VĂN HÓA NGỦ GẬT VÀ MỘT NGÀY ĐI LÀM Ở NHẬT

huuhien289

Thành viên
Tham gia
26/10/2013
Bài viết
0
Văn hóa ngủ gật tại Nhật Bản ! Bạn làm việc hoặc du học Nhật Bản thì sẽ dễ dàng bắt gặp người “Nhật ngủ gật” ở mọi nơi, mọi lúc.

Một nghiên cứu của Đại học Cambridge, vào thập niên 70 đến thập niên 90. Hầu hết người đi làm ở Nhật Bản, “ngủ” – một chu kỳ sinh học bình thường. Một trong những thứ “tiêu khiển” được yêu thích nhất. Ngày nay, theo một bài khảo sát trên Japantoday. “Ngủ” được xếp hạng ba trong các hoạt động tiêu tốn hết thời gian nghỉ ngơi cuối tuần của 200 thanh niên có việc làm độ tuổi từ 20 đến 30. Không chỉ cuối tuần, mỗi ngày đi làm trong tuần người Nhật có thể ngủ trên xe điện. Thậm chí trên ghế làm việc và trong các “capsule hotel” vừa khít cho một người nằm.

Theo một cuộc khảo sát về xu hướng xã hội được thực hiện bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Tên tiếng Anh là “Organization for Economic Co-operation and Development” (viết tắt là OECD). Thời gian ngủ trung bình của người Nhật là 7 tiếng và 43 phút. Đây là mức ngủ trung bình được đánh giá thấp thứ hai so với mức ngủ trung bình của người dân ở các nước phát triển. Và ít hơn 30 phút so với mức ngủ trung bình của người dân sống ở các nước thuộc tổ chức OECD.

Nếu sống đủ lâu bạn sẽ hiểu rõ văn hóa ngủ gật ở Nhật Bản . Người ta sẽ hơn một lần thỉnh thoảng nhìn thấy người Nhật ngủ ở mọi nơi và vào mọi lúc. Trẻ em ngủ trên bàn ăn ở nhà hàng thức ăn nhanh, sinh viên ngủ trên giảng đường. Hoặc công nhân xây dựng ngủ dưới cây, tài xế taxi ngủ trong khi chờ khách, v.v… Và dĩ nhiên là vô số người đi làm từ khắp nơi ngủ trên những tuyến xe điện nối tiếp nhau.

Nếu không kể đến những “Oshiya” (押し屋) – “những người đẩy” mặc đồng phục. Họ đội nón, mang gang tay trắng và khẩu trang trắng. Đẩy người vào trong xe điện chật cứng trong giờ cao điểm (thường là buổi sáng) để đảm bảo không ai bị mắc kẹt ở cửa xe. Hay các “Chikan” (痴漢) – những tay bảnh bao không thích làm quen bằng những cái bắt tay thông thường. Mà bằng những cú chạm tay khiếm nhã vào những “vùng nhạy cảm” của các hành khách xe điện khác. Những hành khách ngủ ngay trên vai người khác có thể làm khách nước ngoài phải ngạc nhiên với văn hóa ngủ gật của người Nhật

van-hoa-ngu-01.jpg


Ảnh minh họa: Các Oshiya (người đẩy) đang đẩy hành khách còn ở cửa ra vào vào trong xe điện. Nguồn:pkusky.com

Ngày nay, an ninh công cộng ở Nhật Bản được đánh giá là rất an toàn. Nên trên các tuyến tàu giờ cao điểm, việc có người lạ ngủ gục trên vai người khác được xem như chuyện bình thường và có thể thông cảm được. Tuy nhiên, những ai không muốn cho “mượn vai” cũng có thể có những cách đối phó riêng. Những hành khách đang ngồi mà bị người kế bên ngã đầu lên vai thì chỉ cần đơn giản đứng dậy. Và nói nhỏ “Su-mi-ma-sen” (すみません: Xin lỗi) .

van-hoa-ngu-02.jpg


Ảnh minh họa: Hành khách ngủ lên vai nhau trên xe điện (nguồn: thechive.com)

Những hành khách đang đứng thì có thể thì thầm vào tai “người đẹp ngủ trong xe điện”bằng câu “O-tsu-ka-re-ma-shi-ta-ka?” (お疲れましたか: Anh/chị mệt rồi hả?). Thì có thể họ sẽ giật mình tỉnh dậy. Tuy vậy, theo một số những hành khách người Nhật, nếu họ thật sự là những … người đẹp thì cũng không đến nỗi nào.

Rốt cuộc, suy cho cùng, hầu hết họ cũng chẳng có ý đồ bất chính nào. Và chỉ muốn tranh thủ chợp mắt trước khi đắm mình vào guồng máy công việc. Điều này tạo ra nét Văn hóa ngủ gậtđặc trưng của người Nhật

Ấy vậy, đôi khi còn có thể thấy được ngay trong chỗ vào, ngay vào giờ làm. Người Nhật còn đặt cả tên gọi cho kiểu ngủ này – “Inemuri” (居眠り: Ngủ lúc có mặt). Như một ngụ ý công nhận và chấp nhận phần nào việc ngủ tại chỗ làm.

