Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý vô cùng phổ biến nguyên nhân dẫn tới việc này là do sự ô nhiễm làm các dị nguyên gây dị ứng xuất hiện rất nhiều quanh chúng ta

Bệnh viêm mũi dị ứng là căn bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng rất dai dẳng khó mà chữa viêm mũi dị ứng dứt điểm được Muốn trị bệnh hiệu quả ta cần hiểu rõ bệnh hãy cùng tìm hiểu về viêm mũi dị ứng nhé

benh-viem-mui-di-ung.jpg


Khái niêm viêm mũi dị ứng

Dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ (phấn hoa, chất hóa học) xâm nhập, có thể qua đường ăn uống, đặc biệt là đường hô hấp. Khi các chất dị ứng này xâm nhập vào cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại kháng nguyên, phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin – đây là một chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.

Hiện trạng của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng được coi là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn đã tăng gấp đôi trong hơn 20 năm.

Viêm mũi dị ứng ngày càng gia tăng trước tình trạng biến đổi của khí hậu, ô nhiễm môi trường, mật độ dân số tăng,…

Đã có rất nhiều người trên thế giới quan tâm tới viêm mũi dị ứng vì nó được xem như là một trong những bệnh gây tốn kém nhất cho xã hội cả về tiền của, thời gian điều trị, và mức độ ảnh hưởng tới sức lao động.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng không những gây tốn kém về mọi mặt (thời gian, sức lực và tiền của), mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của con người. Viêm mũ dị ứng khiến cho người bệnh chảy mũi, khó chịu, hắt hơi. Vậy nguyên nhân là do đâu?.

Bệnh nhân bị viem mui di ung là do có sự tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như bụi nhà, thực phẩm (hải sản, trứng, sữa,…), thuốc, phấn hoa, sự thay đổi các yếu tố của môi trường: độ ẩm, nhiệt độ,…nội tiết tố, vi khuẩn, vi rút, tinh thần căng thẳng… Những tác nhân gây dị ứng này còn tùy thuộc vào những cơ địa khác nhau.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, tất cả mọi người đều có thể bị dị ứng, bởi vì khi tiếp xúc với dị nguyên người ta có thể mẫn cảm dần dần. Tình trạng mẫn cảm nhẹ hay nặng tùy thuộc vào thời gian và liều lượng tiếp xúc với dị nguyên.

Bệnh viêm mũi dị ứng có thể không có biểu hiện bên ngoài trong một thời gian dài, chỉ khi xét nghiệm ta mới thấy rõ tình trạng dị ứng của cơ thể như nghiệm ứng da, hoặc nghiệm ứng đặc hiệu khác cho kết quả dương tính.

Thế cân bằng này không ổn định và chỉ xuất hiện khi có sự tiếp xúc với một số yếu tố thuận lợi: tinh thần căng thẳng, stress, yếu tố nội tiết (phụ nữ tiền mãn kinh, thời kinh nguyệt, thuốc tránh thai), tiếp xúc quá lâu với tác nhân gây dị ứng.

Phân loại viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng được chia làm ba loại. Cách phân loại này dựa vào tác nhân và thời gian gây viêm viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng quanh năm : viêm mũi dị ứng không xuất hiện theo mùa, thời tiết hay các nguyên nhân khác mà xuất hiện quanh năm.

Viêm mũi dị ứng theo mùa : bệnh này xuất hiện do người bệnh tiếp xúc vớ tác nhân gây dị ứng như phấn hoa. Đặc biệt, vào mùa hoa nở, người bệnh rất dễ hít phải các bào tử nấm hay phấn hoa trong không khí.

