Xử trí các bệnh thông thường ngay tại nhà

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Bác sĩ Trần Văn Khanh, Phó chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ TP.HCM chia sẻ một số bí quyết giúp bạn nhận biết và chủ động xử trí các bệnh thông thường ở nhà khi mắc phải.

Đau đầu

Có hai loại đau đầu phổ biến: đau đầu căng cơ, đau nửa đầu.

- Đau đầu căng cơ có thể xảy ra ở những người bị căng thẳng, lo lắng kéo dài hoặc làm việc lâu ngày trong một tư thế đầu cố định (thợ may, chuyên viên vi tính). Trong khi đó, đau nửa đầu là triệu chứng liên quan đến các cơn co thắt mạch máu và những thay đổi khác trong não, cũng như những bất thường có tính di truyền trong một số khu vực nhất định của não.

- Những trường hợp này có thể khắc phục dễ dàng bằng cách: tắm nước ấm để giảm đau đầu do căng thẳng, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau tác dụng nhanh có chứa paracetamol của các hãng dược uy tín. Nên chọn công thức phối hợp paracetamol và caffeine giúp tăng cường hiệu quả giảm đau.

1382326789-chia-se-bi-quyet-be-benh-dau-dau--1-.jpg
Xử trí Sốt

Sốt là phản ứng của cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: cảm cúm, nhiễm trùng do mụn nhọt, ổ áp xe, vết thương bị mưng mủ… Ngoài ra, sốt còn do những nguyên nhân không nhiễm trùng khác: tiếp xúc với nước nóng, say nắng, mọc răng, sau tiêm chủng vắc xin,..

Đối với những người có thể trạng yếu, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sự tăng nhanh thân nhiệt do sốt có thể gây động kinh (sốt co giật). Ở người trưởng thành và người lớn tuổi, nếu không xử trí kịp thời thì sốt có thể xảy ra một số biến chứng ở hệ thần kinh, nhẹ thì nhức đầu, chóng mặt, nặng hơn thì lơ mơ, mê sảng, thậm chí gây co giật. Đối với hệ tim mạch thì có thể gây mạch nhanh, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng (nếu người bệnh có tiền sử tăng huyết áp thì rất nguy hiểm).

Khi trong gia đình có người bị sốt cao, chúng ta cần nắm được phương pháp hạ sốt bước đầu:

Nên nhận biết sốt bằng cách sử dụng nhiệt kế thay vì thói quen dùng tay sờ trán như hiện nay. Lưu ý nếu đo thân nhiệt ở nách thì phải cộng thêm 0,5 độ để có nhiệt độ chính xác.

Chườm mát bằng khăn ấm và lau khô mồ hôi, mặc quần áo mỏng.

Làm giảm thân nhiệt nhanh chóng bằng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol theo liều chỉ định, nên dùng 60mg/kg cân nặng trong 24 giờ, chia thành nhiều lần, có thể chia làm 4 giờ mỗi lần là hợp lý. Nên trữ sẵn thuốc hạ sốt ngay tại nhà để hạ sốt kịp thời khi có người thân bị sốt.

Cần đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu: sốt cao trên 38,5 độ, lơ mơ, ngủ li bì, xuất hiện co giật, buồn nôn; sốt kéo dài trên 5 ngày hay sốt kèm với các triệu chứng chảy nước mũi, ho, đờm,…


Đau đầu, sốt, cảm cúm, đau nhức,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, công việc, cuộc sống của bạn. (Nguồn: GSK)

Tạm biệt Cảm cúm

Bệnh thường bắt đầu bằng các biểu hiện từ đường hô hấp như: hắt hơi, sổ mũi, đau đầu…, sau đó sẽ tiến triển nhanh với các triệu chứng như: ho, có đờm, rát họng, mệt mỏi nhiều hơn… Vì vậy, nếu chủ quan không điều trị ngay, các triệu chứng ban đầu sẽ nhanh chóng làm cơ thể người bệnh giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm hô hấp…

Để tạm biệt cảm cúm, chúng ta có thể áp dụng một số cách như:

Giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ và chân, dùng xịt mũi NaCl hoặc nước biển sâu, uống thật nhiều nước, bổ sung vitamin C…

Song song đó, nên dựa vào triệu chứng và chọn thuốc trị cảm cúm có các thành phần phù hợp để hạn chế các biến chứng không mong muốn, như Phenylephrine (PE) xung huyết mũi như sổ mũi nghẹt mũi, paracetamol để giảm đau và hạ sốt, noscapine giảm ho, terpin hydrate long đờm, đặc biệt khi bị cảm cúm người bệnh rất hay bị buồn ngủ, lờ đờ nên thuốc kết hợp thành phần caffeine giúp không gây buồn ngủ là phù hợp. Với các triệu chứng cơ bản như sổ mũi, đau đầu, đau nhức mình mẩy, có thể cân nhắc chọn các thuốc cảm cúm phối hợp 3 thành phần. Nếu có thêm các triệu chứng như ho, đau họng nhẹ, có đờm, có thể cân nhắc chọn thuốc cảm cúm tổng hợp 6 thành phần. Để có thể tiếp tục với việc học hay công việc, nên chọn các thuốc có chứa thành phần chống buồn ngủ và hạn chế các công thức gây buồn ngủ.

Cần lưu ý, trong trường hợp bệnh kéo dài hơn 10 ngày hay có dấu hiệu trở nặng: tai chảy nước, suy hô hấp… bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế ngay để thăm khám và điều trị.

Đau nhức mình mẩy và đau do viêm cơ xương khớp

Biểu hiện của viêm gồm: sưng, nóng, đỏ. Các vị trí thường bị ảnh hưởng là tay, chân, sống lưng, cơ bắp hay các khớp bị đau khi phải mang vác đồ, ngồi lâu, đi nhiều. Trong khi đó, các cơn nhức mỏi mình mẩy, không kể tuổi tác, phần lớn là do khiêng vác nặng, bế trẻ con lên xe, ngồi lâu, sai tư thế, mang giày cao gót, trật chân hoặc vận động lặp đi lặp lại nhiều lần như đánh máy tính, lái xe, đi bộ quá nhiều, đứng quá lâu…

Đau cơ xương khớp nói chung tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, từ việc đi lại, vận động đến lao động…

Thông thường, chúng ta có xu hướng chịu đựng các cơn đau vì mức độ phát triển chậm. Tuy nhiên, đây là sai lầm hết sức nguy hiểm, bởi khi không xử trí sớm, tình trạng viêm này nhanh chóng nặng lên và lan sang các khớp khác do các khớp khác phải “gánh vác” vai trò của khớp bị viêm dẫn đến quá tải, và theo thời gian, sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Theo thống kê từ Khoa Thấp khớp Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, tại Việt Nam có đến 50% bệnh nhân viêm cơ khớp bị ảnh hưởng nặng nề về chức năng và giảm thọ.

Cần thiết nên lựa chọn thuốc giảm đau vừa hiệu quả vừa an toàn, sự phối hợp giữa thuốc paracetamol giảm đau đường uống và thuốc giảm đau - kháng viêm ngoài da chứa NSAID như Diclofenac sẽ đạt hiệu quả điều trị cao.

Những biện pháp được nêu trong bài viết là những gợi ý chung, người bệnh nếu có những bệnh lý cụ thể vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.

Theo 24h
 
×
Quay lại
Top