Vi sinh xử lý nước thải ngành giấy, bột giấy – BCP 57

hang_ecolo

Thành viên
Tham gia
21/4/2016
Bài viết
0
Vi sinh xử lý nước thải ngành giấy, bột giấy – BCP 57

1. CHỨC NĂNG

Công nghiệp sản xuất giấy chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Cùng với sự phát triển của các nghành công nghiệp, dịch vụ khác, nhu cầu về các sản phẩm giấy ngày càng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ít đạt được to lớn về kinh tế –xã hội, nghành công nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường bức xúc cần phải giải quyết, đặc biệt là nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất bột giấy, đây là loại nước rất khó xử lý.



Yên tâm, nay đã có Vi sinh xử lý nước thải giấy sử dụng cho cả bể hiếu khí và kỵ khí -BCP57. Mã hàng này có chủng vi sinh tiết ra enzym để phân hủy cenlulose nè:
– Alkaline Protease
– Bacillus sp.
– Cellulase
– Lipase
– Pseudomonas sp.
– Bacteria Amylase
– Aspergillus Fermentation extract.

BCP57 cung cấp sức đề kháng lớn hơn đối với các chất ức chế hữu cơ trong nước thải giấy và bột giấy.

2. ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM

  • Mô tả: Màu vàng nâu, dạng hạt bột
  • Đóng gói: Đóng gói 250gram trong bịch tự huỷ, 10kg/thùng
  • Độ ổn định: Tối đa, mất 1 log/năm
  • pH 6.0 ‐ 8.5
  • Nồng độ 5.0 – 0.61gram/cm3
  • Độ ẩm 15%
  • Thành phần: Vi sinh, Các chất dinh dưỡng, chất kích thích
  • Số lượng vi sinh: 5 x109 CFU/gram


3. HIỆU QUẢ CỦA BCP57

  • Đẩy nhanh việc giảm các mùi khó chịu liên quan với xử lý chất thải bột giấy và giấy;
  • Tăng hiệu quả của hệ thống xử lý bị quá tải;
  • Giảm BOD và TSS trong nước thải;
  • Nuôi cấy lại sau khi khởi động trạm xử lý.
4. LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG

  • Nuôi cấy mới: 2 – 5 ppm
  • Nuôi cấy bổ sung: 0.5 – 1 ppm
  • Liều lượng sử dụng sẽ thay đổi theo lưu lượng, thời gian lưu và các thay đổi của hệ thống. Các tỷ lệ trên là dành cho một điển hình hệ thống được duy trì tốt.


Hệ thống bùn hoạt tính – Hệ thống bùn hoạt tính bao gồm nhiều quá trình khác nhau: ví dụ sục khí kéo dài, sục khí dạng mẻ, bể hiếu khí tiếp xúc, bể hiếu khí theo bậc, bùn hoạt tính oxy.

Tỷ lệ áp dụng cho tất cả các sản phẩm dựa trên lưu lượng trung bình hàng ngày của bể sục khí, trừ dòng bùn tuần hoàn.

Hệ thống lọc nhỏ giọt và tiếp xúc sinh học dạng mẻ – tỷ lệ ứng dụng cho tất cả các sản phẩm dựa vào lưu lượng trung bình hàng ngày đến bể lọc hoặc bể tiếp xúc, không bao gồm bất kỳ dòng chảy nào tuần hoàn lại.

