Vai trò lãnh đạo cho những người phụ nữ hiện đại

nguyen6495

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/7/2018
Bài viết
407
Chúng ta cần nghiêm túc thừa nhận rằng phụ nữ ở các vị trí cấp cao cũng có những tố chất lãnh đạo không hề kém cạnh nam giới, đặc biệt hơn hết là khả năng đặt những mục tiêu cao và truyền cảm hứng, tạo động lực cho cấp dưới hoàn thành một cách thuận lợi. Giữa phong cách lãnh đạo giữa nam giới và nữ giới sẽ có những khác biệt nhất định, hãy cùng Careerbuilder.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Mục tiêu lãnh đạo của nam và nữ giới:

Bà Joanna Barsh - đối tác cấp cao tại McKinsey & Company - người đứng đầu đội tư vấn việc phát triển khả năng lãnh đạo của nữ giới cho biết rằng: “Phụ nữ sẽ tập trung vào mục tiêu ý nghĩa của công việc mà họ đang đảm nhận, trong khi nam sẽ giới sẽ thường chú ý đến chức vụ của mình và phân tích các lợi ích, thiệt hại”. So với sự khuôn khổ trong quản lý của đấng mày râu thì nữ giới thường thể hiện cảm xúc nhiều hơn tại nơi làm việc và không quá mạo hiểm khi đưa ra những quyết định. Ngoài ra, trong cuốn sách “How remarkable Women Lead: A breakthrough model for work and life” (Tạm dịch: Phụ nữ lãnh đạo xuất sắc như thế nào: Một hình mẫu đột phá cho công việc và cuộc sống) đã đề cập rằng phụ nữ là người tự tin thể hiện cá tính, cái tôi của bản thân và họ cũng đánh giá đó là điểm mạnh của mình trong việc lãnh đạo.
Image%2020a.jpg

2. Những khó khăn khi phụ nữ đảm nhận vai trò lãnh đạo
Theo bà Barsh, dù phụ nữ đang giữ hơn một nửa số vị trí lãnh đạo cấp trung và chuyên gia tại Mỹ, thì họ vẫn không được nhận được những cơ hội ngang bằng so với nam giới để thể hiện tài lãnh đạo của mình. Trong một nghiên cứu về các vấn đề của phụ nữ - thực hiện bởi McKinsey - đã cho rằng phụ nữ và nam giới có quan điểm khác nhau về tỷ lệ giới tính trong đội ngũ lãnh đạo. Cụ thể là, 70% lãnh đạo nữ cho rằng phái nữ nên chiếm ít nhất 30% trong các vị trí cấp cao ở các doanh nghiệp. Ngược lại, các lãnh đạo nam giới nghĩ rằng số lượng nữ giới cấp cao không tạo ra nhiều ảnh hưởng cho công ty.

Không chỉ vậy, bà Barsh cho rằng nhiều công ty thường có nhận định sai lầm khi nghĩ việc cho các nhân viên nữ một lịch làm việc linh hoạt để họ có thể dễ dàng sắp xếp xử lý việc nhà và công việc tại công ty là đủ đáp ứng nhu cầu về bình đẳng giới tại văn phòng. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, các công ty nên tập trung phân tích và phát triển những hoạt động, chương trình đào tạo nhằm giúp giới nữ cải thiện kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và tăng khả năng gắn bó của họ với công ty.
Image%2020b.jpg

3. Các doanh nghiệp nên tạo nhiều cơ hội cho nữ giới ở vai trò lãnh đạo
Hãy “rộng lượng” với những thất bại của nữ giới như cách công ty bạn làm với thất bại của nam giới. Bà Barsh chỉ ra rằng mọi người thường e ngại khi giao việc cho phụ nữ bởi họ luôn lo sợ phụ nữ sẽ sai lầm, thất bại. Nguyên nhân của định kiến này là do đặc tính yếu mềm của phái nữ. Tuy nhiên khi các doanh nghiệp hãy cho họ cơ hội “được” thất bại và không quá định kiến với phụ nữ thì họ sẽ chứng minh được rằng họ hoàn toàn có khả năng cứng rắn và giải quyết công việc không thua kém đàn ông. Bà cũng nhấn mạnh “đã đến lúc chúng ta nhìn nhận phụ nữ ở vị thế ngang bằng với nam giới, cả nam giới và nữ giới đều sẽ phạm sai lầm và những sai lầm này nên được nhìn nhận, đánh giá như nhau.

Tại các quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, các nước Châu Âu, phái đẹp đảm đương vai trò lãnh đạo đã không quá xa lạ và hiện nay phụ nữ Việt Nam cũng đang khẳng định khả năng là lợi thế của mình ở vị trí đầu chiến tuyến. Phụ nữ vẫn nỗ lực nâng cao tiếng nói, chứng minh năng lực bản thân và đóng góp tích cực cho xã hội. Đây là bài viết cho chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về vai trò của phái nữ trong cuộc sống hiện đại.​
 
×
Quay lại
Top