Vùng biên nóng chuyện bỏ học

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Huyện An Phú, tỉnh An Giang là huyện vùng biên giáp tỉnh Kandal, Campuchia. Hàng năm có khoảng 1.200 học sinh là con em Việt kiều làm ăn trên đất bạn vượt sông qua các trường vùng biên xứ ta học tập.






Thế nhưng đa số Việt kiều sống vùng biên làm nghề đánh cá, làm ruộng thuê…, đời sống bấp bênh, lại thường di chuyển chỗ ở khiến tỉ lệ bỏ học của học sinh Việt kiều rất cao. Một số phụ huynh chỉ quan niệm cho con học chữ biết đọc, biết viết nên các em học xong lớp 3 đã bỏ học rất nhiều. Cấp THCS thì thường bỏ học vào năm lớp 6, lớp 7. Đó là chưa kể khi mùa vụ thất thường, học sinh theo cha mẹ bỏ đi nơi khác.

“Chỉ tiêu nào tôi cũng có thể phấn đấu được, chớ chỉ tiêu hạ tỉ lệ học sinh bỏ học là tôi chịu thua. Không thể nào qua bên kia biên giới vận động được”- cô Nguyễn Thị Sành, Hiệu trưởng trường Tiểu học B Khánh An, huyện An Phú than như vậy!

Áp lực vùng biên


images667991_image005.jpg

Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện An Phú, ở 2 cấp tiểu học và THCS của huyện đã có 1.182 học sinh Việt kiều Campuchia qua 4 trường TH và 2 trường THCS xứ ta để học. Nhiều nhất là Tiểu học A Khánh An - 507 học sinh, trường Tiểu học B Khánh An - 130 học sinh và THCS Khánh An - 186 học sinh.

Cô Nguyễn Thị Sành cho biết, hầu hết các em có người thân trong xã Khánh An, có đăng ký tạm trú tại hộ người quen, nhưng học xong thì qua đò về bên kia biên giới. Học sinh học xong lớp 3 là nghỉ đồng loạt, bởi cha mẹ các em chỉ quan niệm học để biết đọc, biết viết tiếng mẹ đẻ. Cụ thể, nhà trường thống kê, học sinh vào lớp 1 cách nay 5 năm là 120 em, đến lúc học xong lớp 5 còn 76 em. Xét hiệu quả đào tạo thì “đội sổ” trong toàn tỉnh.

Trường Tiểu học A Khánh An còn nặng nề hơn. Thầy Võ Phúc Đa, hiệu trưởng nói: “Trường có 1.227 học sinh thì có 507 em là Việt kiều, chiếm gần phân nửa. Số này luôn “hăm dọa” tụt sĩ số giữa chừng”.

Hầu hết học sinh Việt kiều của trường Tiểu học A Khánh An sống ở xã Preychrey, huyện Kothum, tỉnh Kandal. Cha mẹ các em qua đây thuê đất làm ruộng, nhận lô đìa cá, v.v… Đời sống khó khăn, thay đổi chỗ ở liên tục, cứ lúc thất mùa lúa, cá… họ lại bỏ đi nơi khác.

Thầy Võ Phúc Đa pha trò: “Đối với doanh nghiệp, khách hàng là thượng đế. Còn đối với đội ngũ thầy cô giáo ở đây, học sinh là thượng đế”.

Đến trường THCS Khánh An, thầy La Văn Bé, hiệu trưởng cho biết, trường có 603 học sinh thì có 190 học sinh Việt kiều Campuchia. Trong năm vừa rồi, bỏ học 42 em thì có 19 em đối tượng này. Thầy Bé chia sẻ: “Mùa “mần lô” tức là tát đìa, chụp đìa… diễn ra vào mùa nước kiệt nhất trong năm, khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 âm lịch, các em học sinh THCS theo cha mẹ bắt cá. Có em nghỉ tết ở nhà luôn. Mùa lũ là lúc tựu trường, các em hăng hái qua ở trọ nhà người quen đến hết mùa lũ. Đây chính là lúc các em học tập tốt nhứt”.

images667992_image007.jpg
Thầy trò trường TH B Vĩnh Hội Đông - An Phú - An Giang​
Đau đầu tìm giải pháp chống bỏ học