  • Hệ thống ao hồ
  • Hệ thống hồ sục khí – Tỷ lệ ứng dụng dựa vào lưu lượng trung bình chảy vào hồ xử lý.
  • Hệ thống hồ tùy tiện – Tỷ lệ ứng dụng dựa vào diện tích bề mặt hồ.
Ngày 1-5 20kg/10.000m2/ngày
Ngày 6+ 2kg/10.000m2/tuần
  • Hệ thống kỵ khí – tỷ lệ ứng dụng dựa vào tổng thể tích của hồ kỵ khí:
<200,000L 1kg – 2x/tuần/10.000L
>200,000L 0.5kg – 1x/ngày/10.000L
  • Các hồ ờ nơi khí hậu lạnh chương trình nuôi cấy vi sinh bắt đầu khi nhiệt độ trong nước tối thiểu là 11°C
  • Để biết thêm thông tin về ứng dụng, liên hệ đại diện kỹ thuật BIONETIX của công ty Nam Hưng Phú.
5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Kiểm tra và điều chỉnh pH ổn định ở mức 6.8 – 7.2, nên kiểm tra pH và điều chỉnh hàng ngày trước khi dùng sản phẩm để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong thời gian nuôi cấy ban đầu hay cải tạo lại hệ thống, bể sinh học phải đượckhởi động lại ở tải trong thấp hoặc nồng độ COD< 2kg/m3.

6. CÁCH BẢO QUẢN

  • Bảo quản nhiệt độ phòng: 25-28 độ C
  • Tránh ánh sáng trực tiếp
  • Đậy nắp kín sau khi sử dụng
  • Nồng độ oxy hòa tan DO: >2ppm.
  • Cho nước thải vào 30% bể, sau đó cho 5-10% bùn sinh học vào bể hiếu khí để làm chất mang cho vi sinh tăng trưởng nhanh hơn, sục khí trước 24-48h để khởi động hệ thống, sao cho bùn chuyển màu từ màu đen sang màu nâu, sau đó bắt đầu tiến hành nuôi cấy vi sinh.
  • Để biết thêm thông tin về ứng dụng, liên hệ đại diện kỹ thuật BIONETIX của công ty Nam Hưng Phú.
7. CASE STUYDY

KIỂM TRA SẢN PHẨM

Giới thiệu – một nhà máy giấy tại Canada đang có vấn đề do nước thải bị nhiễm độc trong 1 hệ thống bị vượt tải. Trong số các vấn đề khác, nhà máy đã bị cản trở với khả năng lắng kém và chất rắn lơ lửng cao. Suốt cả năm, nước thải đầu ra của nhà máy luôn bị TSS cao do hệ thống xử lý ASB quá tải. Vấn đề này là rõ rệt hơn trong những tháng mùa đông khi hiệu quả điều trị giảm đi do nhiệt độ thấp. Khi mùa hè đến, hệ thống vi sinh đã không có sự hỗ trợ để cải thiện trong khoảng thời gian ấm áp hơn.

gie1baa5y.jpg


Xử lý BCP 57 được cho thêm vào ở dạng bột khô từ ngày 23 tháng 6 với liều duy trì hàng ngày ngay sau đó. Sản phẩm được cho trực tiếp vào hệ thống xử lý mà không dùng một thiết bị để làm phù hợp khí hậu nào cả.

Kết quả – một sự cải thiện đáng chú ý đã được vẽ đồ thị vào ngày 26 tháng 7 – chỉ 4 tuần sau, và được tiếp tục đến tháng 9 thì giai đoạn thử nghiệm được kết thúc.

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949.906.079 – Thúy Hằng
 
Nam Hung Phu Company would like to introduce to you the company exclusively imported products of the company:

Microbiology Bionetix-Canada includes product code for each separate waste water:

1 . Wastewater treatment microbiology food and fisheries: BCP22
2. Wastewater treatment microbiology alcohol, vegetable beverage: BCP56
3. Microbiology paper waste water treatment, pulp: BCP57
4. Microbial treatment of domestic wastewater, system startup: BCP50
5. Nitrogen micro processor: BCP655
6. Anaerobic treatment microbiology: BCP12
7. Wastewater treatment microbiology Chemical: BCP11
8. Wastewater treatment microbiology with surfactant: BCP10
9. Wastewater treatment microbiology Dairy: BCP25
10. Reducing microbial open manholes oil, grease traps: Biobloc 22
11. Microbiology processing septic tank: Eco Sept

Look forward to the attention of customers. !!!!!!!!!!!!! !!!

