Vén màn bí mật "chốn lầu xanh" thời phong kiến

nhubim

Banned
Tham gia
17/4/2015
Bài viết
0
(Chuyen la) Chúng ta thường nghĩ là vào thời đó đàn ông đến những nơi như vậy là để tìm sự “vui vẻ”, nhưng thực sự thì đàn ông đến lầu xanh để làm gì?

Nói đến lầu xanh, chúng ta tất sẽ nghĩ tới hai từ “kỹ viện”, nghĩ rằng đó là nơi nhơ nhớp chứa chấp hoạt động mại dâm. Nhưng thời xưa, không phải tất cả các kỹ viện đều được gọi là “lầu xanh”, danh xưng này chỉ dành cho những kỹ viện cao cấp.

Vào thời cổ đại, lầu xanh vốn có nghĩa là tòa nhà có mái ngói màu xanh, nơi dành cho những người giàu có, hào hoa, vì thế đến thời nhà Đường, mọi người dần dần gọi nơi này là chốn "yên hoa liễu rủ".

Không giống như những hình ảnh dung tục như trong những tác phẩm điện ảnh, chốn lầu xanh ngày xưa thực ra rất nho nhã. Thực tế, đa số lầu xanh là tên gọi chung của cả khu nhà với kiến trúc bên trong rất tinh tế: phía trước cửa thường trồng cây dương, cây liễu, trước cửa sổ thường có nước chảy róc rách, trong vườn có hoa, cũng không thể thiếu được những hồ nước. Trong khuê phòng của những tiểu thư được bày biện rất cầu kỳ, các dụng cụ về cầm kỳ thi họa, bút, nghiên mực đều không thể thiếu, kèm theo đó phải có những món đồ gốm cổ, những bức bình phong ở phía trước gi.ường cũng hết sức tinh tế.

Con gái trong lầu xanh cũng không phải những người thấp hèn, trong số họ có những người có phẩm hạnh cao sang, hơn nữa chủ yếu là ca kỹ, họ chỉ bán lời ca tiếng hát chứ không bán thân. Trong số đó có rất nhiều người có tài năng xuất chúng, đó là những cô gái phong trần sắc sảo như Tô Tiểu Tiểu, Ngư Huyền Cơ, Nghiêm Nhụy, Lý Hương Quân. Họ đàn hát, nhảy múa, ngâm thơ vô cùng nho nhã.

ven-man-bi-mat-chon-lau-xanh-thoi-phong-kien-bb-baaad2H2Dc.jpg

Con gái trong lầu xanh cũng không phải những người thấp hèn, trong số họ có những người có phẩm hạnh cao sang.


Những cô gái xuất chúng, có tài năng tuyệt vời này không phải ai cũng có cơ hội gặp được họ, không phải cứ có tiền là bạn muốn làm gì cũng được. Vì những người này sau khi giành được danh hiệu hoa khôi, đằng sau họ có rất nhiều chỗ dựa vững chắc từ những nhân vật đại gia, thậm chí có chức tước cao trong triều đình. Thường thì họ không tùy tiện gặp mặt khách. Cho dù khách có vinh hạnh gặp được họ đi chăng nữa thì cũng chỉ khách sáo, lịch sự, không dám có những hành động bất nhã.

ven-man-bi-mat-chon-lau-xanh-thoi-phong-kien-bb-baaad1eSt8.jpg

Nhiều chuyện tình đẹp của những kỹ nữ tài danh đã được ghi vào sử sách.
Những cô gái lầu xanh không phải toàn những người vô tình, từ những tư liệu lịch sử hoặc từ những tác phẩm điện ảnh, chúng ta cũng có thể thấy họ có những mối tình có thể viết thành thơ ca. Chẳng thế mà Thôi Vy, Đoạn Đông Mỹ, Lưu Tô Ca thời Tống,Lý Hương Quân thời Minh - Thanh đã quyên sinh vì chữ tình. May mắn là người yêu của họ không phải hạng bạc tình, họ đều là những người yêu sâu sắc.

ven-man-bi-mat-chon-lau-xanh-thoi-phong-kien-bb-baaacA2JsZ.jpg

Người đến lầu xanh thời xưa đa phần là những văn sĩ, tao nhân mặc khách hoặc đại gia lắm tiền nhiều của.
Nhiều người đặt câu hỏi, đàn ông thời xưa họ đến lầu xanh để làm gì?

Vào thời đó lầu xanh là kỹ viện cao cấp, người thường không phải ai cũng có thể vào được, vì thế những người đến đây đều là những người có cốt cách, thậm chí là những người có địa vị cao trong xã hội, chủ yếu là văn nhân, văn sĩ, đại phu, các thương gia giàu có, các hiệp khách giang hồ. Giữa họ là những trò chơi của cuộc đời đậm chất tiếu ngạo giang hồ, có những người gửi tình vào bóng hồng tri kỷ, họ tận hưởng sự ấm áp, nhẹ nhàng của những viên ngọc đẹp. Tất nhiên là không phải đàn ông nào đến lầu xanh cũng nảy sinh tình cảm với các cô gái ở đây, có rất nhiều văn nhân nhã sĩ đến đây chỉ để thưởng trà, ăn chút điểm tâm, tâm sự đôi điều, hoặc để nghe các cô nương hát. Có những người thì thích ngâm thơ, vẽ tranh, uống rượu, chơi cờ với các cô gái, sau đó họ đi mà không hề có bất cứ hành động bất nhã nào.

Vậy tại sao đàn ông thời xưa lại thích đến lầu xanh để làm những việc này? Lẽ nào không thể ở nhà với vợ con hoặc bạn bè để tâm sự, ngâm thơ, vẽ tranh được sao?

Thực tế đúng là vậy. Những người đàn ông thời phong kiến thường có cuộc sống gia đình buồn tẻ, nhàm chán. Vì chúng ta biết rằng, thời xưa mọi người hay lưu truyền câu nói: “Phụ nữ bất tài mới là đức”. Hơn nữa hôn nhân của họ đều được định đoạt từ trước, họ không có quyền quyết định, nên họ không có chút tình cảm nào với nhau, không được tìm hiểu để thông cảm cho nhau.

Theo quan niệm của thời xưa thì vợ hiền dâu đảm phải là người phụ nữ đoan chính, họ sống hòa thuận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau ("tương kính như tân", “tân” ở đây nghĩa là khách), đã là “như khách” thì làm sao có tình cảm hay lãng mạn ở đây. Còn những cô gái ở lầu xanh thì ngược lại hoàn toàn, họ có sức hấp dẫn và tràn đầy sự lãng mạn, những điều này thì người vợ không thể mang lại cho phu quân của mình. Vì thế các đấng nam nhi ngày càng thích lui tới chốn yên hoa liễu rủ.

Một số khác là những văn nhân mỏi mòn chờ vinh hoa mà chờ hoài chưa thấy, trên con đường công danh gặp nhiều trắc trở, họ đến lầu xanh để trốn tránh hiện thực, suốt ngày chỉ chìm đắng trong cơn say với hi vọng có thể có được chút tình hư vô hoặc tìm được sự an ủi chân tình nào đó. Số khác lại là những người có sự nghiệp thành công, họ đến đây để tìm chút khuấy động và hưởng lạc, hoặc là để tìm một hai hồng phấn tri kỷ, để thả lòng thảnh thơi.
Nguồn: https://tintuc.vn/the-gioi/ven-man-bi-mat-chon-lau-xanh-thoi-phong-kien-44168
 
×
Quay lại
Top