Vì sao giới trẻ say nghiện hàng hiệu?

rio_sp

Cầu bao nuôi, hứa sẽ ngoan
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/11/2011
Bài viết
14.548
Vì sao giới trẻ say nghiện hàng hiệu?

24_2.jpg
Nếu trước đây có một thế hệ những người
tiêu dùng chăm chỉ làm việc và dè xẻn trong chi tiêu thì ngày nay có một thế hệ tiêu dùng khác được gọi là những brand-conscious young urbanites, tức những cư dân thành thị trẻ tuổi và sành hàng hiệu. Họ hình thành thị trường tóc đen (black-hair market) và không ngại làm giàu cho những nhà kinh doanh hàng hiệu.


Trẻ, giàu và khoái hàng hiệu

Sau khi chen lấn vào đám đông, chầu chực nhiều tiếng đồng hồ liền trong ngày khai trương siêu cửa hàng Prada ở Tokyo, cô Takako hớn hở vì đã mua được cặp mắt kính Prada cuối cùng, giá 290 USD. Tôi may hơn các bạn rất nhiều vì họ đành chấp nhận mua xâu chìa khóa Prada (giá 115USD). Còn mắt kính đẹp nữa đâu mà mua, cô kể.

Tháng 4.2003 những khách tiêu dùng trẻ như cô thích hàng mang thương hiệu Coach. Hàng ngàn thiếu nữ đã nối đuôi dài 1km để mua bằng được những túi xách tay nhỏ bằng cói giá 625 USD/cái khi chúng được bán nhân ngày khai trương cửa hàng Coach mới trong khu phố thời trang trẻ Shibuya. 300 phút sau giờ mở cửa, không còn một cái túi xách tay bằng cói ấy mà bán.

Còn hồi tháng 9.2002, các cô cũng đã nối đuôi nhau dài cả cây số để tranh mua đồ da cao cấp Vuitton . Hôm ấy các cô gái Nhật đã tiêu hết 1 triệu USD vào cửa hàng này, giúp Vuitton lập kỷ lục doanh thu cao nhất trong một ngày bán hàng!

Các nam thanh nữ tú của thị trường tóc đen đang là thiên đường ước mơ của mọi công ty kinh doanh hàng hiệu.

Giảm phát, suy giảm tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng ngân hàng... gì chăng nữa, hàng hiệu vẫn bán chạy, là nhận định của Seiko Yamazaki, giám đốc nghiên cứu ở viện Dentsu về nghiên cứu con người.

Tự tin hơn, yêu đời hơn nhờ hàng hiệu!

Phụ nữ Nhật đã bắt gu với hàng hiệu từ những năm 80 và nay không thể sống thiếu chúng được. 94,3% thiếu nữ Nhật tuổi 20 sở hữu đồ da cao cấp Louis Vuitton, Viện nghiên cứu Saison cho biết. Hàng hiệu Gucci, Ý thì nằm trong tủ của 92,2% các thiếu nữ Nhật sống ở Tokyo. Hàng của nhà Prada, Ý thì chiếm 57,5%, hàng của nhà Chanel, Pháp, 51,7%.

Prada hy vọng rằng với cửa hàng rộng lớn, dàn trải trên năm tầng lầu vừa mới đi vào hoạt động họ sẽ giành được nhiều thị phần lâu nay thuộc về Vuitton và các thương hiệu cao cấp khác. Tập đoàn LVMH (tắt của Louis Vuitton Moet Hennessy) cho biết doanh thu của họ tại Nhật đã tăng 15% trong năm 2002, đạt cụ thể 1,16 tỉ USD.

Prada làm ăn cũng rất khá với lãi ròng đạt được trong năm qua đã là 3,3 triệu USD, tức tăng 260% so với năm 2001, trên doanh thu đã tăng 10%.

Các nhà nghiên cứu không ngừng ngạc nhiên vì thị trường tóc đen Nhật quá say nghiện hàng hiệu khi mà giá cả hàng cao cấp ngoại nhập thường đắt hơn 40% so với các thị trường Âu-Mỹ. Nữ trợ lý nha sĩ Mayumi, 21 tuổi có câu trả lời cho họ: Mang, mặc bất cứ hàng hiệu nào tôi cũng thấy mình tự tin hơn. Chúng giúp các bạn nữ như tôi cảm thấy yêu đời hơn, lạc quan hơn.

Khì nào thị trường tóc đen còn nghĩ như cô thì các nhà sản xuất-kinh doanh hàng hiệu sẽ còn đổ bộ lên đất Nhật.

ANH LĨNH (Theo Business Week)
 
×
Quay lại
Top