Viêm mũi do nghề nghiệp : một số nghề nghiệp (nhân viên vệ sinh môi trường,…) có sự tiếp xúc nhiều với tác nhân gây viêm mũi như khói bụi, chất ô nhiễm, hay các hóa chất có thể gây dị ứng.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng có biểu hiện phổ biến là hắt hơi hàng tràng (có khi trên 10 cái), mắt đỏ và ngứa,chảy nước mũi giàn giụa, ngạt mũi, khô họng. Các biểu hiện này tồn tại trong vòng 15 – 20 phút, sau đó giảm dần.

Người bệnh có thể bị sốt, số cơn sốt tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu viêm mũi dị ứng đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì nghẹt mũi có thể xảy ra thường xuyên kèm theo nhức đầu, ù tai. Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể có hiện tượng loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy.

Viêm mũi dị úng rất dễ gây tới viêm xoang và các chứng của viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, có polyp trong mũi. Viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng thường làm giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.

Cách phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng

Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường, tránh các tác nhân gây dị ứng bằng cách đeo khẩu trang; tắm gội sạch sẽ; rửa mũi bằng nước muối sinh lý hay thuốc sịt mũi sau khi ra ngoài trời. Bên cạnh đó, cần vệ sinh nhà của thường xuyên, giặt gối, chăn màn phơi dưới ánh áng mặt trời. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Không nên dùng nệm ghế và thảm bằng vải. Hạn chế trẻ có cơ địa nhạy cảm chơi với thú nhồi bông.

Đánh răng thường xuyên mỗi ngày, sau khi thức dậy và trước khi ăn. Ngoài ra bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói xe, nước hoa, hương liệu, khói thuốc hay các chất nặng mùi khác. Đối với những người bị dị ứng nghề nghiệp, nếu không có điều kiện đổi nghề thì cần đeo khẩu trang và trang thiết bị bảo hộ lao động.

Khi bạn bị viêm mũi dị ứng nên tiêm mũi dị ứng để góp phần làm giảm triệu chứng của dị ứng.

Sử dụng miễn dịch liệu pháp, còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu. Tiến hành bài kiểm tra để biết chính xác xem bạn bị loại dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích nghi dần với chất đó, và không còn gây dị ứng nữa. Phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao từ 80 – 90 %; có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, lông chó mèo và bụi trong nhà. Các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6 tháng; thời gian điều trị kéo dài từ 4 – 5 năm mới có thể đạt hiệu quả mong muốn.

Lưu ý khi điều trị : Đa số những người bị bệnh viêm mũi dị ứng đều không cần phẫu thuật mà chỉ cần dùng thuốc, tuy nhiên nếu có các hiện tượng sau thì cần phải phẫu thuật. Viêm mũi dị ứng có polip, thoái hóa cuống mũi. Và một số yếu tố thuận lợi về cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn, gai vách ngăn.

Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản mà hiệu quả

Chữa bệnh chảy nước mũi trong: Sắc thuốc uống, lấy 6g quế chi, 4g cam thảo, 4g gừng, 10g tang bì, 12g bạch chỉ, 6g tê tân, 12g phòng phong, 10g kinh giới cho vào ấm sắc, chắt lấy nước uống.

Chữa bệnh do nước mũi đục : Sử dụng 12g các loại, gồm ngưu bàng tử, cúc hoa, tam diệp, cát căn; 6g bạc hà và thuyền toái; 4g cam thảo. Ta đem cho hết những thứ trên vào ấm, cho thêm nước rồi sắc lấy nước uống.

Bệnh phế khí hư : Lấy 6g hạnh nhân, cát cánh, rễ cây bách bộ, nhân sâm; 12 g vỏ rễ cây dâu, đẳng sâm, hoài sơn, hoàng kỳ, bạch truật. Ta cho nước và tất cả các thứ thuốc trên vào ấm để sắc rồi chắt lấy nước uống.

Lưu ý cho các bạn về viêm mũi dị ứng , bệnh bị lâu ngày không khỏi sẽ trở nên mạn tính và có thể sinh biến chứng sang viêm xoang mũi và một số biến chứng nguy hiểm khác
 
×
Quay lại
Top