Contact: THÚY HẰNG - 0949906079
 
Vi sinh xử lý nước thải chứa chất hoạt động bề mặt - BCP 10
CHỨC NĂNG
Phân rã các chất hữu cơ phức tạp: phenol, các hợp chất benzen, các chất hoạt động bề mặt và alcohols của các loại nước thải có COD cao, dùng cho các loại nước thải như sau:
+ Nước thải sản xuất sơn
+ Nước thải từ sản xuất dược phẩm có chất kháng sinh
+ Nước thải rỉ rác
+ Nước thải từ sản xuất tinh bột mì
+ Nước thải từ nhà máy lên men từ mía đường và các loại nước thải có COD cao khác,....
HIỆU QUẢ CỦA BCP 10
- Tăng cường loại bỏ BOD và COD trong khi giảm lượng bùn;
- Loại bỏ các hoá chất sa lắng và ngăn ngừa sự hình thành cặn bã
trong bồn chứa, ống cống, đường thoát nước và bể hiếu khí;
- Đẩy nhanh việc loại bỏ các mùi khó chịu;
- Tăng hiệu quả xử lý cho hệ thống xử lý quá tải;
- Nuôi cấy lại hệ thống sau khi khởi động
- Khả năng xử lý vi sinh đạt hiệu quả đến >90%
Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949.906.079 - Thúy Hằng
 
Đây là chứng nhận đăng ký ISO 9001- 2008 của Ecolo - Canada và Kết quả phân tích AirSolution 9312 không chứa Phthalates.

(Phthalates là loại hóa chất công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong ngành nhựa để tạo ra tính mềm dẻo và độ bền chắc cho sản phẩm. Chất này cũng được dùng để ổn định m

https://namhungphu.com.vn/…/san-p…/chung-nhan-san-pham-ecolo/

 
Đừng để tới ngày Quốc tế dọn nhà mà còn phải chạy đi tìm chỗ thông công nhé
1f603.png
:D
1f603.png
:D
1f603.png
:D

ECO-SEPT - Sản phẩm cho bể tự hoại

- Giảm tần suất phải bơm bể tự hoại
- Kéo dài tuổi thọ của khu vực cống
- Kiểm soát việc sinh khí methane
- Cải thiện việc thoát nước khu vực lọc
- Giữ đường cống không bị nghẹt
- Trung hòa các chất tảy rửa
- Ngăn ngừa sự tắc nghẽn cống
- Không gây ăn mòn nhựa hay đường ống bằng kim loại
- An toàn để sử dụng hơn các loại hóa chất mạnh khác
- Phân hủy giấy, dầu mỡ, rau củ nhanh

LH: 0909 929 100 Thuý Hằng
ecosept1.jpg

https://namhungphu.com.vn/vi/san-pham/ecosept.html

#visinhboncau #visinhbetuhoai #hangecolo #bionetix
 

Xử lý dầu mỡ trong nước thải của nhà máy chế biến dừa​

Posted on Tháng Một 19, 2022
Bến Tre có hơn 70.000 ha dừa, chiếm gần 40% diện tích trồng dừa của cả nước, sản lượng hàng năm gần 600 triệu trái, trở thành vùng sản xuất, chế biến dừa lớn trong nước và khu vực. Bến Tre hiện có 1.970 cơ sở chế biến dừa với nhiều loại hình, qui mô khác nhau như thạch dừa, sữa dừa, dầu dừa, nước dừa, bột cốt dừa, cơm dừa nạo sấy, kẹo dừa, than hoạt tính, than gáo dừa, xơ dừa, mụn dừa,…
Tìm hiểu về dừa và các sản phẩm dừa đặc trưng của Bến Tre
Nước thải của ngành dừa chủ yếu từ các nhà máy sản xuất có nguồn nguyên liệu là cơm dừa như nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy, bột cốt dừa, tinh dầu dừa, sữa dừa với lượng nước thải ra có hàm lượng dầu cao, gây rất nhiều trở ngại trong việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường.

