Vì sao người Sài Gòn 'can đảm' từ bỏ...lòng tốt!

Luca_chan

Nếu có thể chết từ lúc bắt đầu thì tốt biết mấy...
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/8/2012
Bài viết
11.918
Lòng tốt! Người SG không thiếu. Nhưng vì quá nhiều lần, thấy lòng tốt của mình bị lợi dụng, còn gây hại cho bản thân; họ đã “can đảm” từ bỏ nó.

Ai cũng bảo người Sài Gòn vô tình, lạnh lùng; song không hẳn họ muốn thế mà bị hoàn cảnh ép buộc thế. Bạn cứ vào Sài Gòn sống vài năm đi rồi biết!

Đi xin, lấy tiền đánh bài uống rượu

“Nhân chi sơ, tính bản thiện”, thật ra bản thân ai cũng muốn được làm người tốt, làm việc tốt. Nhưng, ở giữa Sài Gòn phồn hoa đô hội, cuộc sống hối hả, một-mét-vuông-có-tới-vài-chục-thằng-ăn-trộm, muốn làm điều tốt không phải dễ, nhiều khi còn rước họa vào thân.

Chỉ mỗi việc có nhận hay không nhận tờ rơi ở mỗi các ngã tư và phải xử lý nó như thế nào cũng là một vấn đề gây nhức đầu. Hàng ngày, khi lưu thông trên đường, chúng ta gặp vô số người phát tờ rơi dàn quân dày đặt ở các ngã ba và ngã tư. Ngay khi chúng ta dừng lại, họ lập tức bay từ trên lề xuống, dúi vào tay chúng ta những tờ quảng cáo to nhỏ khác nhau, bất chấp chúng ta muốn hay không muốn.
6_311429280.jpg

Không hiếm ngã ba, ngã tư trắng xóa tờ rơi sau khi người phát tờ rơi hoàn thành công việc và rời đi


Nếu không lấy, thì thấy...thương những người đi phát tờ rơi. Hầu hết trong số họ là sinh viên, khó khăn quá mới phải đi “đứng đường”, kiếm tiền trang trãi cuộc sống. Nếu chúng ta từ chối cầm tờ rơi, tức sẽ gây khó khăn trong việc kiếm cơm của các em. Thêm nữa, ai cũng đã có một thời từng là sinh viên, đều thấy không nỡ. Nhưng, nếu lấy thì vứt vào đâu khi đang mặc váy không túi, còn túi xách thì đã nhét vào cốp xe. Dừng xe để nhét tờ rơi vào xe thì...chắc chắn bạn sẽ bị xe phía sau ủi đít, thậm chí họ còn "tặng" bạn cái nhìn...thiếu thiện cảm. Giờ phải làm sao?. Chẳng lẽ lại vứt mấy tờ rơi xuống đường?! Nếu lấy một việc xấu (xả rác) để làm một việc tốt (giúp đỡ các em sinh viên) thì tốt nhất là không làm gì hết! Đường phố Việt Nam vốn đã nhiều rác lắm rồi! Giải pháp duy nhất: thường thì chúng ta phải mang những tờ rơi suốt cả hành trình, rác chỉ vứt đúng chỗ khi đến đích, hoặc phải tấp vào lề đường, bỏ rác vào một chiếc thùng rác ở ven đường. Dù tờ rơi thường không lớn, nhưng cứ mang mãi một miếng giấy trong tay cũng là việc không thoải mái khi lái xe.

Vì nhiều rắc rối, thế nên, rất nhiều người chọn hai giải pháp: một là không lấy, hai là lấy xong rồi xả rác ngay tại chỗ. Hoặc cũng mang theo, rồi vứt đâu đó trên hành trình, khi đã cảm thấy khó chịu với tờ giấy cứng trong tay. Theo đó, không hiếm ngã ba, ngã tư trắng xóa tờ rơi sau khi người phát tờ rơi hoàn thành công việc và rời đi.

Từ chuyện tờ rơi, chúng ta hãy bàn tiếp đến chuyện giúp đỡ hay không giúp đỡ người khác lúc lưu thông xe cộ trên đường. Nếu là dân nhập cư, ai cũng đã có vài lần lạc đường khi lần đầu đến Sài Gòn.
7_311429404.jpg

Dàn cảnh hỏi đường để...cướp tài sản


Hầu hết mọi người ở Sài Gòn đều có tâm lý sẵn sàng trả lời khi một ai đó tiến lên bên cạnh để hỏi đường, hỏi chuyện gì đó. Và, không ít kẻ xấu đã lợi dụng lòng tốt của người Sài Gòn giăng bẫy cướp túi xách, điện thoại, thậm chí cả xe máy. Cuộc dàn cảnh sẽ như thế này: một kẻ tiến lên bắt chuyện, có thể là hỏi đường, nhận người quen và chỉ cần ta trả lời là chắc chắn dính. Nếu đường tương đối vắng và là nữ, hai tên phía sau sẽ bay lên đạp xe cho nạn nhân té, rồi lấy xe chạy mất. Nếu đường đông, bọn cướp, sẽ từ người hỏi đường trở thành kẻ đánh ghen, rồi từ đâu đó xuất hiện thêm 2 đến 4 người nữa, vây vào đánh con mồi túi bụi. Tùy tình hình, chúng có thể lấy điện thoại, lấy túi xách thậm chí cả xe máy.

Còn mềm lòng trước ăn xin ư?

Anh Minh, ngụ quận Bình Tân, đang làm trong một công ty thu nợ kể: “Hôm đến thu nợ tại một nhà ở quận Tân Bình, tôi thấy một người đàn ông quen quen. Người đó ốm nhom, đang ngồi uống rượu, đánh bài còn miệng thì chửi thề liên tục. Sau khi nhìn thêm vào một cánh tay hơi khèo, lục lọi trí nhớ, tôi liền nhớ ngay ông này thường ăn xin ở quán cà phê mà tôi hay uống gần đó. Lúc đi xin, người ông ta gập xuống gần 90 độ, không nhìn vào mắt ai, nên tôi chỉ nhớ thoang thoáng. Hóa ra, ông này dùng khổ nhục kế: sáng đi xin, rồi chiều tối về đánh bài, uống rượu. Nhiều lần xin tiền tôi, nhưng khi gặp ở nhà, ông ta nói chuyện, chào hỏi như không hề quen biết”.
5_311430141.jpg

Sáng đi ăn xin, chiều đi nhậu, đánh bài. Ảnh minh họa


Lòng tốt! Người Sài Gòn không thiếu. Nhưng vì quá nhiều lần, thấy lòng tốt của mình bị kẻ xấu lợi dụng, còn gây hại cho bản thân; họ đã “can đảm” từ bỏ nó. Để rồi, dần dà, ứng xử “thương người như thể thương thân” trở thành một điều gì đó quá xa xỉ đối với họ. Căn bệnh vô cảm, coi như “không nghe, không thấy, không biết” đã và đang ngấm ngầm làm băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tâm hồn mỗi con người và cả xã hội, không riêng gì ở Sài Gòn!
 
Đọc bài này thấy buồn cho Sài Gòn quá:KSV@18:
 
những trường hợp trên dường như có thể gặp bất cứ đâu và bất cứ lúc nào khi dạo quanh sài gòn. nếu là ăn xin thì có thể cho đồ ăn trực tiếp chứ ko nên cho tiền để họ tiếp tục bị lợi dụng vào mục đích khác
 
×
Quay lại
Top