Xem ngón tay biết đoán bệnh

jiji

HC kháng chiến chống nắng
Thành viên thân thiết
Tham gia
13/12/2010
Bài viết
1.626
Bạn muốn biết liệu mình có dễ bị cảm lạnh, hoặc đau khớp khi về già? Hãy xem độ dài các ngón tay, các nhà khoa học khẳng định

1_11_1299059245_45_ngontay2.jpg


Theo nghiên cứu mới nhất từ Đại học Nottingham (Anh) thực hiện trên 2.000 người, độ dài của ngón tay, đặc biệt là ngón trỏ và ngón đeo nhẫn trên bàn tay phải, có thể dự báo những bệnh bạn dễ mắc hoặc thậm chí cả bệnh nan y như ung thư và tim mạch.

Chẳng hạn, nếu ngón đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ, bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối cao gấp đôi người thường.

Trong khi đó, theo một công trình khác do John Manning từ Đại học Swansea thực hiện trên 200 sinh viên, người có ngón đeo nhẫn dài lại hay bị cảm lạnh và ốm đau hơn so với người có ngón trỏ dài. Nhóm người này cũng được ghi nhận mắc thủy đậu và bệnh rubellar nhiều hơn.

Theo Timesofindia, lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu cho biết chiều dài của ngón tay được quyết định từ trong tử cung, do mức độ mà bào thai tiếp xúc với hoóc môn giới tính oestrogen và testosterone.

Testosterone - hay “hoóc môn nam” - làm tăng độ dài của ngón đeo nhẫn, còn oestrogen hay “hoóc môn nữ” lại giúp kéo dài ngón trỏ. Khi ngón trỏ của bạn dài hơn ngón đeo nhẫn hoặc ngược lại, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có nhiều testosterone hay oestrogen hơn trong cơ thể. Và chính sự tiếp xúc với các hoóc môn này ở thời kỳ bào thai dường như đã ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các loại bệnh về sau.

Cụ thể:
Người có ngón đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ:
- Dễ mắc viêm khớp gối, khớp hông và ngón tay
- Dễ mắc cảm lạnh và ốm đau thông thường, thủy đậu và rubella
- Có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn

Người có ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn:
- Nếu là phụ nữ thì có xu hướng dễ mắc ung thư vú, ung thư tử cung khi còn trẻ nhiều hơn. Họ cũng có nguy cơ bị rối loạn ăn uống.
- Đàn ông nhóm này dễ bị đau tim khi còn trẻ, dưới 50 tuổi.
- Hen, dị ứng phổ biến hơn ở nhóm người có ngón trỏ dài, đó là bởi họ đã tiếp xúc nhiều với oestrogen - tác nhân làm tăng hệ miễn dịch nhưng lại dễ dẫn đến phản ứng thái quá của hệ miễn dịch và dẫn đến dị ứng.
- Tin vui cho nhóm này là họ ít có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.

Sưu tầm
 
jiji ơi, thóc hỏi tí nhé! Móng tay mà màu nhợt nhạt, hơi trắng là thiếu chất gì vậy? Hay nó biểu hiện của bệnh gì?
 
Kiểu gì cũng bị bệnh :-<

jiji ơi, thóc hỏi tí nhé! Móng tay mà màu nhợt nhạt, hơi trắng là thiếu chất gì vậy? Hay nó biểu hiện của bệnh gì?
màu nhợt chắc là thiếu máu đó e,
nên ăn các thức ăn chứa nhiều sắt, hay mua thuốc về uống cũng được,:KSV@07:
 
anh ko có nói thật không?
Mà mình ngón đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ:KSV@17:
 
jiji ơi, thóc hỏi tí nhé! Móng tay mà màu nhợt nhạt, hơi trắng là thiếu chất gì vậy? Hay nó biểu hiện của bệnh gì?
Thóc ơi! thóc xem nhé!
Móng tay nhợt nhạt
Móng tay rất nhợt nhạt hoặc rất trắng đôi khi liên quan đến sự lão hóa. Nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng chẳng hạn như: Thiếu máu, Suy tim hoặc sung huyết, Bệnh gan, Suy dinh dưỡng.
tay1.jpg
Móng tay trắng
Nếu móng tay hầu hết là trắng kèm theo những viền sẫm màu hơn bạn có thể đã có những vấn đề về gan như viêm gan. Đồng thời với sắc trắng của móng tay, các ngón tay cũng có màu vàng, đó là một dấu hiệu nữa của các vấn đề về gan.
Móng tay vàng
Một trong những nguyên nhân chính của móng tay vàng là bị nhiễm nấm. Khi sự viêm nhiễm này trở nên nặng hơn, nền móng sẽ thụt vào, các móng tay trở nên dày hơn, rất giòn và dễ gẫy. Trong một số trường hợp hiếm gặp, móng ta vàng có thể là biểu hiện của bệnh nặng về tuyến giáp, tiểu đường, phổi và vẩy nến.
tay2.jpg
Móng tay có sắc xanh
Móng tay có sắc xanh là dấu hiệu của cơ thể bạn không nhận đủ oxy. Đó là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến phổi như viêm phổi. Sắc xanh sáng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Móng tay gợn sóng
Nếu bề mặt móng tay bạn gợn sóng hoặc có hõm, đó là dấu hiệu sớm của bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp. Sự đổi màu của móng ta là những dấu hiệu phổ biến sau đó, da dưới móng tay của bạn chuyển sang màu nâu đỏ. Bệnh vảy nến là bệnh ở da mà sự bắt đầu ở móng tay chiếm 10% thời gian của quá trình phát bệnh.
tay3.jpg
Móng tay bị nứt, bị tách
Móng tay khô, giòn, thường xuyên bị nứt là những dấu hiệu của bệnh về tuyến giáp. Nếu vết nứt kết hợp với màu vàng có thể móng tay bạn bị nhiễm nấm
Sưng phồng da bao quanh móng
Nếu da xung quanh móng xuất hiện màu đỏ và sưng phồng, đó có thể được xem là dấu hiệu của chứng viêm da viền móng tay. Nó có thể là kết quả của bệnh lupus (biểu hiện bằng các sợi mỏng, sừng hóa và teo đét ở mặt và các vùng da hở), hoặc là sự rối loạn các liên kết mô tế bào
Những đường viền màu đen bên dưới móng
Khi xuất hiện những viền màu đen dưới móng tay, bạn cần tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt vì đôi khi nó được gây ra bởi những khối u ác tính hoặc một dấu hiệu nguy hiểm của bệnh ung thư da.
tay4.jpg
Gặm móng tay
Đôi khi bạn nghĩ rằng gặm móng tay đơn giản chỉ là một thói quen, tuy nhiên đó lại là dấu hiệu của bệnh lo lắng kéo dài cần thiết có sự can thiệp của y học. Nó xuất hiện khi bạn bị ám ảnh bởi một điều gì đó. Nếu không thể tự mình điều khiển được thói quen này hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
hehe, mình thấy móng tay bạn mình như vậy nên mình hỏi thôi. Chứ móng tay thóc hồng hào vô cùng:KSV@01:
 
mình cũng j á. í quên, chưa cắt nữa.:KSV@09:
 
hi, học y là không được để móng tay dài đâu. Cắt đi nhé! Không nhiều vi trùng lắm đấy:KSV@08:
 
hihi. đùa tí thui thóc ơi, tuy là jiji chưa cắt nhưng móng tay ít khi để dài lém, tại mình cũng thấy khó chịu nữa. ko có vi trùng đâu, giống e bé quá.
 
×
Quay lại
Top