Trong quá trình khảo sát, nhận thấy trong hoạt động sản xuất bột cốt dừa (bột sữa dừa) nước thải ra có nồng độ ô nhiễm cao hơn cả, trong đó nồng độ BOD (nhu cầu oxy sinh học) và nồng độ COD (nhu cầu oxy hóa học) cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép. Các chất hữu cơ và dầu mỡ này nếu không được xử lý, thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây mùi hôi thối, chúng phân hủy tạo thành CH4, CO2, H2S,.. là các loại khí độc gây nguy hiểm cho môi trường sống và sức khỏe con người.
Nước thải của các nhà máy chế biến từ cơm dừa được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, trong đó cột A cho phép thải vào nguồn nước sử dụng sinh hoạt, cột B dành cho nguồn tiếp nhận sử dụng vào mục đích khác. Quy chuẩn chỉ nêu thông số dầu mỡ khoảng (cột A cho phép 5mg/l; cột B: 10 mg/l).
Trong khi đó, thông số dầu mỡ động thực vật không được đề cập. Tuy nhiên, đối với việc xử lý nước thải ngành dừa thì trước hết cần phải tách dầu mỡ vì dầu mỡ làm tắc nghẽn đường ống, đình trệ máy bơm, dầu mỡ làm tê liệt công trình xử lý sinh học hiếu khí. Có thể nói nếu không xử lý triệt để dầu mỡ thì không thể xử lý nước thải cơm dừa đạt tiêu chuẩn cho phép.
Xử lý dầu mở trong nước thải bằng cách nào?
Cách thứ 1: Xử lý dầu mỡ bằng phương pháp vật lý
– Thường xuyên vớt, hút mỡ trước khi chúng đóng cặn quá nhiều và dày.
– Đổ nước sôi trực tiếp vào ống thoát nước sau khi nấu nướng và dọn dẹp xong.Cách trên chỉ giảm được lượng dầu mỡ tức thời và phải thường xuyên thực hiện, tốn nhiều thời gian và công sức.
Cách thứ 2: Xử lý dầu mỡ bằng hóa chất
Xử lý dầu mỡ bằng chất tẩy rửa: xà phòng, hóa chất tẩy mạnh đánh tan dầu mỡ. Cách này xử lý dầu mỡ nhanh chóng nhưng gây ô nhiễm môi trường, chỉ hiệu quả tức thời và phải xử lý liên tục vì mỡ sẽ sinh lại rất nhanh. Ngoài ra, xử lý dầu mở bằng hóa chất tẩy mạnh không nên áp dụng vì để lại hóa chất gây ô nhiễm cho hệ thống xử lý nước thải
Cách thứ 3: Xử lý dầu mở bằng phương pháp hóa lý
– Áp dụng keo tụ kết hợp tuyển nổi. Cách này cần phải đầu tư thiết bị nhưng cho phép tách ra một lượng lớn dầu mở và chất rắn lơ lửng trong nước thải
Cách thứ 4: Xử lý dầu mỡ bằng phương pháp sinh học
– Sử dụng men vi sinh xử lý dầu mỡ. Cách này cần lựa chọn loại vi sinh chuyên dùng xử lý dầu mỡ.
Với phương pháp xử lý dầu mỡ bằng vi sinh vật, chúng tôi gợi ý cho bạn một số sản phẩm:

Tùy thuộc vào mục đích xử lý dầu mỡ ở vị trí khác nhau, các bạn nên lựa chọn những giải pháp và sản phẩm phù hợp. Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949 906 079 để được tư vấn và giải đáp.
 
Chu trình Nitơ có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển hoá các hợp chất của Nitơ trong nước tự nhiên hay nước thải như amoni (NH4+/NH3), nitrit (NO2–), nitrat (NO3–) hoặc ure,… thành N2 thoát ra môi trường. Vậy chu trình Nitơquá trình xử lý Nitơ trong nước thải là gì? Chúng diễn ra như thế nào? Các hệ thống xử lý nước thải ứng dụng chu trình Nitơ ra sao? Hãy cùng tôi tìm hiểu rõ hơn.

