướng quân như những người đứng đầu Mạc phủ khi xưa vì xuất thân thấp kém của mình, ông vẫn thống trị với tư cách một "Nhiếp chính" (Kampaku) cho gia đình của Nobunaga.

Khi Hideyoshi qua đời năm 1598 mà không có một người kế vị có tiềm năng, đất nước lại một lần nữa rơi vào cuộc tranh giành quyền lực, và lần này Tokugawa Ieyasu là người tận dụng được cơ hội.

Hideyoshi trên gi.ường bệnh đã chỉ định một nhóm các lãnh chúa hùng mạnh nhất Nhật Bản — Tokugawa, Maeda, Ukita, Uesugi, Mōri — để thành lập Hội đồng Ngũ Nguyên lão cho đến khi người con trai thơ bé của ông, Hideyori, đến tuổi trưởng thành. Một nền hòa bình giả tạo diễn ra sau cái chết của Maeda Toshiie năm 1599. Ngay sau đó, Ishida Mitsunari buộc tội Ieyasu không trung thành với gia tộc Toyotomi, hấp tấp tạo ra một cuộc khủng hoảng rồi dẫn đến trận Quan Ngã Nguyên (tức Sekigahara) vào năm 1600. Thường được coi là trận chiến lớn cuối cùng của thời Chiến quốc, chiến thắng của Ieyasu ở Quan Ngã Nguyên đã kết thúc sự thống trị của triều đại Toyotomi. Ba năm sau, Ieyasu nhận tước hiệu "Chinh di Đại tướng quân", và thiết lập Mạc phủ cuối cùng ở Nhật Bản (Mạc phủ Tokugawa), cho đến Minh Trị Duy Tân năm 1868.
Tím và Bạc
Tím và Bạc
Lịch sử Nhật Bản từ năm 1467 đến năm 1568 được gọi là thời kỳ Chiến Quốc. Trong giai đoạn lịch sử này các daimyo liên tục đem quân đánh lẫn nhau nhằm thôn tính đất đai và thống nhất thiên hạ. Trong số các daimyo hoạt động ở vùng Owari (tỉnh Aichi) có Oda Nobunaga.

Thời trai trẻ Oda Nobungaga không có gì đặc biệt ngược lại luôn bị những người xung quanh chế giễu là “thằng khờ”. Tuy nhiên sau khi cha qua đời và nắm quyền bính trong tay, Nobunaga đã gia tăng sức mạnh quân đội và tiêu diệt được các kẻ địch xung quanh thống nhất được vùng Owari.

Năm 1560, Imagawa Yoshimoto đang thống trị ở vùng Tokai đem đại quân 4,5 vạn người tới tấn công Owari. Nobunaga dẫn 2000 quân nghênh chiến và cắt được đầu Yoshimoto tại Okehazama. Bằng chiến thắng này Nobunaga gia nhập đội ngũ các daimyo chiến quốc. Sau đó Nobunaga tiêu diệt Saito ở Mino rồi lấy thành Gifu làm cứ điểm thực hiện mục tiêu thống nhất thiên hạ.

Sau cuộc chiến tranh Okehazama, Nobunaga chiêu tập thêm những người có khả năng và mở rộng lãnh thổ. Ông cũng là người nồng nhiệt đón nhận văn hóa nước ngoài và đối xử tốt với các giáo sĩ. Nobunaga dự đoán rằng trong các cuộc chiến tranh tiếp theo, súng cầm tay sẽ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng vì thế ông đã gấp rút chuẩn bị nhiều súng ống.

Nghe danh Nobunaga, Tướng quân Ashikaga Yoshiaki liền triệu ông về Kyoto. Nobunaga đem quân của mình nhập vào quân của Yoshiaki, tướng quân thứ 15 của Mạc phủ Muromachi. Nhờ liên hợp với Tokugawa Ieyasu, Nobunaga đánh bại được liên quân Asakura Yoshikage và em rể là Azai Nagamasa. Trong quá trình Nobunaga giao tranh với liên quân Asakura-Azai, các nhà sư ở chùa Enryaku-ji (tỉnh Shiga) đã giúp Asakura vì thế Nobunaga mở cuộc tấn công lên đỉnh núi Hiei nơi có chùa Enryaku-ji, đốt sạch chùa chiền, giết toàn bộ 4000 người ở đó bao gồm cả sư tăng, phụ nữ, trẻ em.

Thời gian trôi đi, Tướng quân Yoshiaki dần căm ghét Nobunaga nên đã gửi thư cho các võ tướng ở khắp nơi yêu cầu đánh đổ Nobunaga. Năm 1573 Nobunaga tấn công hàng phục được Yoshiaki chấm dứt Mạc phủ Muromachi. Cùng năm Nobunaga hạ được Asakura-Azai, tiếp đó tiến công Ise-Nagashima của phái Ikko rồi nổi lửa thiêu chết 2 vạn tín đồ của phái Ikko ở đây.

Năm 1575 Takeda Katsuyori người cai trị Kai (tỉnh Yamanashi) dẫn quân tấn công lãnh địa Mikawa của Tokugawa Ieyasu (tỉnh Aichi). Thành Nagashino ở đây bị quân Takeda vây chặt. Liên quân Nobunaga-Ieyasu đến cứu và xảy ra cuộc chiến Nagashino.