“Chỉ tiêu nào tôi cũng có thể phấn đấu được, chớ chỉ tiêu hạ tỉ lệ học sinh bỏ học là tôi chịu thua. Không thể nào qua bên kia biên giới vận động!”- cô Nguyễn Thị Sành, Hiệu trưởng trường tiểu học B Khánh An, huyện An Phú than! Cô Sành còn cho biết thêm, trường có giáo viên giỏi cấp tỉnh, có học sinh giỏi cấp tỉnh, nhưng chưa bao giờ nhận được danh hiệu tiên tiến vì tình trạng học sinh bỏ học ảnh hưởng đến phong trào và thành tích chung.


images667993_image009.jpg
Đi đò đến trường​

Ở trường Tiểu học A Khánh An, để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, nhà trường kết hợp với chính quyền xã, mời cả chính quyền xã bạn Preychrey cùng họp với ban đại diện cha mẹ học sinh vào đầu năm học và cuối học kỳ để nắm bắt tình hình học tập các em. Vận động chính quyền bạn hỗ trợ.

Đặc biệt, ban đại diện cha mẹ học sinh có cơ cấu phân nửa là phụ huynh Việt kiều - chọn những người tâm huyết, có hứng thú công tác xã hội để tiện liên lạc. Chỉ cần một học sinh bỏ học thì giáo viên điện thoại báo cho họ biết để xử lý.

Vì vậy, năm học vừa qua nhà trường phấn đấu hạ tỉ lệ học sinh bỏ học xuống còn 1,46% được xem là “kỳ tích”.
Đầu năm, nhà trường vận động tiếp sức đến trường. Học sinh địa phương thì nghèo “có sổ” mới được hỗ trợ, còn học sinh Việt kiều nghiễm nhiên được ưu tiên trước.

Tại trường THCS Khánh An, nhà trường hàng năm tổ chức hội thảo đề tài học sinh bỏ học, mời chính quyền bạn qua dự, mời tất cả phụ huynh tham gia. Nhờ cách làm này, 2 năm trước tỉ lệ bỏ học 11%, năm nay còn 6,97%.
Thầy Bé tiết lộ: “Nhà báo có biết giáo viên chủ nhiệm của trường tốn tiền gì nhứt không? Tiền điện thoại di động! Bình quân, vì một em học sinh bỏ học, giáo viên phải tốn 200 đến 300 ngàn đồng”.

Thi đua cứ mãi... thua đi


Chuyện thi đua, cô Sành than “vô phương”. Hai trường còn lại cũng đã có nhiều nỗ lực, nhưng không thể hạ tỉ lệ bỏ học cũng như tăng tỉ lệ huy động học sinh được, bởi một số nguyên do: Không thể qua biên giới vận động; đa số cha mẹ học sinh Việt kiều đều nghèo khó, tha phương cầu thực.

Thật đáng tiếc là đặc điểm học sinh Việt kiều nói chung ngoan, có chí học tập hơn các em địa phương. Thầy La Văn Bé cho biết, năm trước, có một học sinh Việt kiều đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh. Có một số em đã trưởng thành khá thành đạt, đang giảng dạy tại Đại học An Giang.

Có ý kiến đề nghị tách học sinh Việt kiều thành danh sách riêng, không xét thi đua. Nhưng khi đi vào thực hiện, cách làm này không hợp luật. Bởi tất cả học sinh Việt kiều đều có khai sinh tại Việt Nam, không có quốc tịch Campuchia. Chỉ có khác là các em học xong về bên kia biên giới. Phòng GD&ĐT An Phú cố gắng xét thi đua theo cụm, lấy chỉ số trung bình làm chuẩn để xét, cũng là cách vận dụng. Có lẽ, để tạo cơ sở pháp lý, cần có chính sách đặc thù cho giáo dục vùng biên.


Hầu hết diện tích huyện An Phú, An Giang đều là đồng bằng, có nhiều nơi bị ngập úng thường xuyên. Hàng năm An Phú chịu đựng mùa lũ hay còn gọi là mùa nước nổi. Khoảng từ tháng 7 Âm lịch, mực nước trên sông Mê Kông dâng cao, mưa nhiều kết hợp với lượng nước tích tụ tại Biển Hồ của Campuchia làm gần như toàn bộ khu vực này chìm trong biển nước, độ ngập trung bình khoảng 2-3 mét. Thời gian ngập lụt kéo dài khá lâu, thường là khoảng 4- 5 tháng nên có ảnh hưởng rất lớn đến tập quán sinh hoạt, sản xuất, học tập của người dân.
Theo giaoducthoidai.vn
 
×
Quay lại
Top