Xét tuyển thạc sĩ những điều bạn cần biết

linhntk

Thành viên
Tham gia
29/6/2016
Bài viết
0
Xem thêm: Văn bằng 2 quản trị kinh doanh -Văn bằng 2 Luật hà nội -Văn bằng 2 công nghệ thông tin
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ siết chặt các quy định liên quan đến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đặc biệt trong việc mở ngành và đánh giá chương trình đào tạo. Các chuyên gia đề xuất, các trường nên chú trọng đến chất lượng đào tạo sau đại học thay vì tập trung vào thay đổi hình thức thi.
Thạc sĩ, tiến sĩ là gì?
Những người có trình độ thạc sĩ là những người có trình độ chuyên ngành vững chắc. Sau khi được học nâng cao và cùng với kinh nghiệm làm việc đã tích lũy được, họ sẽ có thêm kiến thức liên ngành và năng lực thực hiện công tác chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo. Học vị thạc sĩ là một bậc đánh giá trình độ học vấn của một người. Những người muốn đi xa trên con đường học vấn và sự nghiệp đều sẽ học và theo đuổi tấm bằng thạc sĩ, rồi sau đó sẽ là tiến sĩ với đích đến cuối cùng là được phong (hoặc bổ nhiệm) làm Giáo sư. Ngoài ra, người lãnh bằng thạc sĩ có thể được dạy học tại trường đại học trên những lĩnh vực nào đó.
Xét tuyển thạc sĩ những điều bạn cần biết
Xét tuyển thạc sĩ, khó chọn người tài.
Chia sẻ với phóng viên, GS. TSKH Phùng Đắc Cam, Phó Hiệu trưởng đại học Thành Đô nói: “Theo tôi, ĐH Bách khoa Hà Nội không nên xét tuyển thạc sĩ bởi như thế chất lượng sẽ kém lắm”.
GS. Cam lý giải, nếu không qua thi cử thì tính chủ quan rất lớn. Trong khi xã hội đang hô hào nâng cao chất lượng giáo dục mà xét tuyển thạc sĩ thì chất lượng sẽ không tốt. Muốn nâng cao chất lượng mà không thi, “chỉ cử” thì không được. Do đó, nếu xét tuyển thạc sĩ thì khó chọn được người tài.
Cũng theo GS. TSKH Phùng Đắc Cam, một số ngành được phép xét tuyển thạc sĩ mà các ngành khác lại không được phép xét tuyển là không công bằng. Bởi ngành nào không cần có người giỏi. Trong một cỗ máy của xã hội, mỗi người giỏi một chút mới tạo nên được một xã hội tốt.
“Cho phép đào tạo thạc sĩ như thế là hồ đồ, không chuẩn. Cần phải có quy chuẩn, nếu Bộ làm thế thì chủ quan quá. Hậu quả, làm cho guồng máy xã hội bị yếu, cán bộ yếu, đất nước phát triển chậm là vì thế”, ông Cam cho hay.
GS. TSKH Phùng Đắc Cam cho rằng, hiện nay đào tạo, cấp bằng tiến sĩ, thạc sĩ quá dễ dãi. Ở cấp trường, viện cũng cấp được bằng tiến sĩ, thạc sĩ. Đó là lỗi của Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT đã hạ thấp tiêu chuẩn xuống khiến các luận án, luận văn tiến sĩ, thạc sĩ hiện nay rất yếu về mặt nội dung. Bằng thạc sĩ, tiến sĩ tính ứng dụng, không giúp ích gì cho xã hội, không đem lại hiệu quả.
“Bản thân tôi chấm rất nhiều đề tài thạc sĩ, tiến sĩ nhưng chưa bao giờ thỏa mãn”. ông Cam nói.
GS. TSKH Phùng Đắc Cam đề xuất, Bộ GD-ĐT nên chú trọng hơn về chất lượng đào tạo sau đại học. Bộ GD-ĐT không nên giao đào tạo sau đại học cho cấp trường hay cấp Viện quản lí và cấp bằng. Vì hội đồng ở trường hay ở Viện cũng vẫn sẽ có sự nể nang, thân thuộc nhau, hàng ngày va chạm, làm việc với nhau, còn lên Bộ sẽ khó hơn.
