Weibo đang thay đổi Trung Quốc như thế nào?

minhtan20xx

Nhân Viên Tư Vấn
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2012
Bài viết
2.256
Weibo đang thay đổi Trung Quốc như thế nào?

Tác giả: Đức Kiên đăng vào mục Chiến lược lúc 04/09/2012

Weibo mới chỉ thành lập được 3 năm, nhưng đang tiên phong trong việc giải quyết những thách thức mà Trung Quốc đang đối mặt.

Bắc Kinh: Vào tháng 1/2012, sau khi thất kinh được biết một nhà hàng quen thuộc của mình sử dụng những hóa chất độc hại để tạo vị cho thịt lợn mùi vị như thịt bò, We Heng, một sinh viên tại Thượng Hải đã lập một blog về an toàn thực phẩm ngay trong phòng KTX của mình. Chỉ sau 4 tháng, blog của anh đã thu hút tới trên 5 triệu lượt xem.

Wu Heng cười nói: “ Weibo là môi trường tuyệt vời để lan tỏa thông tin”

Weibo – phiên bản của Twitter tại Trung Quốc đến nay đã được 3 năm tuổi. Với những tính năng cơ bản như đăng ảnh, video, nhận xét, tin nhắn, Weibo đã phát triển với một tốc độ tên lửa và đạt 350 triệu người sử dụng (1/4 dân số Trung Quốc)

Wu chia sẻ rằng: “Hiện tại, rất nhiều người đã xem Weibo như nguồn tin chính, và tin tức trên đây lan truyền rất nhanh. Tôi thường cập nhật tài khoản của mình hàng ngày với những thông tin mới nhất về an toàn thực phẩm”

Tuy vậy, an toàn thực phẩm chỉ là một trong số rất nhiều vấn đề nóng hiện đã và đang gây ra nhiều tranh cãi và phản đối trên Weibo, tạo áp lực dư luận lên chính phủ. Năm ngoái, một vụ va chạm xe lửa tốc độ cao đã giết chết 40 người hay một dự án đắt đỏ xa hoa được giới báo chí quan tâm lại cần được bảo dưỡng khẩn cấp đã gây ra những làn sóng phản đối tương tự. Những lời bình luận trên Weibo chế giễu những lời biện hộ và nỗ lực che đậy sự quản lí yếu kém của các cơ quan chức năng.

Như Kaiser Kuo,giám đốc truyền thông của Baidu.com,một trong những trang tìm kiếm hàng đầu ở Trung Quốc đã nói:” Đây là sự việc chưa có tiền lệ ở Trung Quốc. Chưa bao giờ có một không gian công cộng nào lại có phạm vi và tầm ảnh hưởng lớn đến như vậy.Nó đang chi phối những cuộc đối thoại của cả đất nước.”

Những người đứng đầu Trung Quốc dường như đang lưỡng lự. Một mặt, Weibo cho họ cái nhìn sâu hơn về ý kiến của quần chúng nhân dân mà quả thực từ trước tới giờ họ chưa biết đến, đồng thời để một số người trút cơn bực tức trên mạng thay vì ngoài đường phố. Mặt khác, những người đứng đầu này lại không thể quen được hay là cảm thấy dễ chịu với sự soi xét của công chúng, và càng không phải những lời nhạo báng hay chế giễu.

Wang Chen, người đứng đầu cơ quan thông tin mạng quốc gia của Trung Quốc đã nói rằng Weibo và những trang mạng khác nên phục vụ xã hội hơn là đe dọa an ninh chung.

Để bảo đảm cho “an ninh chung”, mọi thứ trên Weibo cũng bị kiểm duyệt bởi Sina và những người chủ trang mạng khác. Những lời nhận xét, chỉ trích “nghiêm trọng” sẽ bị xóa đi, và thỉnh thoảng cả một tài khoản sẽ bị xóa. Isaac Mao, một blogger được ưa thích có đến 30000 người theo dõi khi mà tài khoản của anh bị đóng vào tháng 6. Anh ta đã công khai chỉ trích chương trình hàng không vũ trụ của Trung Quốc là sự phí phạm tiền của.

