ngu dốt và lười nhác là nấm mồ của thành công

Yentran280296

Thành viên
Tham gia
5/9/2017
Bài viết
7
- Ai trong chúng ta từng KHOÁI CHÍ khi được khen “BẠN THÔNG MINH QUÁ?”
- Ai trong chúng ta từng CHỐI ĐÂY ĐẨY khi được khen “ÔI CHĂM CHỈ GHÊ”
- SAI LẦM THỨ NHẤT: Chúng ta thường mang trong mình một niềm tin đó là TÔN SÙNG SỰ THÔNG MINH. Tôi từng tư vấn cho hơn 100 người, mỗi lần tôi nói về những người có bản chất “Cậu thông minh đấy nhưng lười lắm” họ thường cười tươi như hoa vào gật đầu “đúng đúng”.
Trong mọi CÔNG THỨC thành công, Thông minh chỉ chiếm 1% thôi. Và tin tôi đi, phá bỏ niềm tin sai lệch đến đáng sợ rằng 1% đó ít nhưng không có nó thì không có thành công. Thông minh, bản chất là SỰ ỨNG BIẾN nhanh nhẹn trước vấn đề, và sự ứng biến đó hoàn toàn ĐƯỢC RÈN LUYỆN QUA HỌC TẬP. Nên dù có bị tiêm nhiễm vào đầu rằng “BẠN HỌC NGU NHƯ BÒ THÌ LÀM GÌ ĐƯỢC CHO ĐỜI”
1f914.png
1f914.png
1f914.png
hãy phẩy tay
270b.png
✋️và BƯỚC TIẾP con đường bạn chọn. Việc NGƯỜI KHÁC ĐÁNH GIÁ bạn KHÔNG BAO GIỜ quan trọng bằng KẾT QUẢ bạn tạo ra, hãy chứng minh họ sai bằng KẾT QUẢ ĐÚNG của bạn.
1f44d_1f3fb.png

Chính niềm tin sai lầm đó dẫn đến nấm MỒ CHÔN của thành công, nó TRIỆT TIÊU mong muốn được cần cù, chăm chỉ của bạn theo kiểu “- ối mày chăm ghê – không! T có chăm gì đâu, gần học t mới thi đấy”. Và rồi bạn sẽ không bao giờ lọt vào top 5% người giàu có nhất. (lại bởi niềm tin khác – Mình không bao giờ làm được. Điều này sẽ có bài riêng để chia sẻ.)
Bản chất của thành công xuất phát từ SUY NGHĨ. SUY NGHĨ đúng tạo nên cảm xúc đúng, CẢM XÚC đúng tạo nên hành động đúng, HÀNH ĐỘNG đúng tạo nên kết quả đúng. Và ngược lại. Nếu bạn tin bạn lười lắm, bạn sẽ có cảm xúc không muốn làm, tạo nên hành động “mặc kệ đời” và dẫn tới kết quả úp mặt vào bùn.
1f926_1f3fc_200d_2642.png
‍♂️
Chỉ khi bạn tin “tôi có thể chăm chỉ, tôi cam kết chăm chỉ học tập mỗi ngày
1f64b_1f3fb_200d_2642.png
‍♂️ (Học tập ở đây không đánh đồng học tập trên lớp, nó là cả học kiến thức văn hoá, học kĩ năng sống, đọc sách, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ người khác,…)” khi đó bạn mới có thể tạo cảm xúc mong muốn hành động, và hành động thực sự là SUY NGHĨ mỗi ngày
1f44c_1f3fb.png
, TRAU DỒI mỗi ngày, TẠO NÊN KẾT QUẢ VIÊN MÃN
- SAI LẦM THỨ HAI: chính là NIỀM TIN VỀ THÀNH CÔNG. Bạn luôn coi thành công là một ĐÍCH ĐẾN, là khi bạn đạt được ngưỡng hơn kì vọng hoặc ít nhất là kì vọng của bản thân (mà con người thì theo hướng càng lười càng mơ nhiều làm ít.) Và bạn bắt đầu học Tiếng Anh, hai tuần sau bạn thấy mình vẫn ngu Tiếng Anh, bạn nghĩ, mình không làm được rồi, khoai quá. Và bạn từ bỏ. Đó là niềm tin cần phải xoá bỏ ngay lập tức. Bạn cần tới 16 năm học Tiếng Việt mà nhiều khi viết văn câu cú vẫn lẫn lộn, nói Tiếng Việt hàng ngày, viết Tiếng Việt hàng ngày, mà chưa được như nhà văn, vậy mà học tiếng Anh chưa tròn năm đã kêu “thôi chả được đâu, mình chả có năng khiếu”. Lại quay lại niềm tin thứ nhất: Quá tôn sùng thông minh
1f645_1f3fb_200d_2640.png

Đã ai nói với bạn, thông minh là một điều QUÁ BÌNH THƯỜNG chưa? Có người giỏi toán thì thông minh toán học, người giỏi văn thông minh ngôn ngữ, không giỏi hai thứ trên thì vẫn còn 6 thứ nữa cơ (thiên nhiên, nội tâm, giao tiếp, âm nhạc, thị giác, vận động). Mỗi người đều có ít nhất 3/8 loại hình trí thông minh, chỉ là bạn có ĐỦ TẦM để nhận ra hay không thôi. Vậy nên, thông minh cũng chẳng phải điều gì đáng tự hào.
Thay đổi niềm tin về bản thân từ hôm nay, bạn DÁM không?
Bạn có DÁM CAM KẾT với chính mình và mọi người bằng một lòng tự trọng của một người Việt Nam rằng “tôi tin mình có thể chăm chỉ, tôi tin mình có thể thành công”???
Khi làm được điều đó, mới đáng tự hào vỗ ngực xưng TÔI. Còn giữ trong mình niềm tin “Tôi thông minh, nhưng lười lắm” thì hãy tự mình ngẫm lại.
 
nghe câu này thấy sai sai, lười nhác và ngu dốt mà thành công được thì những người giỏi sẽ thế nào
 
×
Quay lại
Top