3 cách hiệu quả để tránh môi nứt nẻ vào mùa đông mà bạn nên biết !

lochambacon

Thành viên
Tham gia
18/12/2016
Bài viết
8
Khi mùa đông đến, môi bạn thường bị nứt nẻ và đau rát. Đó là bởi vì thời tiết hanh khô hay vì bạn liếm môi làm da trở nên thô ráp hoặc vì bạn đã sử dụng một số loại thuốc nhất định. Nẻ môi sẽ gây ra sự khó chịu cho bạn đặc biệt vào những tháng mùa đông lạnh lẽo. Nhưng đừng lo lắng bởi chỉ cần làm theo những phương pháp sau bạn đã có một đôi môi mềm mại ngay cả trong thời tiết khô lạnh.

Phương pháp 1: Chăm sóc đôi môi của bạn.

aid131598-900px-prevent-dry-chapped-lips-step-1-version-3.jpg


1. Uống thật nhiều nước.

Bị mất nước có thể khiến môi bạn bị khô, nẻ, vì thế hãy uống thật nhiều nước để giữ ẩm cho môi.

  • Không khí vào mùa đông đặc biệt khô thế nên hãy chú trọng cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.
  • Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.
2. Sử dụng máy giữ độ ẩm để tăng hơi nước trong không khí.

Nếu bạn sống ở vùng có khí hậu khô hạn thì việc giữ độ ẩm không khí là rất quan trọng để tránh gây nứt nẻ môi. Bạn có thể mua máy giữ độ ẩm không khí ở hầu hết các cửa hàng lớn hay các tiệm thuốc.

· Đảm bảo độ ẩm trong nhà bạn luôn ở khoảng 30-50%.

· Vệ sinh máy làm ẩm thường xuyên theo hướng dẫn sử dụng để giữ nó được sạch, tránh bị mốc và trở thành nơi kí sinh của các loài vi khuẩn gây bệnh.

· Sử dụng các loại son môi sẽ khiến cho môi bạn khô, vì thế bạn có thể thế chúng bằng các loại son dưỡng bóng nhẹ hay tốt hơn hết là để môi tự nhiên.

aid131598-900px-prevent-dry-chapped-lips-step-2-version-3.jpg


3. Tránh ra ngoài trong thời tiết khắc nghiệt mà không có biện pháp bảo vệ môi.

Để hở môi dưới ánh nắng, gió và cái lạnh sẽ làm giảm độ ẩm của môi dẫn đến nứt nẻ. Thế nên, hãy nhớ luôn luôn đeo khẩu trang hoặc sử dụng son dưỡng môi trước khi ra ngoài.

· Giữ ẩm môi với các loại son dưỡng có chứa chất chống nắng để tránh cho môi bị cháy. ( Lưu ý: Môi cũng có thể bị cháy nắng).

· Dùng son dưỡng 30 phút trước khi ra ngoài.

· Nếu đi bơi, nhớ thường xuyên thoa son dưỡng ẩm.

aid131598-900px-prevent-dry-chapped-lips-step-3-version-3.jpg


4. Kiểm tra lượng hấp thụ vitamin và các chất cần thiết khác của cơ thể.

Việc thiếu hụt bất kì loại vitamin nào cũng có thể khiến môi bạn bị khô nứt. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng cơ thể bạn đã hấp thu đủ các loại vitamin và chất khoáng sau (Nếu thiếu một trong các loại này thì phải thông báo với bác sĩ ngay lập tức).

· Vitamin B

· Sắt

· Các loại axit béo

· Các loại vitamin

· Bổ sung khoáng chất thiết yếu

Phương pháp 2: Dùng các loại thuốc bôi.

aid131598-900px-prevent-dry-chapped-lips-step-4-version-3.jpg


1. Sử dụng kem dưỡng ẩm.

Dùng kem dưỡng sẽ giúp môi giữ ẩm và hấp thụ nước dễ dàng hơn. Kem dưỡng ẩm trở thành một sản phẩm quan trọng giúp giữ môi bạn mềm mại hơn nhờ các thành phần sau:

· Bơ hạt mỡ

· Tinh dầu đà điểu

· Dầu Vitamin R

· Dầu dừa

aid131598-900px-prevent-dry-chapped-lips-step-5-version-3-1.jpg


2. Sử dụng son dưỡng.

Dùng son dưỡng có thể tăng khả năng lành vết thương và tránh bị nứt môi, hơn nữa, nó cũng giúp giữ độ ẩm và bảo vệ môi bạn khỏi các kích thích bên ngoài.

· Dùng son dưỡng các một đến hai giờ để tránh khô môi.

· Dùng dầu dưỡng với SPF (Sun Protection Factor : chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tia UVB, các loại bức xạ gây cháy nắng và thiệt hại cho làn da con người) ít nhất là 16 để bảo vệ môi bạn khỏi ánh nắng mặt trời.

· Sử dụng sơn dưỡng sau khi đã dùng kem dưỡng ẩm.

· Chọn các loại dầu dưỡng có chứa sáp ong, dầu và dimethicone (một thành phần được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, chăm sóc da và tóc).

aid131598-900px-prevent-dry-chapped-lips-step-6-version-3.jpg


3. Thử dùng sáp dầu hỏa.

Sáp dầu hỏa (như Vaseline) giúp giữ ẩm và bảo vệ môi, có tác dụng giống dầu dưỡng. Dùng sáp dầu hỏa cũng giúp bảo vệ môi khỏi ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời.

