Viết CV Như Thế Nào? (Blog Telltold.com )

lukenguyentan

Thành viên
Tham gia
2/7/2021
Bài viết
7
1625239945716.png


CV là Curriculum Vitae.

Tiếng Latin của CV là “course of life”, tức là những diễn biến xảy ra trong cuộc đời của bạn. Mà đã là diễn biến, quá trình thì có nốt thăng, nốt trầm. Nhưng tôi khuyên bạn, trong CV chỉa nên lộ vẻ tích cực.

Điều gì khiến việc viết CV của bạn thất bại?​

  • Nếu bạn chưa hình dung trong đầu về bố cục cho CV của mình. Bạn đang chuẩn bị cho một sự nhạt nhòa trong mắt người đọc.
  • Nếu bạn đang sao chép (copy) CV của một nhân vật khác. Sau đó, bạn sửa lại bằng cách thay đổi thông tin cá nhân của chủ nhân. Bạn đang chuẩn bị cho sự thất bại.
  • Nếu bạn chưa bao giờ thử kéo ghế ra, mở Word để soạn thảo. CV của bạn cũng như chưa có xác vá chắc chắn cũng chẳng có hồn.

Bố cục của một CV​

Bạn có thể tham khảo CV mẫu ở nhiều nơi trên Internet. Và Tôi không khuyên bạn xem hết. Bạn chỉ nên xem bố cục khoảng 3 CVs. Tất nhiên đó là CV của những người đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

Tôi không có định nghĩa cho một CV gọi là chuẩn. Tôi chỉ quan tâm đến việc người đọc sẽ có được những thông tin cần thiết cho họ.

Những thông tin trong CV cần thiết cho nhà tuyển dụng​

  • Bạn là ai ? (Tất cả những thông tin để nhà tuyển dụng biết bạn là ai?)
  • Bạn được giáo dục như thế nào? (thông tin về trường đại học, về các khóa học, các khóa tu nghiệp …. và kết quả đạt được)
  • Mục đích công việc của bạn: Bạn muốn trở thành một quản lý kinh doanh hay marketing trong vòng 3 năm đến.
  • Bạn đã trải qua những bước ngoặc gì trong cuộc đời ? Kinh nghiệm từ năm X – năm Y | Bạn giữ vị trí gì? | Làm những công việc gì? | Thành tích đạt được cao nhất của bạn? | Chỉ khoe khoang những điều tích cực vì tôi biết bạn thất bại cũng nhiều.
  • Một vài hình ảnh trong công việc của bạn: Hình ảnh lúc bạn nhận giải thưởng, team building, thuyết trình, làm MC,…

Viết CV Như Thế Nào?​

Liệt kê phải kèm theo mô tả​

Bạn đọc một bài văn nhưng chỉ có những liệt kê đầu dòng mà không được giải thích thỏa đáng. Bạn không có được tí kinh nghiệm nào khi đọc xong những dòng đó. Bạn có thích không? Người đọc CV của bạn cũng vậy.

Mô tả những gì bạn làm để trả lời những câu hỏi sau:

Bạn làm những nhiệm vụ gì ở công ty đó? Bạn đạt được thành tích gì? Bạn đã làm điều đó như thế nào? Con số định lượng mà bạn đạt được là gì?

Bạn hãy hình dung mình là một nhà tuyển dụng. Khi bạn cầm CV lên của mình, bạn có thấy thích nó không? Nếu bạn thấy nó là một tờ giấy kém giá trị thì nhà tuyển dụng cũng vậy. Có may mắn gây được ấn tượng không? Có nhưng nó không nằm ở chỗ của bạn.

Pha một chút kịch tính​

Dòng thời gian chỉ êm đềm thì không gây ấn tượng. Bạn cần một chút kịch tính trong CV bằng lối văn miêu tả. Và bạn trở thành người hùng như thế nào.

Hãy miêu tả những khó khăn của công ty trong một khoảng thời gian nào đó. Và bạn dã chứng minh năng lực như thế nào và có được kết quả gì?

Nhưng đừng quá kịch tính hóa! Vì năng lực của mỗi người có giới hạn. Bạn không thể cứu cả một công ty hay bẻ lái một con tàu nếu chỉ có một mình được đâu. Sự pha trò ở đây gọi là cường điệu hóa trong ngôn ngữ một chút, nó không phải là xa rời sự thật.

Đừng hứa quá nhiều trong CV​

Nhà tuyển dụng nhìn vào quá khứ của bạn và đủ thông minh để tìm thấy 1 CV nổi bật trong cả ngàn cái. Bạn không cần phải hứa về tương lai mà hãy cố gắng ở hiện tại.

Nhà tuyển dụng chỉ mong bạn phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Họ không mong gì hơn cả. Nên đừng có đáp ứng vượt quá kỳ vọng của công việc đang tuyển. Họ sẽ gọi … cho ứng viên khác đấy.

Tóm lại​

Viết CV cũng là một kỹ năng. Tôi nhớ 10 năm về trước. Tôi đã gửi CV cho khoảng 100 công ty sau khi ra trường. Nhưng KHÔNG một công ty hồi đáp.

Sau một đêm thay đổi cách viết trên Vietnamworks, nhiều nhà tuyển dụng đã để ý đến nhân vật bé nhỏ này. Tôi đã có những cuộc phỏng vấn đầu tiên. Và như lẽ thường, sau những lần như vậy không có công ty nào gọi tôi làm việc cả.

Cuộc đời tôi treo lững lơ nhưng những án mây không được neo đậu trên bầu trên xanh vút. Cho đến khi tôi có những trải nghiệm thú vị tiếp theo.

Tan-Long Nguyen | Đọc thêm tại blog telltold
 
×
Quay lại
Top