Vì sao ta vẫn dùng “mã lực” để đo lường?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Rốt cuộc một con ngựa có bao nhiêu mã lực?

Một con ngựa kéo xe ở thành phố New York. Ngựa có thể tạo ra khoảng 15 mã lực. Ảnh: anouchka/Getty Images.

Một con ngựa kéo xe ở thành phố New York. Ngựa có thể tạo ra khoảng 15 mã lực. Ảnh: anouchka/Getty Images.

Nếu ta mua một chiếc ô tô và không có kinh nghiệm gì về đo lường công suất hoặc số liệu phương tiện, có thể ta sẽ bị bối rối bởi một trong những khả năng quan trọng của chiếc xe: mã lực. Dựa vào thuật ngữ, ta có thể giả định một con ngựa có thể tạo ra khoảng 1 mã lực. Suy nghĩ ấy về mặt ngữ nghĩa là đúng. Nhưng trong thực tế nó lại không chính xác.

Thế thì một con ngựa tạo ra bao nhiêu mã lực? Và thuật ngữ này đã xuất hiện thế nào?

Công suất tối đa của một con ngựa thực ra gần bằng 15 mã lực. Đúng ra cái tên phù hợp hơn cho đơn vị này phải là “nhân lực” (sức người), vì một người khoẻ mạnh trung bình có thể tạo ra chỉ hơn 1 mã lực một chút.

Vậy thuật ngữ này bắt nguồn từ đâu? Nó được James Watt (một kỹ sư người Scotland được công chúng nhớ đến với động cơ hơi nước mang tính biểu trưng và cực kỳ hiệu quả) nghĩ ra vào cuối những năm 1700. Trong lúc tìm cách để quảng cáo cỗ máy mới, ông đã phát minh ra một đơn vị đo lường sẽ thể hiện rõ nét tính ưu việt của động cơ hơi nước so với một thứ đã quá đỗi quen thuộc với nhiều người: những con ngựa.

Thay vì nghiên cứu khoa học đúng nghĩa, Watt chỉ quan sát và xác định một con ngựa công có thể quay cối xay 144 lần mỗi giờ. Từ con số ấy, ông ước tính rằng ngựa có thể đẩy 32.572 pao 1 bộ mỗi phút (khoảng 14.774,41 kilogam 1 mét mỗi phút). Để thuận tiện, ông làm tròn con số này đến 33.000 pao bộ-pao công mỗi phút (14.968,55 kilogam), thế là đơn vị “mã lực” ra đời.

Watt không để tâm nhiều đến độ chính xác của việc đo lường, miễn sao là nó làm nổi bật được những cải thiện hiệu suất triệt để mà người mua sẽ được hưởng nếu họ mua động cơ hơi nước của ông. Cỗ máy của ông quả thật mạnh hơn và xứng đáng hơn ngựa nhiều, và lẽ thường tình, rất ít người đặt câu hỏi, hay quan tâm đến tính chính xác của những đo lường ấy.

Theo nhiều người, Watt là một kỹ sư thiên tài và được các đồng nghiệp kính nể đến mức đơn vị năng lượng “watt” được đặt theo tên ông vào năm 1882 nhằm ghi nhận những thành tích và nỗ lực tiên phong của ông. Giờ thì ta đã biết một con ngựa có thể tạo ra nhiều hơn 1 mã lực, nhưng vì sao ta vẫn dùng thuật ngữ mà Watt đã nghĩ ra chỉ để quảng cáo sản phẩm?

“Vì ngôn ngữ luôn thay đổi, nên nhiều khi người ta không nhận ra có nhiều từ bị chệch nghĩa so với nghĩa gốc của chúng,” Eric Lacey, giảng viên cao cấp khoa ngôn ngữ Anh tại Đại học Winchester, Vương quốc Anh cho biết.


James Watt là kỹ sư tiên phong tạo ra thuật ngữ “mã lực”. Ảnh: Keith Lance/Getty Images.

James Watt là kỹ sư tiên phong tạo ra thuật ngữ “mã lực”. Ảnh: Keith Lance/Getty Images.