Dựa trên tiêu chuẩn một ngày làm việc ở Nhật Bản thì việc tranh thủ “gục tại trận”.Đây là nét Văn hóa ngủ gật không có gì đáng kinh ngạc và xấu hổ. Từ nhân viên mới vào công ty cho đến các chính khách quốc hội khét tiếng. Ai cũng có thể thỉnh thoảng bị bắt gặp đang “inemuri” rất nghiêm túc và tập trung.

van-hoa-ngu-03.jpg


Ảnh minh họa: Các đời thủ tướng đang “inemuri” trong quốc hội (Nguồn: fc2.com)

Không như những nước phương tây và những quốc gia khác vốn xem việc ngủ trong giờ làm việc là lười biếng, vô trách nhiệm và không thể chấp nhận được. Thì Nhật Bản lại xem “inemuri” là bằng chứng cho việc dành quá nhiều thời gian cho công việc. Đến nỗi không có thời gian ngủ ở nhà và là việc chấp nhận được ở mức độ cho phép (tức là người ngủ vẫn phải ngồi ngay ngắn tại bàn làm việc, không được ngủ ngáy, không được làm phiền người khác và không được ngủ quá lâu).

Thật vậy, gần đây từ việc chính phủ Nhật ban hành hướng dẫn về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với người đi làm. Cho đến việc nhiều công ty cho dựng những phòng ngủ trưa nhỏ. Họ lắp đặt những dãy sô-pha thoải mái ngay trong văn phòng. Được xem như một hình thức hiệu quả và tiết kiệm để tăng năng suất công việc. Điều này cho thấy việc cho phép “inemuri” rất có thể đã trở thành một kiểu “luật bất thành văn” ở Nhật Bản. Tuy nhiên, với những vị giả vờ như đang “inemuri” để chứng tỏ sự siêng năng trong công việc thì có vẻ các văn phòng ngủ trưa kể trên là không cần thiết…

Công việc có thể không kết thúc trong một ngày nhưng một ngày làm thì phải hết. Thời gian làm việc trung bình một ngày kéo dài từ 12 đến 14 tiếng đồng hồ. Việc về đúng giờ mặc nhiên trở thành “điều cấm” ở các công ty Nhật Bản. Việc nhân viên chỉ về khi quản lý về và quản lý chỉ về khi giám đốc về dường như đã trở thành một dây chuyền đạo đức nghề nghiệp ở Nhật Bản.

Dù vậy, kể cả khi đã rời khỏi văn phòng cùng với các quản lý và nhân viên. Giám đốc cũng rất thường “mời” (tức là bắt buộc) các quản lý cùng nhân viên đi “Nomikai” (飲み会: đi uống xã giao vài chén). Thời gian uống xã giao có thể kéo dài đến tận thâu đêm. Do đó, các nhân viên quá chén không thể về do lỡ chuyến tàu điện cuối cùng.

van-hoa-ngu-04.jpg


Ảnh minh họa: Khách sạn con nhộng ở Tokyo

VĂN HÓA NGỦ GẬT TẠO RA “KHÁCH SẠN CON NHỘNG”
Họ sẽ ngủ qua đêm ở các “capsule hotel” (カプセルホテル: Khách sạn “con nhộng”) có thể tìm thấy ở mọi nơi. Các khách sạn này tuy được gọi là “khách sạn” nhưng diện tích và sức chứa chỉ lớn hơn một chiếc quan tài. Và chỉ đủ sức chứa tối đa là ba người ngồi. Tuy nhỏ nhưng bên trong khách sạn ngoài được trang bị mền gối đầy đủ còn có thêm TV LCD, đèn, đồng hồ báo thức, radio, v.v… Vừa đủ ở mức nhu cầu của một người chỉ cần ngủ qua đêm. Hơn thế, mức giá cũng được người Nhật đánh giá là vừa túi tiền. Dao động trong mức từ 2000 yên đến 4000 yên (khoảng từ 19 đến 38 đô-la Mỹ) một đêm.

Văn hóa ngủ gật đã tạo điều kiện ra đời “Capsule Inn” (カプセルイン: Quán trọ “con nhộng”) ở Umeda, Osaka. “Capsule hotel” tuy chưa trở thành loại hình khách sạn bình dân mang tính quốc tế . Nhưng cũng đủ là chốn nương thân cho những người đi làm chỉ cần ngủ qua đêm trước khi lại bắt đầu ngày làm việc bất tận ở Nhật Bản.

Đất nước Nhật Bản luôn được coi là đất nước có nhiều thứ nổi tiếng, và nhiều điều thú vị. Du học Nhật Bản là một cách giúp bạn có thể hiểu sâu hơn về đất nước, con người và nền văn hóa đặc sắc của Nhật Bản.

Du Học Minh Nguyệt
656/48 – 656/50 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, Hồ Chí Minh
Hotline: 0908 774 130 – 0966 544 082
Điện thoại: 08 3990 7990
 
×
Quay lại
Top