Một vài tháng trước đây, những blogger ở Trung Quốc thức dậy vào buổi sáng thứ 7 và nhận được tin nhắn: “Gần đây, những lời nhận xét của các blogger bắt đầu chứa những thông tin phạm pháp và không hợp lí, bao gồm cả những tin đồn. Để có thể dẹp bỏ được những tin đồn này, Weibo tạm hoãn những tính năng comment – nơi thường diễn ra những cuộc tranh cãi sinh động nhưng hiếm khi liên quan tới chủ đề, trong ba ngày.

Mao cũng chia sẻ rằng: ”Những người mà trước đây chẳng hề bàn luận gì cả cũng bắt đầu nhận ra những vấn đề của hệ thống. Tôi nghĩ rằng họ (những người kiểm duyệt) sợ là một khi họ giải tán Weibo hoàn toàn thì nó sẽ phản tác dụng.Tuy nhiên họ cũng đang thử nghiệm để xem người ta sẽ phản ứng như thế nào khi bị áp đặt nhiều giới hạn hơn. Vì bây giờ Weibo là chiến trường của trận chiến giữa tiếng nói “chính thức” và tiếng nói của quần chúng.”

Theo như một blogger và cũng là một nhà báo Trung Quốc, Michael Anti, điều đó không nhất thiết phải là như vậy. Anh ấy cũng cho rằng Weibo cũng có ích cho giới chính quyền. “ Nếu như bây giờ khi có một ai đó trong chính quyền trung ương muốn hành động chống lại chính quyền địa phương hay những cậu ấm cô chiêu của những quan chức cấp cao, thì họ sẽ đăng ngay tin tức trên Weibo hay Twitter, trang mạng đang thực sự thay đổi cách chúng ta theo dõi tin tức. Nếu Weibo là một chiến trường thì chính phủ cần phải tìm cách làm chủ nó, chứ không phải phá hủy nó.”

chinese-weibo-censor.gif


Kiểm duyệt 2.0

Anti ngờ vực rằng chẳng có mấy công dân có thể sử dụng Weibo để làm gì đó liên quan đến chính trị.

” Bạn không thể sử dụng Weibo để tổ chức cái gì đó.Bởi vì ngay khi bạn dùng từ “tụ tập ”, từ này sẽ được nhặt ra, và cảnh báo sẽ được gửi đến cảnh sát địa phương.Vì vậy ngay cả trước khi bạn tụ tập trước nhà hàng, bạn đã gặp cảnh sát ở đó. Tôi gọi đó là sự kiểm duyệt 2.0 ”. Anti chia sẻ

Gần đây, chính phủ đặt sức ép lên Weibo, bao gồm việc yêu cầu người dùng sử dụng tên thật khi đăng kí và kiểm soát các lời nhận xét chỉ ở mức “nhẹ nhàng” nhất có thể , đặc biệt trong đợt chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực. Trong một báo cáo của Harvard, được thực hiện bởi giáo sư khoa học xã hội Gary King phát hành vào tháng 6, đã chỉ ra rằng 13% nội dung trên các MXH của Trung Quốc bị xóa bỏ bởi những nhân viên kiểm duyệt, tuy nhiên một số những lời nhận xét tiêu cực lại vẫn được phép đăng.

Theo như báo cáo, những bài đăng với những lời nhận xét tiêu cực và thậm chí cay độc về chính quyền, những người đứng đầu chính phủ và các chính sách tồi có vẻ như thường thoát được sự kiểm duyệt. Thay vào đó, chương trình kiểm duyệt trực tuyến của Trung Quốc tập trung vào việc xóa bỏ, ngăn chặn những hành động tập thể bằng cách dìm đi những lời nhận xét đại diện hoặc khuyến khích vận động quần chúng.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi tin tức về cuộc biểu tình lớn của Hồng Kong những tuần gần đây phản đối việc Trung Quốc tăng cường kiểm soát chỉ xuất hiện thoáng qua trên Weibo.

