Xóa bỏ sự lo sợ trước giờ thuyết trình

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
Bạn chuẩn bị có một bài thuyết trình quan trọng? Bạn lo lắng và sợ hãi với việc phải nói trước đám đông? Đừng để tâm trạng đó ảnh hưởng đến phần trình bày của bạn, một vài cách sau có thể là giải pháp hữu hiệu cho bạn trong trường hợp này.

ky-nang-giao-tiep-thuyet-trinh.jpg

Xóa bỏ sự lo sợ trước giờ thuyết trình

1. Thừa nhận cảm xúc thật của mình

Nếu bạn đang sợ hãi, thay vì trốn tránh sẽ càng làm cho bạn thêm căng thẳng thì hãy thừa nhận điều đó. Bởi đó không phải là vấn đề nghiêm trọng, hầu như trước giờ thuyết trình ai cũng thường có tâm trạng đó, quan trọng là bạn có biết cách chế ngự nỗi sợ đó hay không. Bạn hãy điều chỉnh suy nghĩ của mình theo hướng tích cực, hãy nghĩ về những khán giả của bạn, những người sẽ chăm chú nghe bạn nói, về chủ đề bạn sẽ trình bày, về dáng vẻ của bạn khi nói trước đám đông. Những suy nghĩ tích cực đó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.

2. Dành vài phút để tĩnh tâm

Trước khi thuyết trình, bạn hãy dành cho mình một không gian yên tĩnh và một khoảng thời gian ngắn để bình tâm lại. Khi bạn lo lắng, sợ hãi, rất nhiều cảm xúc sẽ đan xen trong tâm trí bạn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung cho phần trình bày. Do đó, bạn có thể ra ngoài hành lang để hít thở không khí trong lành. Bạn tập cách hít thở chậm và sâu, điều này giúp bạn thư giãn hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống một cốc nước cho tinh thần tĩnh lại rồi quay vào bắt đầu thuyết trình. Như vậy, bạn sẽ có thêm sự tư tin và sáng suốt để có phần trình bày thu hút khán giả.

3. Chuẩn bị thật kỹ cho buổi thuyết trình

Mọi nỗi lo trong buổi thuyết trình thường xuất phát từ tâm lý sợ sai, sợ quên của người trình bày. Do đó, nếu bạn chuẩn bị bài thuyết trình của mình thật chu đáo và cẩn thận sẽ giảm bớt phần nào sự lo lắng và sợ hãi đó. Ngoài những nội dung chính của bài thuyết trình, minh họa trên Power Point, bạn nên có mặt sớm ở nơi thuyết trình ít nhất là 20 phút để chuẩn bị. Bạn cần kiểm tra lại trang phục của bản thân, dụng cụ thuyết trình như micro, máy chiếu, màn hình, máy tính,…để đảm bảo là những lỗi kỹ thuật căn bản sẽ không xuất hiện trong phần trình bày của bạn.

4. Thực hành thường xuyên

Trước khi thuyết trình khoảng 1 – 2 ngày, bạn nên dành ra thời gian để luyện tập trình bày trước. Bạn ghi rõ những gì phải nói ra giấy và tập nói trước gương, nếu có thể bạn nên nhờ một nhóm bạn xem và góp ý về cách trình bày của bạn như: dáng vẻ, giọng nói,…Và điều lưu ý và bạn phải canh thời gian để không chậm trễ hay quá giờ quy định. Bạn cũng có thể tự nghĩ ra những câu hỏi mà khán giả có thể sẽ hỏi về đề tài này và trả lời trước, điều này giúp bạn tìm hiểu sâu hơn nội dung đề tài và tránh trường hợp lúng túng khi khán giả đặt câu hỏi trong buổi thuyết trình.

Ngày nay, kỹ năng thuyết trình đã trở thành một trong những kỹ năng quan trọng không thể thiếu với giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên, nhân viên văn phòng, những người thường xuyên phải trình bày trước đám đông. Và sự lo lắng, sợ hãi trước giờ thuyết trình là điều không thể tránh khỏi, kể cả những người dù đã chuyên nghiệp cũng ít nhiều có tâm trạng này. Do đó, bạn cần bình tĩnh và tập cho mình những thói quen trên để có thể vượt qua nỗi sợ hãi đó và có một phần trình bày thật ấn tượng nhé. Chúc bạn thành công.

Nguồn: Xóa bỏ sự lo sợ trước giờ thuyết trình
 
×
Quay lại
Top