Cần xem lại quy trình đào tạo
Trong khi đó, GS.TSKH. Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, đầu vào xét tuyển hay thi tuyển không quan trọng mà cốt lõi vẫn là chất lượng đào tạo.
“Tôi cũng muốn ĐH Bách Khoa Hà Nội thử nghiệm hình thức xét tuyển thạc sĩ xem chất lượng có tốt hơn thi thạc sĩ như hiện nay không’, ông Dong nói.
Theo GS.TSKH. Phạm Tất Dong, hiện nay đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở Việt Nam thời gian đang “lạm phát”, không có kế hoạch dài hạn về đào tạo, chưa thống kê được từ nay đến năm 2020 mỗi ngành cần bao nhiêu tiến sĩ, bao nhiêu thạc sĩ.
“Ngành giáo dục đào tạo dở nhiều nên dư luận bức xúc. Nhiều tiến sĩ, thạc sĩ nhưng trình độ không đúng tầm. Có nghĩa là đào tạo nhưng không dùng được”, ông Dong cho hay.
GS.TSKH. Phạm Tất Dong cho biết, thực tế nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học, trình độ kém, không có việc làm, làm luôn thạc sĩ thì chất lượng không tốt cũng đúng. Một số có việc làm nhưng muốn lên cương vị nào đó thì làm thạc sĩ, tiến sĩ. Như vậy, nó trở thành một thị trường lớn, và với các cơ sở đào tạo, còn chỉ tiêu thì cứ tuyển.
Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, một số thầy quá dễ dãi, nhiều đề cương không đạt cũng không bị loại. Do đó, để nâng cao chất lượng thạc sĩ, ông Dong cho rằng, Bộ GD-ĐT nên xem lại quy trình đào tạo thạc sĩ ở trường, học viện.
Bộ giáo dục và đào tạo siết chặt đào tạo.
Dự kiến trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ quy định chặt chẽ hơn các điều kiện về đội ngũ giảng viên cũng như quy trình kiểm tra xác nhận các điều kiện bảo đảm chất lượng thực tế ở cơ sở đào tạo. Cụ thể, về đào tạo thạc sĩ, Bộ GD-ĐT dự kiến phải có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu có bằng tiến sĩ cùng ngành, ngành gần với ngành đề nghị cho phép đào tạo và không trùng với danh sách giảng viên cơ hữu của các ngành khác, trong đó có ít nhất 3 người cùng ngành.
Việc mở mới các ngành học trình độ thạc sĩ dự kiến cũng khó khăn hơn các quy định hiện hành. Cụ thể, để được mở mới ngành đào tạo trình độ thạc sĩ trong trường hợp tên ngành đào tạo mới chưa có trong danh mục đào tạo, nếu theo quy định hiện hành các trường chỉ phải bảo đảm trình bày luận cứ khoa học về ngành hoặc chuyên ngành đào tạo mới đã được hội đồng khoa học đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo tham khảo của một số trường Đại học đã được kiểm định ở nước ngoài thì ở quy định mới, các trường phải làm rõ luận cứ khoa học cũng như dự báo nhu cầu của xã hội về ngành đào tạo này. Ngoài ra, phải có ít nhất 2 ý kiến đồng thuận về chương trình đào tạo của cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Thêm vào đó, sau 2 khóa tốt nghiệp, cơ sở đào tạo còn phải tổ chức đánh giá chương trình đào tạo, chất lượng và hiệu quả đào tạo, việc làm của người học sau khi đào tạo; ý kiến của người sử dụng lao động về chương trình đào tạo và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực để làm cơ sở đề nghị GD-ĐT cho phép tiếp tục đào tạo và bổ sung tên ngành mới vào danh mục đào tạo hoặc dừng đào tạo.
 
×
Quay lại
Top