“Đôi khi từ ngữ có vẻ không đúng nghĩa vì họ đang sử dụng nghĩa cũ,” Lacey cho biết. “Không có gì cao về “highway” (đường cao tốc) cả, từ này bắt nguồn từ ý nghĩa cũ hơn của “cao” là “main” (chính), vì vậy “highway” chỉ là một “main road” (đường chính). Tương tự với cụm từ “high seas”, chỉ có nghĩa là “những vùng biển chính”.

Loại nhầm lẫn này gây khó khăn cho nhiều thuật ngữ về đo lường của chúng ta.

“Cũng có nhiều từ không còn ý nghĩa gì nữa, chẳng hạn như “mã lực”, vì những thuật ngữ ấy dựa vào ước tính nên có thể thay đổi hoặc gây nhầm lẫn,” Lacey cho biết. “Ví dụ như phép đo bằng “arce” (mẫu Anh) là đơn vị áng chừng của thửa đất mà một người có thể cày được bằng một con bò trong một ngày, khoảng 4.426 mét vuông. Tuy nhiên con số có thể cao hơn hoặc thấp hơn tuỳ vào loại cày, hình dáng thửa đất và mức đòi hỏi của lãnh chúa”.

Nghĩa của một từ có thể bị sai lệch hoặc lãng quên hoàn toàn theo thời gian, nhưng điều gì khiến chúng vượt qua thách thức của thời gian? Tại sao một số từ ngữ chỉ còn trong quá khứ trong khi những từ khác, như “mã lực”, lại trở nên phổ biến?

“Đây là điểm hay ho của ngôn ngữ học! Nếu ta có thể dự đoán chính xác từ nào sẽ bén rễ vào tâm trí con người, ta sẽ kiếm được cả một gia tài khi cung cấp chúng cho ngành công nghiệp quảng cáo. Điều quan trọng cần ghi nhớ là từ ngữ mà người ta sử dụng được chỉ hướng bởi 2 thứ: từng cá nhân và cách họ tương tác với nhau.

Từng cá nhân có thể tránh những từ nói tục vì chúng có ý nghĩa không tốt hoặc hàm ý tiêu cực, hoặc có thể chọn lựa từ ngữ diễn đạt vì họ thích ngữ nghĩa mới hoặc cách phát âm.

“Thứ hai là, từng cá nhân có thể lựa chọn những từ ngữ nhất định vì bức tranh tổng thể của tương tác đa chiều, họ có thể đang tham gia vào những xu hướng xã hội, hoặc hưởng ứng những sự kiện văn hoá hoặc đang cố bắt chước vốn từ của mẫu người họ khao khát trở thành,” Lacey cho biết. Ở cấp độ nhóm, người ta có thể sử dụng từ ngữ để đánh tiếng về danh tính và giá trị của mình, để thể hiện mình sành điệu hoặc để cà khịa ai đó.

“Dựa trên cách luận giải này, chúng ta có thể hiểu lý do một từ ngữ (quan trọng về mặt văn hoá) như “mã lực” vẫn còn tồn tại,” Lacey giải thích. “Nếu ngựa không là nguồn năng lượng công nghiệp hiển nhiên nhất vào đầu thế kỷ 19, thì chưa chắc thuật ngữ này có thể trở nên phổ biến như vậy, nhưng thực tế một từ đơn lẻ có thể truyền tải cả nét nghĩa cũ dư thừa và đồng thời mở ra nét nghĩa mới thì nó đã đạt được vị trí hàng đầu trong tâm trí mọi người.”

Khi được hỏi liệu ông có ủng hộ việc đổi “mã lực” thành “nhân lực” hay không, Lacey trả lời: “Là một nhà ngôn ngữ học, tôi rất thích ý tưởng này!” Nó sẽ là một ví dụ minh thị về một từ ngữ đúng nghĩa là gì và sẽ có ý nghĩa phù hợp hơn để làm một đơn vị đo lường, ông nói thêm.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Live Science)
 
×
Quay lại
Top