Quân Takeda có đội kị binh rất mạnh. Để đối phó Nobunaga đã cho xây dựng hàng rào để cản ngựa và chuẩn bị 3000 khẩu súng bắn hạ đội kị binh. Trận chiến này là ví dụ điển hình về tài năng quân sự của Nobunaga và sáng tạo trong việc dùng súng. Thông thường súng tay phải mất đến 30 giây mới bắn được một phát. Thời gian đó đủ để kỵ binh xông lên bởi thế Takeda rất tự tin. Loạt đạn đầu tiên từ phía quân Nobunaga bắn ra khiến một số kị binh đi tiên phong của Takeda ngã ngựa nhưng quân kỵ vẫn xông lên vì họ cho rằng khoảng thời gian 30 giây đủ để họ hạ sát các xạ thủ đang bận nhồi thuốc súng. Nhưng thật kỳ lạ, loạt súng thứ 2 rồi thứ 3 vẫn vang lên liên tiếp. Quân Nobunaga tiếp tục nổ súng cho đến khi quân Takeda bị đánh tan. Nobunaga có bí quyết nào chăng? Bí quyết nằm ở chỗ thay vì dàn quân cầm súng theo hàng ngang như chiến thuật phổ biến thời bấy giờ, Nobunaga đã trao những khẩu súng được chuẩn bị sẵn sàng cho quân lính và bố trí họ xếp làm ba hàng. Sau khi hàng thứ nhất bắn xong họ lùi ngay xuống sau hàng thứ ba và làm thao tác nạp thuốc súng. Sau đó hàng thứ hai tiến lên trước khai hỏa và lùi lại về sau hàng thứ nhất và lặp lại thao tác nạp thuốc súng như hàng một. Và rồi hàng thứ ba lại khai hỏa. Cứ thế, áp dụng chiến thuật này, quân Nobunaga đã liên tục nổ súng vào kỵ binh Takeda suốt từ đầu cho tới cuối trận đánh.

Nobunaga sau khi kiểm soát được vùng Trung bộ (chubu), Bắc bộ (hokuriku), Kinki liền bắt tay vào xây dựng ngôi thành lớn Azuchi gần hồ Biwa ở Omi (tỉnh Shiga ngày nay). Năm 1579 thành Azuchi xây xong. Phần thiên thủ các (lâu đài) có tới 5 tầng lầu đặt ở nơi cao nhất với chiều cao 46m được dát bạc rất hoành tráng. Cùng với việc xây dựng lâu đài, thành quách, Nobunaga ra sức xây dựng khu phố dưới chân lâu đài, tạo ra đường sá giao thông thuận lợi, bãi bỏ các trạm thu thuế, cho buôn bán tự do vì thế thương nhân toàn quốc đã tập trung về đây tạo ra cảnh phố xã buôn bán tấp nập ngày đêm.

Mặc dù Nobunaga đã kiểm soát được phần lớn các vùng đất quan trọng trên toàn quốc nhưng thế lực của phái Ikko tiếp tục chống đối. Chùa Hongan-ji ở Osaka cũng bắt tay với dòng họ Mori ở Shikoku đánh lại Nobunaga. Nobunaga phải dùng tới 7 chiếc thuyền bọc sắt tấn công Osaka mới đánh bại được thủy quân của Mori và hàng phục được Hongan-ji.Trong khi đó Hideyoshi, thuộc hạ của Nobunaga nhận lệnh tấn công Shikoku của Mori và tiến đến sát thành Takamatsu ở Chichu (tỉnh Okayama) nhưng không hạ được thành.

Nobunaga ra lệnh cho thuộc hạ Akechi Mitsuhide đem quân đi giúp Hideyoshi. Nhưng Mitsuhide trên đường đến Shikoku lại đột ngột đem quân tấn công Hongan-ji nơi Nobunaga đang ở. Nobunaga không chống đỡ nổi phải đốt chùa tự sát. Cuộc chiến chớp nhoáng diễn ra vào năm 1582 này được sử sách gọi là “Sự biến Hongan-ji”. Nobunaga chết ở tuổi 49 khi việc thống nhất thiên hạ ở ngay trước mắt.

Trong thời Chiến Quốc, rất nhiều người phương Tây trong đó có các giáo sĩ đã đến Nhật Bản và ghi lại những điều mắt thấy tai nghe ở xứ này. Frois, một giáo sĩ người Anh, đã ghi lại ấn tượng của mình về Oda Nobunaga, người mà ông đã từng gặp như sau: “Nobunaga cao trung bình và gầy. Thích võ thuật, tính cách thô lỗ, ngạo mạn rất đề cao danh dự. Tự mình quyết định mọi việc, không bao giờ nghe thuộc hạ, khinh miệt tất cả những người có địa vị cao. Có năng lực lí giải và phán đoán tốt không tin vào thần Phật. Đồng thời ghét những sự chậm chạp và không rõ ràng”. Những lời ghi chép trên hoàn toàn sát hợp với những gì Oda Nobunaga đã làm khi cầm quân chinh chiến.
Quay lại
Top