Xử lý vết thương phần mềm thế nào ?

RMITlife

Thành viên
Tham gia
16/12/2014
Bài viết
21
Vết thương phần mềm là các thương tích gây rách da và làm tổn thương phần mềm dưới da.
Xử lý vết thương phần mềm đòi hỏi phải cầm máu vết thương kịp thời và tránh làm vết thương bị nhiễm khuẩn.
Một số vết thương có chứa dị vật cần phải được rút ra nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến mạch máu và dây thần kinh.

xulyvetthuongphanmem.jpg


Xử lý vết thương phần mềm như thế nào?

Nạn nhân cần được xử lý vết thương phần mềm trong thời gian trước 6 - 8h kể từ khi bị thương. Nên xử lý vết thương càng nhanh càng tốt, đúng cách để vết thương nhanh lành và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng vết thương

1. Cầm máu vết thương

Ngăn không cho máu chảy bằng cách ấn mạnh vào vết thương cho máu ngừng chảy trong 1-2 phút, vết thương lớn nên dùng tay ấn vào mạch máu dẫn tới vết thương cho máu ngừng chảy. Nên nâng vị trí bị thương cao hơn tim để hạn chế chảy máu quá nhiều tới vết thương.
Vết thương càng lớn thì máu chảy càng nhiều, khi vết thương chảy máu sẽ hình thành máu tụ chèn ép mạch máu gây thiếu oxi máu tới vết thương. Khi vết thương chảy máu không được xử trí kịp thời làm lượng máu mất nhiều cơ thể sẽ có cơ chế co mạch máu lại hạn chế sự chảy máu vì vậy đại thực bào có chức năng chống nhiễm trùng bị hạn chế hoạt động làm vết thương khó liền.

2. Sát khuẩn vết thương

Sát khuẩn bên ngoài vết thương từ trong ra, không sát trùng vào vết thương sẽ gây tổn thương tế bào, tổ chức lành.
Khi sơ cứu vết thương chưa thật sự làm sạch vết thương nên tuyệt đối không dùng thuốc trị vết thương hay rắc kháng sinh vào vết thương.

Vết thương không được chăm sóc tốt sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng vết thương, khi vết thương có sự xâm nhập của vi khuẩn cần từ 6-8h để vi khuẩn có thể sinh trưởng và gây nhiễm trùng rõ rêt.
Trong thời gian ấy nên biết cách xử trí vết thương phần mềm đúng cách để loại bỏ vi khuẩn và điều kiện để vi khuẩn phát triển.

3. Lấy dị vật ra khỏi vết thương

Lấy dị vật và băng vết thương: nên lấy dị vật ra một cách nhẹ nhàng, nếu dị vật quá sâu và khó lấy nên tới cơ sở y tế lấy dị vật tránh làm tổn thương thêm các tổ chức khác đặc biệt là mạch máu và dây thần kinh. Băng vết thương lại sau khi đã được sơ cứu để bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng, ngăn nước đồng thời giảm sự
tác động của ngoại lực lên vết thương.

Đối với vết thương nhẹ, có thể không cần dùng thuốc hay kháng sinh vì vết thương có thể tự lành, cách xử lý vết thương phần mềm ở đây chủ yếu là tránh nước và hạn chế đụng chạm tới vết thương. Tuy nhiên nếu vết thương quá lớn cần tới sự điều trị của nhân viên y tế, sau khi vết thương được sơ cứu tại nhà nên đưa người bị thương tới sơ sở y tế. Tại đây các nhân viên y tế sẽ dùng thủ thuật để lấy hết các mô dập nát, máu tụ trong vết thương, cần thiết bệnh nhân sẽ được tiêm phòng uốn ván.

Sau khi vết thương được xử lý nên kiêng không cho vết thương nhiễm nước trong 5-7 ngày, nên kiêng một số thực phẩm có thể để lại sẹo như rau muống, trứng gà, đồ nếp… vết thương nên được thay băng và chăm sóc tránh nhiễm trùng. Ngoài ra nên sở dụng một số loại thuốc bôi vết thương hở để vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng vết thương.

Nguồn bài viết : Xử lí vết thương
 
Xức thuốc đỏ /ô xi già/ Povidine :)) :))
 
×
Quay lại
Top