Chu trình Nitơ là gì?

Nitơ là một nguyên tố chiếm khoảng 78% thể tích bầu khí quyển và là thành phần quan trọng cấu thành nguyên sinh chất tế bào, cấu trúc của protein. Trong tự nhiên Nitơ tồn tại ở nhiều dạng hợp chất hoá học, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá vật chất giữa các dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ.

Trong môi trường hiếu khí, thực vật và động vật chết sẽ bị vi sinh vật phân huỷ, thải ra amoniac và amoniac bị oxy hoá thành nitrit, nitrat. Nitrat, amoniac từ phân huỷ hiếu khí và từ quá trình cố định đạm sẽ tham gia xây dựng tế bào thực vật mới. Chất hữu cơ chứa nitơ trong thực vật được động vật tiêu thụ để sản xuất protein động vật.

Chu trình Nitơ trong nước

Trong môi trường nước, sự chuyển hoá của hợp chất nitơ có những nét đặc trưng riêng. Hợp chất nitơ ít có sẵn trong nguồn nước, chủ yếu là do chất thải từ các hoạt động của con người dưới dạng hợp chất chứa nitơ (axit amin, protein,…) các chất này dễ dàng bị thuỷ phân (phản ứng với nước) tạo thành amoni. Amoni sẽ chuyển hoá hoặc dịch chuyển theo 1 trong 3 phương thức sau:

  • Đóng vai trò chất dinh dưỡng cho tảo và các loại thuỷ sinh để tạo ra sinh khối;
  • Bay hơi vào không khí dưới dạng Amoniac (khí NH3) và phụ thuộc vào pH của nước. Amoniac là một bazơ yếu có cường độ bazơ là 9,25. Tại pH = 9,25 thì 50% nồng độ tồn tại ở dạng trung hoà và có khả năng bay hơi 50% (NH3), 50% còn lại ở dạng ion amoni (NH4+). Vì vậy pH cao là một điều kiện cần để amoniac bốc hơi;
  • Sự có mặt của amoni trong nước dẫn đến nhu cầu tiêu thụ oxy, do amoni bị oxy hoá thành nitrit (vi khuẩn nitrosomonas) và nitrat (vi khuẩn nitrobacter).

Chu trình Nitơ trong nước thải diễn ra như thế nào?

Trong nước thải các hợp chất Nitơ tồn tại chủ yếu ở dạng amoni, nitrat, nitrit và trong các hợp chất hữu cơ. Nhìn chung tất cả các loại nước thải đều chứa hợp chất nitơ, tuỳ theo quy định và yêu cầu về mức độ xử lý mà các bể xử lý nước thải và thiết bị sẽ khác nhau.

Trong đó các vi sinh vật sử dụng các hợp chất nitơ có trong nước thải để xây dựng tế bào, một phần tế bào bị chết (phân huỷ nội bào) tiết ra amoniac và 1 phần tạo ra lượng sinh khối mới.

Loại vi sinh tự dưỡng đại diện là Nitrosomonas, Nitrosococcus, Nitrosolobus,… thực hiện phản ứng oxy hóa amoni với oxy để sản xuất năng lượng cho mục đích hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển. Quá trình oxy hoá tới nitrit và nitrat gọi là quá trình nitrat hoá. Tiếp theo vi sinh tùy nghi, dị dưỡng đại diện là Nitrobacter, Nitrospira, Nitrococcus,… khử nitrit, nitrat với chất hữu cơ (chất cho điện tử) để tạo thành khí nitơ (gọi là quá trình khử nitrat). Khí nitơ là sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học trong nước thải.