Những người dùng Weibo đang sử dụng cái mà Baidu’s Kaiser Kuo gọi là “một chút sáng tạo vui vẻ” trong cách sự dụng từ đồng âm, chơi chữ,.. để truyền đạt suy nghĩ của họ. Những người muốn đăng những bài dài và mạnh mẽ thì thường đăng ảnh để vượt qua những nhà kiểm duyệt hay giới hạn từ. Kuo cho rằng những công ty truyền thông xã hội thường buộc phải cân bằng giữa việc chấp hành luật và việc để cho cộng đồng ảo của họ phát triển thịnh vượng

Theo anh, những công ty mạng ở Trung Quốc có hai ông chủ. Họ cần phải làm cho người sử dụng cảm thấy hài lòng, và họ không ảo tưởng là người dùng thích những kết quả đã qua kiểm duyệt hơn. “Chúng tôi buộc phải tuân thủ luật pháp Trung Quốc. Đồng thời, chúng tôi cũng buộc phải khai thác, tận dụng sự linh hoạt những khuôn khổ của mình.”

Một mối quan hệ kiểu mới

Nhiều người dùng Weibo đang dần biến đổi mối quan hệ giữa công dân Trung Quốc và chính phủ.

Nhà môi trường Ma Jun, người đứng đầu viện nghiên cứu vấn đề công và môi trường ( viện này đã lập ra một trang web liệt kê, gọi tên và ném đá những nhà máy ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc ) nói răng: Trước đây việc giao tiếp là một chiều, chính phủ phổ biến thông tin cho quần chúng . Nhưng Weibo thì hoàn toàn khác biệt. Nó tạo ra, lần đầu tiên trong lịch sử, phương thức giao tiếp hai chiều.”

Theo như Ma, Weibo giống như điều may mắn bất ngờ đem đến cho trang web của anh ấy, nó giúp lan truyền cũng như thu thập thông tin về những cá nhân tổ chức gây ô nhiễm môi trường thông qua chính độc giả. Chính quyền trung ương đã rất ủng hộ việc này, ngay cả khi những nhà chức trách địa phương đến cố gắng thuyết phục họ loại bỏ những thông tin bất lợi ấy đi.

Điều đó không có nghĩa rằng, nền dân chủ đang sắp sửa khởi phát. Ma khẳng định rằng dù cho những thay đổi mạnh mẽ mà Weibo đã mang đến trong 3 năm đầu đời của nó, xã hội dân sự Trung Quốc vẫn đang trong thời kì trứng nước.

“Hàng ngàn năm nay, đất nước này được điều hành theo trật tự từ trên xuống dưới, và nó chưa có truyền thống lâu đời cho tính minh bạch hay sự tham gia của quần chúng trong việc đưa ra các quyết định. Bây giờ là thời khắc quan trọng khi mà đất nước đang đứng trước rất nhiều thử thách. Môi trường chỉ là một trong số chúng, bên cạnh đó còn có nhiều những vấn đề xã hội khác. Nếu như chúng ta muốn giải quyết chúng một cách suôn sẻ, cần phải hiểu rằng chỉ riêng chính phủ không thể kiểm soát, xử lí một cách vĩ mô toàn diện những vấn nạn này được, mà cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.”

Một tầng lớp trung lưu đang nổi và ngày càng có tiếng nó sẵn sàng được đảm nhiệm vai trò đó và Weibo – một trang mạng ba năm tuổi – đang khiến cho chính phủ gặp khó khăn trong việc phớt lờ những yêu cầu đó của tầng lớp dân cư này

Theo Nguyễn Hoài Linh/YaleGlobal

https://westart.vn/2012/09/weibo-dang-thay-doi-trung-quoc-nhu-the-nao/
 
×
Quay lại
Top