Vui vui về dân DakLak

lendiendanlaynicknganthoi

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/10/2011
Bài viết
1.059
22 Tháng 10 2012 lúc 16:05
Dân cư ở Đắk Lắk, nếu mà bảo là dân chính gốc thực sự thì phải kể đến người dân tộc ÊĐê đã khai phá và sinh sống ở mảnh đất Bazan này đầu tiên. Tất cả người dân tộc Kinh đều là dân từ miền khác đến. Họ đến Đắk Lắk vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như thế hệ ông bà mình lên cao nguyên sau giải phóng để xây dựng kinh tế mới. Sau này khi việc trồng cây cà phê mang lại lợi nhuận cao, dần dần người Kinh từ khắp các vùng miền đổ về Đắk Lắk. Thế nên cuộc sống thường nhật của người dân quê mình, thì có rất nhiều điều thú vị.



616_391732797561548_880420811_n.jpg
Trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (ngã sau ban mê)



Cái thú vị đầu tiên là giọng nói. Người thành phố Hồ Chí Minh nói giọng miền Nam(đương nhiên rồi), tuy cũng có nhiều người nói giọng miền Bắc nhưng cái sự phân biệt Bắc Nam rất rõ ràng. Người miền Trung thì phần lớn vẫn nhận ra được giọng của họ tuy đã sống ở đây rất nhiều năm. Còn trên Đắk Lắk…nếu những người di cư sống tập trung thành từng vùng thì cả người lớn lẫn trẻ con vẫn giữ được giọng nói của quê hương họ. Ví dụ có rất nhiều người gốc Nghệ An – Hà Tĩnh vẫn nói giọng rất đặc trưng. Mà đó chỉ là thiểu số thôi, phần lớn thì người cùng quê đã không sống gần nhau lâu rồi, họ sống rải rác khắp nơi trên đấ, và tiếng nói gốc gác của họ cũng phai nhạt dần. Lớp trẻ ở Đắk Lắk có một giọng nói rất...thú vị. Đó là giọng miền Bắc và pha lẫn cả chút Trung Nam trong đó.



56375_391733104228184_414283742_o.jpg
Lớp trẻ ở Daklak có giọng nói rất...thú vị



Ở các nơi khác, người ta có thể nhận ra đồng hương của mình bằng giọng nói, nhưng thành viên hội Daklak thì không thể! Phần lớn người Daklak bị nhầm là người miền Bắc (không vơ đũa cả nắm đâu, gặp nhiều rồi mà). Nhưng nhờ thế mà tiếng nói của chúng ta khá dễ nghe. Bắc Trung Nam, khắp mọi miền đều có thể hiểu “tiếng Đắk Lắk”.



564982_391733227561505_879272143_n.jpg
Thác là một trong những đặc trưng về du lịch DakLak



Điều thú vị tiếp nữa là tên gọi của các loại thực phẩm, trái cây, đồ dùng, vật dụng, nói chung: là những thứ bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Bạn gọi trái “apple” là gì? Miền Bắc gọi nó là “Táo”, miền Nam bảo nó là “Bom”, thậm chí mấy bạn miền Tây còn gọi nó là “Bơm” thì phải. Miền Nam cãi “nếu gọi là táo thì sao phân biệt được apple và táo ta(quả nho nhỏ màu xanh có vị chua + ngọt)?” miền Bắc bảo “thì cứ gọi là Táo ta và Táo tàu”. Miền Nam :”rắc rối!”. Thế là Đắk Lắk chúng ta kết luận “ gọi nó là gì cũng được, ai cũng hiểu và phân biệt được mình đang nói về trái gì mà”. Đoạn hội thoại trên trích dẫn từ một vụ tranh luận diễn ra ở p5 vào năm 2006. Suy luận và thực tế cho thấy công thức trên áp dụng đúng cho cả trái dứa-thơm-khóm, trái na-mãng cầu-mãng cầu ta-mãng cầu xiêm gì gì đó, đậu hũ-tàu hũ-đậu khuôn, cái đĩa-nĩa-dĩa… ti tỉ thứ khác - à chứng tỏ ngôn ngữ và từ vựng ở Đắk Lắk mình rất đa dạng và phong phú! Miền này không hiểu miền kia nói gì, nhưng Đắk Lắk chúng ta thì hiểu gần hết (chỉ trừ những từ nào độc quá thôi).