Xử lý Nitơ trong nước thải

Các hệ thống xử lý nước thải hiện nay chủ yếu ứng dụng chu trình Nitơ nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời mang lại hiệu quả cao cho chủ đầu tư, cụ thể là áp dụng 2 quá trình nitrat hóa và khử nitrat trước khi xả thải ra môi trường, 2 quá trình này diễn ra như sau:

Quá trình nitrat hóa (môi trường hiếu khí)

Quá trình oxy hóa các hợp chất nitơ (đặc trưng là amoni) thành nitrit (do vi khuẩn nitrosomonas) và tiếp tục thành nitrat (vi khuẩn nitrobacter) phụ thuộc trực tiếp vào nồng độ oxy hòa tan trong nước và pH, nhiệt độ,…

Bước 1. Vi khuẩn nitrosomonas sẽ chuyển hóa amoni thành nitrit

NH4+ + 1,5O2 → NO2– + 2H+ + H2O

Bước 2. Vi khuẩn nitrobacter sẽ chuyển hóa nitrit (NO2– ) thành nitrat (NO3– )

NO2– + 0,5O2 → NO3– (kết thúc quá trình nitrat hóa)

Phản ứng tổng của quá trình nitrat hoá được viết lại như sau:

NH4+ + 2O2 → NO3– + 2H+ + H2O

Quá trình khử nitrat (môi trường thiếu khí)

Là quá trình vi sinh chuyển hoá các dạng NO3–, NO2– , NO, N2O về dạng N2 hay quá trình khử nitơ từ dạng hoá trị dương về dạng hoá trị không. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẽ khử nitrat (NO3–) và nitrit (NO2–) theo chuỗi chuyển hóa:

NO3– → NO2– → NO → N2O → N2↑

Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã được xử lý. Vi sinh vật thực hiện quá trình khử Nitrat có tên chung là Denitrifier bao gồm ít nhất là 14 loại vi sinh vật có thể khử nitrat như Bacillus, Pseudomonas, Paracoccus, Spirillum, Thiobacillus,.. phần lớn chúng thuộc loại dị dưỡng, tức là sử dụng nguồn cacbon hữu cơ để tổng hợp tế nào một số ít thuộc loại tự dưỡng.


Yếu tố quan trọng liên quan đến quá trình khử nitrat là cơ chất (chất hữu cơ, CH3OH,…), và kiểm soát nồng độ oxy trong nước để hiệu quả khử nitrat được tối ưu.

Như vậy về cơ bản, các hệ thống xử lý nước thải sẽ ứng dụng chu trình Nitơ nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn xả thải. Nam Hưng Phú với nhiều năm kinh nghiệm vận hành và tư vấn sẽ giúp bạn giải quyết các vần đề về nito trong xử lý nước thải một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí cùng BCP655.

Liên hệ HOTLINE: 0949906079

 
GIỚI THIỆU CHUNG

Bacillus subtilis được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1835 do Christion Erenberg và tên của loài vi khuẩn này lúc bấy giờ là “Vibrio subtilis”. Gần 30 năm sau, Casimir Davaine đặt tên cho loài vi khuẩn này là “Bacteridium”. Năm 1872, Ferdimand Cohn xác định thấy loài trực khuẩn này có đầu vuông và đặt tên là Bacillus subtilis.

Hình 1. Vi sinh Bacillus subtilis
Ngày nay, Bacillus subtilis đã và đang được nghiên cứu rộng rãi với nhiều tiềm năng và ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, công nghiệp, xử lý môi trường…


PHÂN LOẠI
Theo phân loại của Bergey (1974), Bacillus subtilis thuộc:

  • Giới (Kingdom): Bacteria
  • Ngành (Division): Firmicutes
  • Lớp (Class): Bacilli
  • Bộ (Order): Bacillales
  • Họ (Family): Bacillaceae
  • Giống (Genus): Bacillus
  • Loài (Species): Bacillus subtilis
ĐẶC ĐIỂM NUÔI CẤY

