Xây dựng lòng tự trọng của bản thân – kỹ năng cần thiết của mỗi người

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
Tự trọng là kỹ năng cần thiết với tất cả mọi người. Nó giúp mỗi cá nhân phát triển để thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về nó để nâng bản thân mình lên một tầm cao hơn, bằng chính khả năng của bản thân mỗi người. Hãy thực hiện theo 10 bước sau đây để tự xây dựng lòng tự trọng của bản thân mình cũng như cải thiện các kỹ năng mềm liên quan của mình nhé!

Bước 1: “Nếu không có sự thay đổi, thì sẽ không có sự phát triển.”


Nếu bạn chưa bao giờ thử một cái gì mới lạ, bạn sẽ không bao giờ biết được những điều thú vị của bản thân. Hãy học cách trở thành một người dám mạo hiểm, phiêu lưu trong cuộc sống. Và tham gia các lớp học kỹ năng mềm, học hỏi bất cứ điều gì mới mẻ, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều mới lạ của bản thân mình.

xay-dung-long-tu-trong-cua-ban-than-ky-nang-can-thiet-cua-moi-nguoi.jpg

Bước 2: Hình dung ra những mục tiêu cần đạt.

Dĩ nhiên, chúng ta không thể nào hoàn thành tất cả những mục tiêu mà mình đề ra. Nhưng nếu bạn muốn sở hữu một căn nhà, khởi đầu công việc kinh doanh, có con, hay du lịch – bất kể là mục tiêu nào, bạn hãy hình dung nó và ở một mặt nào đấy, nó sẽ giúp cho một trong những giấc mơ của bạn sớm thành sự thật.

Bước 3: Liệt kê tất cả những thành tích mình đạt được.

Trong suốt cuộc đời, ai cũng đều có những thành tích đáng tự hào muốn khoe và muốn giấu. Cho dù đấy là kỉ niệm thời thơ ấu, một tấm hình về một thời gian hay địa điểm đặc biệt, một kỉ vật hay là một phần thưởng mà ta đạt được. Chúng ta đều có thể trưng bày những thành tích ấy trong tủ kính. Những thứ này có thể được lộng trong một tấm bảng hay treo trang trọng trên tường.

Bước 4: Cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn.

Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi bạn chúc mừng những thành công của người khác. Dù đó là con của bạn hay là một người nào khác, một người bạn cần một nơi nâng đỡ, hay một người nào đấy mà bạn khâm phục hoặc là đã giúp đỡ bạn, bạn sẽ học được rằng động viên tinh thần của người khác là một điều rất quan trọng cho cả bạn.

Bước 5: Hãy để giấc ngủ của bạn trở thành khoảng thời gian yên tĩnh và thảnh thơi.

Bạn phải xử lí rất nhiều việc phức tạp, căng thẳng trong ngày. Nhưng bạn nên cố gắng dành ra ít thời gian vào buổi chiều tối cho mình. Bạn phải học cách tạo ra một thiên đuờng cho mình, để chăm sóc cho bản thân. Nói tóm lại, nếu bạn không tạo ra được cảm giác bình yên cho mình thì ai sẽ làm được điều đó?

Bước 6: Phác thảo ra những mục tiêu cá nhân của bạn.

Ghi những mục tiêu ấy trên những tờ giấy nhỏ, hoặc vẽ sơ đồ tư duy để liệt kê chính xác những gì bạn muốn làm trong cuộc sống tương lai của mình. Như thế này bạn có thể dễ dàng cập nhật và thay đổi nó thường xuyên. Cuộc sống của chúng ta luôn trong trạng thái vận động, vì vậy mục đích của chúng ta sẽ không tránh khỏi việc có nhiều thay đổi.

Bước 7: Đơn giản hóa cuộc sống của bạn.

Bạn nên học cách ưu tiên cho nhiều quan trọng và không quan trọng trong cuộc sống của mình. Bạn có thể giữ mãi trong lòng điều gì đó thuộc về quá khứ. Và bạn cũng có quyền loại bỏ nó đi nếu như cần thiết để tiếp nhận điều gì đó có ý nghĩa hơn với mình.

Bước 8: Never give up!

Đôi lúc ta trở nên ngu ngốc, phạm sai lầm, và cảm thấy xấu hổ, hoặc nhầm lẫn trước mặt nhiều người. Và như thế… thì sao nào? Đa số mọi người ai cũng như vậy. Thật là hiếm có người nào chưa bao giờ phải nếm trải những rủi ro, thất bại. Điều tốt nhất nên làm là kiên trì ngay từ khi bắt đầu công việc. Có thể chúng ta không thích nó nhưng một khi chúng ta hoàn thành, chúng ta sẽ lạc quan hơn về bản thân vì đã hoàn chỉnh nó và thực hiện được lời hứa của mình. Nếu đầu hàng quá sớm mãi mãi bạn sẽ không nếm được mùi vị của thành công!

Bước 9: Hàn gắn lại những gì đã bị phá vỡ.

Nếu quá khứ đang ngăn cản bạn làm điều gì mà bạn muốn, bạn cần phải vượt qua và để tiến lên phía trước. Hãy suy nghĩ đến những lời thất hứa hay lời thề mà bạn cần hoàn thành, một cú điện thoại mà bạn chưa gọi. Trong bất kì trường hợp nào, bạn cũng phải nhớ điều chỉnh cách nhìn của mình. Thỉnh thoảng sự việc sẽ không được như ta mong muốn, nhưng chúng ta có thể học cách làm chủ cảm xúc của mình và thay đổi quan điểm cho phù hợp.

Bước 10: “Không một ai có thể làm cho bạn cảm thấy mình thấp kém nếu không có sự đồng ý của bạn” - Eleanor Roosevelt

Bạn cần phải trở thành người bạn tốt nhất và cổ động viên nhiệt tình nhất cho chính bản thân mình. Mọi người đều cần có người ủng hộ, và nếu bạn chẳng may không có, thì bạn hãy tự thân vận động! Hãy cổ vũ cho chính mình. Điều đó đôi khi nhiệm mầu hơn cả bạn tưởng tượng rất nhiều.

Khi người nào nói điều gì xấu hay làm bạn yếu lòng, hãy cố gắng nhìn vào những lời nhận xét ấy một cách tích cực. Vì chưa có ai không thay đổi từ những lời phê bình. Nếu trong lời đánh giá ấy có tính góp ý, hãy chấp nhận nó. Và hãy thử tìm hiểu tại sao người ta lại đưa ra lời phê bình ấy. Hãy bình tĩnh khi bị tạt một xô nước lạnh đầy cát vào mặt vì trong cát ấy có lắm tắm vài hạt vàng đấy!

Bây giờ bạn đã có nó. Một danh sách gồm mười cách thật đơn giản giúp bạn đạt được mục đích của mình. Hãy sử dụng bảng này để bắt đầu xây dựng lòng tự trọng cho bạn và bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra một người bạn tốt nhất của mình – là BẠN! CHÚC BẠN HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG

Hanhtrinhdelta.edu.vn ( Theo Motsach )
NGUỒN Xây dựng lòng tự trọng của bản thân – kỹ năng cần thiết của mỗi người



 
×
Quay lại
Top