314278_391733550894806_1796275449_n.jpg
Một quán cà phê trên DakLak



Nói tiếp chuyện thực phẩm. Vì dân cư nhiều vùng miền tụ họp về Đắk Lắk nên chúng ta có may mắn nếm trải…à không nếm qua rất nhiều loại thực phẩm của các miền. từ Bắc vô Nam, loại bánh trái gì ở Đắk Lắk cũng có. Tuy không phong phú bằng các nơi khác nhưng được cái rẻ và ngon! Cụ thể cái vụ này thì có ai chuyên gia ẩm thực cao nguyên ở đây tiếp lời nha.



Dân Daklak còn có sở thích kỳ lạ là phịa chuyện về quê hương. Khi được hỏi về Đắk Lắk, chúng ta thường kể như thế này : người ta sống ở nhà sàn, nuôi gia súc ở dưới nền nhà, con gái mặc váy, con trai thì đóng…khố, đi học bằng voi (cái này nhiều bạn tin sái cổ nà ). Đến trường thay vì có nhà để xe cho học sinh thì có gara cho voi… (tổng hợp từ nhiều nguồn truyền miệng) câu chuyện này mà được 2,3 đứa Đắk Lắk, kẻ tung người hứng mà vẽ hoa lá cành thêm mắm thêm muối vào thì người đồng bằng cứ gọi là…mắt chữ A mồm chữ O tin sái cổ, hì hì. Biết đâu qua những câu chuyện phịa 101% này mà Đắk Lắk chúng ta trở nên lạ lẫm, thú vị , bí ẩn, kỳ vĩ hơn trong mắt người ngoại tỉnh?



579413_391733617561466_1785207459_n.jpg
Người Daklak thường có chung một tính cách: rất hài hước, nói nhiều, thích đùa và thích cười...riêng con gái Đắk Lắk thì dễ thương cá tính và đặc biệt hoang dã hiii...



Hội đồng hương Đắk Lắk không thể nhận ra nhau bằng giọng nói, vậy thì đặc trưng gì để khẳng định: mình là người Daklak? Mình nghĩ đó là CÁ TÍNH. Người Daklak thường có chung một tính cách: rất hài hước, nói nhiều, tưng tửng, thích đùa và thích cười.(theo mình thấy thì ai cũng bảo dân Đắk Lắk bị ...mad, í ẹ).



Không biết cái đặc trưng chung đó tại sao mà hình thành, phải chăng tại chúng ta sinh ra và lớn lên trên mảnh đất màu đỏ hoang sơ với nhiều huyền thoại, cùng với những người dân bản địa là người con chính gốc của núi rừng, nên trong mỗi người Daklak chúng ta đều đã ngấm vào máu cái “hương vị” hoang dã nguyên sơ mạnh mẽ mà cởi mở thân thiện của cao nguyên?
 
Quê ngoại Đắk Lắk. Nhớ quá
 
Hiệu chỉnh:
Hixxxxx, về daklak mà hỏi sản vật thì biết j mà kể đâu. Ngoài cà phê ngây ngất lòng người. Thì chỉ có rượu cần y miên. Ngon hơn thì rượu amakong. Ngửi thôi cũng say rồi....
Lên đắc lắc lắc ko hề có những món đặc sản nổi tiếng như tôm cua mực hải sản j đâu. Chỉ co tí thịt rừng, gà rừng, trăn rắn. Đôi khi còn có tê tê, kỳ đà,... ở đồng bằng thì có chuột đồng còn về ban mê có chuột núi, gà đồi... để nấu cháo hay nướng lên thì thôi rồi luôn.
Đi vào những buôn làng thì sẽ được mời các món thịt xông khói, từ heo, bò dê, ngựa, tất cả đều xông khói hết, mà ăn thịt xông khói thì biết rồi há các bạn.
Có một món mà người lên đắc lắc ko thử bao giờ thì quả thật dó là điều hối tiếc nhất. Đó là món heo tộc. Heo được các đồng bào dân tộc nuôi thả rông... cũng không biết dùng ngôn từ nào để miêu tả về món này nữa, các bạn phải thử mới biết được.
Ngoài ra thì còn j nhỉ .... cơm gà 52, bơ sáp, sầu riêng, uầy uầy. Nhiều quá hok kể hết luôn á
 
Hiệu chỉnh:
khi nào lên ban mê.bảo bố mua con heo đê về quay lên mà ăn cho mập mập lên chút. chứ người nhu bây giờ lên đó gió thổi bay đấy
 
×
Quay lại
Top