Vì sao người Việt ít nói ‘anh yêu em’

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Do khác biệt về văn hóa, tổ chức hệ thống gia đình, xã hội nên cách dùng từ “yêu” của người Việt khác cách dùng từ “love” của người phương Tây.


Có lẽ ai cũng cảm nhận được “năng lượng tích cực” khi người nào đó nói với mình “I love you” một cách chân thành, hay từ tin nhắn gởi gián tiếp như một lá thư viết tay, email...

Người phương Tây (Âu, Bắc Mỹ, Úc) thường dùng cụm từ “I love you” hằng ngày để thể hiện tình cảm của hai người đang yêu nhau, của những cặp vợ chồng mà có thể đã sống với nhau vài chục năm, của cha mẹ và con cái, của người quản lý và nhân viên, của các đồng nghiệp với nhau…

Nhưng với người Việt thì lại quá khó khăn khi nói “em yêu anh”, “anh yêu em”, “con yêu mẹ”, “chú yêu cháu”. Nói ra đã khó, nhắn tin, viết thư thì cũng khó y như vậy, cùng lắm là “con nhớ mẹ rất nhiều” hay “anh mong về sớm để gặp em” chứ không nói “yêu”.


yeu2875091371473533500x0-14307-2351-5525-1431070921.jpg


Vài người thử theo phong trào “I love you” nhắn tin cho chồng, vợ, mẹ, người yêu của mình, thì khi nhận được hồi âm sẽ là “em điên à”, “bị hâm hả”, “có chuyện gì không vậy con?”, “sến quá, em cũng yêu anh”.

Tết rồi, cô của tôi về thăm quê sau hơn 30 định cư ở Mỹ. Suốt hơn một tháng, cô sống vui vẻ tại ngôi nhà thuở xưa. Đến khi chia tay về Mỹ, cô ôm từng đứa cháu họ nói “cô rất yêu các con” mà nước mắt tuôn trào. Chữ “yêu” của người Việt là vậy, ít khi được dùng một cách “dễ dãi”. Người Việt ít khi nói “I love you” vì chữ “love” không đồng nghĩa với chữ “yêu” (xin đừng tra từ điển).

Trong công ty, tôi thường nói “I love you” bằng tiếng Anh với tất cả đồng nghiệp. Thông qua ngữ cảnh, giọng nói của mình thì họ hiểu rằng tôi yêu quý họ, chứ không nhầm lẫn yêu theo kiểu lứa đôi hay một kiểu nào khác. Nhưng tôi không thể nói “tôi yêu em”, “tôi yêu chị”,“tôi yêu chú” vì không phù hợp văn hóa công ty và xã hội Việt.

Từ “yêu” của vợ chồng có ý nghĩa khác, mà với văn hóa Việt, nó lớn hơn chữ “love”, vì nó bao hàm cả sự hi sinh, sẵn sàng đánh đổi tất cả vì gia đình, vì vợ, chồng, vì con cái. Nhiều gia đình người Việt sống với nhau suốt đời, họ gắn bó, hi sinh cho nhau dù họ chẳng bao giờ nói “yêu” nhau.

Từ “yêu” của các cặp đang tán tỉnh nhau thì lại khác, nó có tính chất đột phá, mạnh dạn, bất chấp để đạt mục tiêu (cho để… được nhận).

Từ “yêu” của cha mẹ, ông bà và con, cháu lại khác nữa, nó có tính chất tuyệt đối hóa sự hi sinh, ràng buộc, tình cảm và tâm linh.

Qua các phân tích trên thấy rằng văn hóa, tổ chức hệ thống gia đình, xã hội của người Việt có sự khác biệt, vì thế trong cách dùng từ “yêu” của người Việt và cách dùng từ “love” là khác nhau hoàn toàn.

Trong cuộc sống đời thường, người phương Tây có thể nói “xin lỗi (I’m sorry)”, “tôi yêu bạn (I love you)” nhưng đó không phải là đang “hối lỗi” hay “yêu thương” gì cả. Đối với người Việt thì không như vậy, vì thế thật khó để họ nói từ “yêu” trong văn hóa giao tiếp hàng ngày.

