Xin chào Việt Nam!

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Trên đường đến Việt Nam vào mùa thu năm ngoái, trong đầu tôi luôn lơ lửng một câu hỏi: Liệu họ có ghét tôi không?

Trong chuyến đi ấy, dự kiến tôi sẽ có báo cáo về những tác động lâu dài của chất độc màu da cam, loại thuốc diệt cỏ độc hại đã tàn phá sức khỏe của các cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam. Tôi là một người Mỹ. Liệu cả 2 phía có chống lại tôi không?


connie.jpg


Tác giả bài viết đăng trên tờ Parade, nhà báo Mỹ Connie Schultz (Ảnh: Parade)



Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay tại Hà Nội, trời đã tối và khá oi bức. Ấn tượng đầu tiên tôi cảm nhận được là có nhiều người đã mỉm cười với tôi ở sân bay.
Một người đàn ông trung niên ngỏ ý giúp tôi mang hành lý, ông hỏi: “Bạn là người Mỹ?”. Tôi gật đầu, ông bắt tay tôi và nói: “Chào mừng đến Việt Nam. Hãy quay trở lại đây”.
Sáng sớm hôm sau, tôi gặp Nick Út. Chúng tôi sẽ cùng nhau làm việc trong 8 ngày.
Hầu hết người Mỹ không biết đến cái tên Nick Út, nhưng nếu bạn từng trải qua cuộc chiến tranh ở Việt Nam,bạn sẽ biết tại sao ông ấy quan trọng. Ngày 8/6/1972, ông đứng giữa đường quốc lộ 1 và chụp được bức ảnh “Em bé napalm”.
Tác phẩm để đời này ghi lại hình ảnh cô bé Kim Phúc, 9 tuổi gào thét chạy về phía ông, sau khi ngôi nhà của cô ở làng Trảng Bàng bị trúng bom napalm của Mỹ.
Nick sau đó đã nhanh chóng đưa cô bé đến bệnh viện. Bức ảnh “Em bé napalm” được ghi nhận là một trong những minh chứng về sự khốc liệt của chiến tranh, nó cũng góp phần không nhỏ kêu gọi chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Nick là một phóng viên ảnh của AP trong 45 năm, nhưng với những đồng nghiệp ông tựa như một ngôi sao trong nghề, và ở Việt Nam, tên tuổi ông được nhiều người kính trọng. Ông trở thành một công dân Mỹ vào năm 1984, nhưng trong các cuộc chuyện trò với chúng tôi, ông luôn khẳng định tình yêu của ông dành cho người dân quê hương mình chưa bao giờ tắt.
Khi làm việc với Nick, tôi có một chút lo lắng nhất định. Tôi biết rằng ông mới chỉ 21 tuổi khi ông chụp bức ảnh cô Kim Phúc, tôi cũng biết rằng ông đã mất 2 người anh em trong cuộc chiến, bản thân ông cũng từng 3 lần bị thương.
Tôi đã mường tượng về một người đàn ông rắn rỏi, từng trải nhưng sau khi tiếp xúc, tôi thấy ông rất vui vẻ và dễ gần.
Ngày qua ngày, tôi và Nick đã phải chứng kiến những nỗi đau hiển hiện không chỉ trên những tấm ảnh. Chúng tôi đã dành nhiều thời gian ở Làng Hữu Nghị do cựu chiến binh Mỹ George Mizo thành lập để cung cấp mái ấm cho các trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam.
Hai ngày sau đó, chúng tôi đến thăm một cơ sở tình thương khác, tại đây chúng tôi gặp các nữ thanh niên xung phong, họ bị bệnh, nhiều người có vấn đề về thần kinh- những di chứng cho chất độc màu da cam để lại.
Trong một cuộc gặp với các trẻ em khuyết tật, tôi đã phải đi bộ ra bên ngoài vì những hình ảnh quá đau thương. Ít phút sau, tôi thấy bàn tay của Nick dịu dàng đặt lên vai tôi. Sau đó, ông trở lại và nói điều gì đó bằng tiếng Việt khiến cho lũ trẻ cười sảng khoái.
Đến tối ngày thứ 3, Nick cho tôi biết chúng tôi sẽ đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm vào sáng hôm sau, nơi mỗi sáng có hàng trăm người Việt Nam có mặt ở đây để bắt đầu ngày mới của họ bằng những bài tập thể dục.
Nick nói với tôi trong hứng khởi: “Cô phải dậy sớm, Connie! 6h nhé! Tôi muốn cô gặp những người phụ nữ hát. Họ sẽ hát cho cô nghe”.
Tôi nhìn ông bằng ánh mắt ngạc nhiên. Ông nói tiếp: “Ở đó rất vui, Connie. Rồi cô sẽ thấy”.
Sáng hôm sau, trời lất phất mưa, chúng tôi cùng nhau đi trên các con đường Hà Nội không bao giờ vắng bóng xe cộ và có mặt ở địa điểm mà Nick nói. Tôi thấy những người phụ nữ đã ở tuổi ngũ tuần, thậm chí có thể họ còn lớn tuổi hơn thế.
Một số người cầm những chiếc ô rực rỡ sắc màu, họ vừa nhảy vừa hát trong làn mưa bụi. Sau bài hát thứ 3, một người phụ nữ mỉm cười và nắm lấy tay tôi. Cô ấy lại bắt đầu hát, và giúp tôi hòa vào điệu nhảy.
Tôi nhìn sang Nick, ông không thể ngừng cười. Tôi hỏi ông: “Cô ấy hát gì vậy? Cô ấy nói gì với tôi?”
Nick trả lời: “Cô ấy hát, cô ấy nói chúng ta là những người bạn”.
Tôi buông tay và ôm lấy người phụ nữ thật chặt./.

Theo Parade (VOV online)
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top