Xóa Tan Nỗi Sợ Khi Nói Trước Công Chúng

benhi2311

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/7/2011
Bài viết
165
Mọi người thường cho rằng nói trước công chúng là điều đáng lo nhất, nhưng sớm hay muộn thì hầu hết chúng ta khi đã đi làm cũng có lần phải nói trước một nhóm đông người. Dù cho đó là buổi huấn luyện nhân viên mới, thuyết trình trước sếp của bạn hay chủ trì một cuộc phỏng vấn thì với kỹ năng nói trước công chúng hiệu quả sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc.
Tình huống được đặt ra ở lớp nói trước công chúng tại một trường Đại học, mỗi sinh viên phải thực hành một bài nói và những sinh viên còn lại sẽ đánh giá sau đó đưa ra kết quả. Một số sinh viên miệt mài tìm kiếm tư liệu, thông tin để làm nội dung bài nói phong phú hơn. Số khác lại không tập trung vào mảng nội dung mà đầu tư cho cách truyền tải bài nói. Qua nhiều khóa như vậy thì đánh giá của người nghe vẫn không thay đổi.

Theo bạn, nhóm sinh viên nào được đánh giá cao hơn?
A. Nhóm sinh viên có nội dung thuyết trình phong phú nhưng cách truyền tải tạm chấp nhận.
B. Nhóm sinh viên có cách truyền tải cuốn hút nhưng nội dung bình thường.

Thật bất ngờ, câu trả lời chính là B. Dĩ nhiên, tốt nhất là nên có nội dung phong phú và lối truyền tải hấp dẫn người nghe nhưng xét cho cùng thì lối truyền tải bài nói lại chiếm ưu thế hơn cả. Một lối truyền tải không gây hứng thú có thể khiến một đề tài vô cùng hấp dẫn sẽ trở nên nhàm chán, nhưng một lối truyền tải gây hứng thú ở người nghe lại khiến một đề tài không ra gì trở nên thật sống động.
Sau đây là 4 yếu tố mà một người diễn thuyết giỏi cần có, theo đó là rất nhiều cách giúp bạn phát triển các yếu tố này.

Sự tự tin :
Một người diễn thuyết giỏi thậm chí thỉnh thoảng cũng cảm thấy lo lắng khi nói nhưng họ đều cố gắng không thể hiện ra điều đó. Bạn có thể khiến người khác cảm nhận được sự tự tin của mình ở việc giao tiếp bằng mắt với họ khi nói, sử dụng những công cụ hỗ trợ nghe nhìn thật tự nhiên và nói một cách trôi chảy, tránh ậm ừ khi nói.

Sự đáng tin cậy :
Một nhận thức quan trọng ở người nghe là mức độ tín nhiêm của người diễn thuyết. Để xây dựng được sự tin tưởng ở những gì mình nói bạn phải chứng tỏ mình thật sự am hiểu về đề tài đó. Tuy nhiên, bạn không nên cố thể hiện mình là “người biết tất”.

Niềm yêu thích :
Người diễn thuyết khiến người khác thích thú lắng nghe chỉ khi họ biết yêu thích chính đề tài mà họ đang nói. Từ đó họ sẽ cảm thấy muốn chia sẻ với mọi người bằng sự hăng hái, lòng đam mê chứa trong từng cử chỉ, giọng nói. Luôn thể hiện được nguồn năng lượng dồi dào và thái độ nhiệt tình với chủ đề là những gì dễ thấy được ở những người này.

Sự thoải mái :
Diễn thuyết khác với thuyết giảng. Người diễn thuyết sẽ nói thật tự nhiên và thoải mái. Dù cho họ phải nói trước hàng trăm người thì cũng tương tự như nói trước một nhóm bạn vậy. Điều này có nghĩa là hãy luôn bám lấy nội dung nói, không cố tỏ ra quá trịnh trọng và dùng lối văn phong quá xa rời thực tế.

Các cách thức cải thiện những kỹ năng trên :
Như tất cả mọi kỹ năng khác, muốn có được chúng ta cần phải luyện tập. Hãy tận dụng những cơ hội nói trước nhiều người, có thể bắt đầu bằng những dịp giới thiệu nhân viên mới, hoặc khi công ty cần người xung phong cho vị trí mới.
Và giả sử nếu bạn được giao nhiệm vụ trình bày về chương trình huấn luyện nhân viên, hãy đảm bảo rằng bạn có một bảng đánh giá từ những ai đã tham dự buổi nói chuyện của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ghi lại hình ảnh của mình lúc luyện tập để tự khắc phục những điểm yếu khi nói và phát huy những kỹ năng bạn có.

Dale Carnegie Vietnam

Nguồn: Đắc Nhân Tâm
 
Thank you. Quan trọng là phải có một môi trường để thực hành. :)
 
×
Quay lại
Top