  • Vi khuẩn Bacillus subtilis phát triển trong điều kiện hiếu khí, tuy nhiên vẫn phát triển được trong môi trường thiếu oxy. Nhiệt độ tối ưu là 37oC, pH thích hợp khoảng 7,0 – 7,4.
  • Vi khuẩn Bacillus subtilis phát triển hầu hết trên các môi trường dinh dưỡng cơ bản:
  • Trên môi trường thạch đĩa Trypticase Soy Agar (TSA): khuẩn lạc dạng tròn, rìa răng cưa không đều, màu vàng xám, đường kính 3 – 5 mm, sau 1 – 4 ngày bề mặt nhăn nheo, màu hơi nâu.
  • Trên môi trường canh Trypticase Soy Broth (TSB): vi khuẩn phát triển làm đục môi trường, tạo màng nhăn, lắng cặn, kết lại như vẩn mây ở đáy, khó tan khi lắc đều.
  • Trên môi trường giá đậu – peptone: khuẩn lạc dạng tròn lồi, nhẵn bóng, đôi khi lan rộng, rìa răng cưa không đều, đường kính 3 – 4cm sau 72 giờ nuôi cấy.
    • Nhờ khả năng tạo bào tử mà vi khuẩn có thể tồn tại được trong các điều kiện bất lợi (dinh dưỡng trong môi trường cạn kiệt, môi trường tích lũy các sản phẩm trao đổi chất có hại và nhiệt độ cao…).
    • Vi khuẩn Bacillus subtilis thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí hay kỵ khí tùy nghi. Chúng phân bố hầu hết trong môi trường tự nhiên, phần lớn cư trú trong đất và rơm rạ, cỏ khô nên được gọi là “trực khuẩn cỏ khô”, thông thường đất trồng trọt có khoảng 106 – 107 triệu CFU/g. Đất nghèo dinh dưỡng ở vùng sa mạc, đất hoang thì sự hiện diện của chúng rất hiếm.
BACILLUS SUBTILIS CÓ KHẢ NĂNG TỔNG HỢP ENZYME

Nhu cầu dinh dưỡng: chủ yếu cần các nguyên tố C, H, O, N và một số nguyên tố vi lượng khác. Vi khuẩn phát triển tốt trong môi trường cung cấp đủ nguồn carbon (như glucose) và nitơ (như peptone).

Bacillus subtilis có khả năng dùng các hợp chất vô cơ làm nguồn carbon trong khi một số loài khác như Bacillus sphaericus, Bacillus cereus cần các hợp chất hữu cơ là vitamin và amino acid cho sự sinh trưởng.

Bacillus subtilis có khả năng làm ổn định pH, trung hoà độc tố, cung cấp ngay một số men cần thiết để có thể giúp cho quá trình hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Bacillus subtilis tiêu thụ chất hữu cơ dư thừa, làm giảm lượng amoni, sunphit và nitrit trong nuớc, nâng cao chất lượng nước, làm giảm hàm lượng chất hữu cơ và làm giảm các khí độc trong nước.

Trong chế phẩm, Bacillus subtilis ở dạng chưa hoạt động nên tiến hành kích thích chuyển Bacillus subtilis sang trạng thái hoạt động trước khi sử dụng.

Men vi sinh BIONETIX từ Canada mà Nam Hưng Phú đang phân phối chứa chủng Bacillus subtilis

Từ năm 1996, Bionetix đã cung cấp các sản phẩm sinh học tự nhiên cho các ngành dầu mỏ, thực phẩm, nông nghiệp, và các ngành công nghiệp như: dệt nhuộm, thuỷ sản, tinh bột mì, dược phẩm, cao su, thuộc da, nước thải có độ mặn, nước thải bia, rượu, chủng xử lý nitơ,….để làm suy giảm các chất ô nhiễm trong các hệ thống xử lý nước thải.


Nam Hưng Phú dựa vào quá trình sinh hóa thông qua việc áp dụng các sản phẩm sinh học bao gồm các vi sinh vật, enzyme và chất dinh dưỡng. Điều đặc biệt là với hàm lượng vi sinh cao 5×10^9 CFU/gram sản phẩm, các chủng vi sinh được chọn lọc ứng với mỗi tính chất nước thải, Bionetix luôn xử lý tối ưu các chất thải khó xử lý và đạt hiệu quả ngoài mong đợi.

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ 0949 906 079 – THÚY HẰNG

 
×
Quay lại
Top