Theo VnExpress​
 
@ly quoc tốn tiền, tốn thời gian, tốn chất xám, tốn nước mắt, tốn calo, tốn t.inh tr.ùng, tốn mặt nạ, tốn bao cao su, tốn phòng trọ để làm ch.uyện ấy, và còn nhiều thứ không cần thiết khác :KSV@05:
 
@minhtan20xx Tớ phát sốt với mớ "tốn" của cậu luôn, nhưng ở đây đâu nhất thiết phải tốn những thứ đó, nó còn ý nghĩa khác mà cậu.
 
@ly quoc nếu không tốn những thứ đó thì làm sao mà duy trì nòi giống hả ông ngoại =))
 
@minhtan20xx đó là vấn đề khác mà cậu, dĩ nhiên phải có nhưng không phải trong khuôn khổ bài viết này.
 
@ly quoc có nhiều người sau khi lấy nhau, họ mới thấy được mặt trái của hôn nhân, nhưng lúc đó đã muộn rồi, cuộc sống mà, ai cũng như ai thôi.
 
@minhtan20xx Về khoản này thì tớ thua vì tớ không biết, còn cái tớ biết là ngoài tình yêu nam nữ vẫn có tình cảm khác cao quý hơn, trong sáng hơn khi mọi người thốt ra từ "i love you" đó cậu.
 
@minhtan20xx Về khoản này thì tớ thua vì tớ không biết, còn cái tớ biết là ngoài tình yêu nam nữ vẫn có tình cảm khác cao quý hơn, trong sáng hơn khi mọi người thốt ra từ "i love you" đó cậu.
chết có mang theo được cái gì không :KSV@02:
 
@minhtan20xx Người chết không mang theo gì hết nhưng người sống sẽ giữ nó trong ký ức của họ.
 
@ly quoc rồi theo thời gian, ký ức sẽ phai nhạt, họ sẽ mang một chút ký ức mong manh đó xuống mồ mà ký ức đó nhiều khi cũng chẳng giúp ích gì được cho kiếp sau.
 
@minhtan20xx Ký ức đời này truyền cho đời sau đó là quy luật của cuộc sống thôi cậu.
 
@ly quoc nếu con người nhớ lại được ký ức đời trước thì đó sẽ là một đột phá trong khoa học nhưng thường thì những ký ức đó sẽ chỉ làm cho họ đau khổ thêm mà thôi, chẳng khác nào một hình phạt
 
@ly quoc nếu con người nhớ lại được ký ức đời trước thì đó sẽ là một đột phá trong khoa học nhưng thường thì những ký ức đó sẽ chỉ làm cho họ đau khổ thêm mà thôi, chẳng khác nào một hình phạt
Ký ức mà tớ muốn nói là sự nhớ đến người mất thôi, mọi người không lãng quên họ, dù thời gian sẽ mai một dần ký ức nhưng dù sao vẫn còn nhớ, còn ký ức của người chết dĩ nhiên thuộc phạm trù khác rồi, tớ không có khả năng lý giải đâu.
 
@ly quoc rồi cũng sẽ quên hết thôi, thời thế đổi thay rồi sẽ chẳng ai nhớ gì nữa đâu, 1 triệu năm có là gì so với tuổi của vũ trụ đâu
 
@minhtan20xx Cái này thì cậu đúng hoàn toàn, nhưng sẽ có phần ký ức mới kế thừa mà cậu, như vậy chúng ta luôn nhớ là mình còn có ai đó trong quá khứ dù họ ở từ thời đại nào đó rất xa...
 
@minhtan20xx Cái này thì cậu đúng hoàn toàn, nhưng sẽ có phần ký ức mới kế thừa mà cậu, như vậy chúng ta luôn nhớ là mình còn có ai đó trong quá khứ dù họ ở từ thời đại nào đó rất xa...
vậy có phải mỗi người chúng ta chỉ là một quân cờ được đem ra chơi hết ván này đến ván khác mà không cần biết sống chết hay không ?!?:KSV@07:
 
vậy có phải mỗi người chúng ta chỉ là một quân cờ được đem ra chơi hết ván này đến ván khác mà không cần biết sống chết hay không ?!?:KSV@07:
Tớ không hiểu câu nói này?
 
Tớ không hiểu câu nói này?
cuộc sống là một bàn cờ, mỗi nền văn minh là một ván cờ, mỗi người là một quân cờ, mỗi ván cờ cách nhau khoảng vài ngàn đến vài triệu năm
 
×
Quay lại
Top