· Sử dụng kem chống nắng cho môi trước khi dùng sáp dầu hỏa.




Phương pháp 3: Tránh các chất kích thích
aid131598-900px-prevent-dry-chapped-lips-step-7-version-3.jpg


1. Tránh dùng các chất gây dị ứng.

Bạn có thể sẽ bị dị ứng với các chất tiếp xúc với môi, nước hoa và chất nhuộm màu là các tác nhân phổ biến. Nếu bạn thường xuyên bị nẻ môi, đứng sử dụng các sản phẩm có nước hoa và chất nhuộm màu.

· Kem đánh răng là một tác nhân khác dễ gây dị ứng. Nếu môi bạn bị ngứa, khô và đau rát hoặc phồng lên sau khi đánh răng, có thể bạn đã bị dị ứng với các thành phần trong loại kem đánh răng mà bạn đang dùng. Thử chuyển sang sử dụng các loại sản phẩm từ tự nhiên với ít chất bảo quản, màu, và hương liệu hóa học.

· Với phụ nữ, son môi là tác nhân phổ biến nhất gây ra viêm môi trong khi kem đánh răng lại phổ biến hơn đối với nam.

aid131598-900px-prevent-dry-chapped-lips-step-8-version-3.jpg


2. Bạn nhớ đừng liếm môi.

Liếm môi sẽ khiến cho vết nứt thêm nặng hơn mặc dù bạn nghĩ nó sẽ giúp môi ẩm ướt. Thực tế, những người liếm môi quá nhiều thường bị bệnh viêm môi do nước bọt và bị nổi bọng nước quanh miệng. Chính vì thế, hãy dùng kem dưỡng để giữ ẩm cho môi hiệu quả hơn.

· Tránh sử dụng son dưỡng có hương vị vì các loại này có thể làm cho môi nứt nẻ hơn.

· Đừng lạm dụng bất kì một loại sản phẩm nào.

aid131598-900px-prevent-dry-chapped-lips-step-9-version-3.jpg


3. Đừng cắn môi hay gỡ phần đóng vảy trên môi.

Cắn môi sẽ làm giảm khả năng tự bảo vệ của chúng và gây ra các vết nẻ trầm trọng hơn. Hãy để môi bạn tự lành và tác động lên chúng.

· Chú ý vì bạn có thể vô thức cắn môi khi không để ý.

· Nhờ bạn bè nhắc chở khi thấy bạn đang cắn môi hay gỡ phần đóng váy trên môi.

aid131598-900px-prevent-dry-chapped-lips-step-10-version-3.jpg


4. Tránh ăn một số loại thức ăn nhất định.

Các loại thức ăn cay và chứa nhiều axit sẽ kích thích vết nứt của môi, vì vậy, sau khi ăn hãy chú ý môi bạn để xem có dấu hiệu của vết tấy hay không. Tốt Nếu có bạn nên loại bỏ các loại thức ăn này khỏi chế độ ăn uống trong một vài tuần để vết tấy bớt sưng.

· Tránh các món ăn có nhiều tiêu cay hoặc muối.

· Đừng ăn các loại thức ăn có chứa axit cao như cà chua.

· Tránh một số loại thức ăn chứa các tác nhân kích thích, như xoài,…

5. Hít thở bằng mũi.

Hít thở liên tục bằng miệng có thể dẫn đến khô môi và nứt nẻ, lúc đó, hãy thở qua mũi.

· Nếu bạn không thể thở sâu, hãy hỏi bác sĩ vì bạn có thể bị dị ứng hoặc mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

aid131598-900px-prevent-dry-chapped-lips-step-11-version-3-1.jpg


6. Chú ý đơn thuốc của bạn.

Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm môi bạn khô nứt Hãy trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc làm môi nứt nẻ. Các loại thuốc này thường dùng để điều trị các bệnh:

· Bệnh trầm cảm

· Lo sợ

· Giảm đau

· Mụn trứng cá (Accutane)

· Tắc nghẽn đường hô hấp, dị ứng và các bệnh liên quan đến đường hô hấp

· Đừng bao giờ dừng dùng thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ..

· Hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc và cách giải quyết.

7. Nắm chắc thời điểm nên gặp bác sĩ.

Trong một vài trường hợp, môi bị nứt nẻ có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh cần sự quan tâm của bác sĩ. Nếu bạn có các dấu hiệu sau, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

· Môi nẻ lâu ngày mặc dù đã điều trị

· Vết nứt đặc biệt đau rát

· Vết tấy trên miệng bị chảy nước

· Bị nứt trong góc miệng

· Xuất hiện vết loét trên hoặc gần miệng

· Vết loét không tự lành được.

Theo WikiHow
Khánh Linh - Kenhsinhvien.vn dịch
 
Chủ xị ơi, nếu dị ứng với mỹ phẩm thì thay son dưỡng bằng cái gì ?
 
@Ran Miyu son dưỡng không phải mỹ phẩm đâu bạn. Nếu bị dị ứng bạn có thể dùng dầu dừa. Bạn biêt dầu dừa không?
 
ngày nào mình cũng bóc môi, cả đống vảy, như kiểu bị mãn tính rồi ấy
 
×
Quay lại
Top