Update nhanh cách phòng chống dịch cúm A

_yul_

X = XI + I
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/5/2012
Bài viết
2.973
Dịch cúm gia cầm đang hoành hành ở khắp mọi nơi đấy! Các bạn hãy mau học cách đề phòng nó nhé!

Những điều không thể không biết để phòng tránh virus cúm A

- Tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp với gia cầm đã chết mà không rõ nguồn gốc.

- Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm gia cầm, chỉ chọn những loại tươi sống được giết mổ trực tiếp. Nếu gia cầm có dấu hiệu ốm, bạn nên theo dõi để đảm bảo chúng không nhiễm virus rồi mới giết, mổ và sử dụng.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay, đeo khẩu trang và không khạc nhổ bừa bãi sẽ có thể phòng ngừa hữu hiệu các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như cúm.

- Nếu cơ thể của bạn có những triệu chứng ốm bất thường như sốt, ho và khó thở (bệnh có thể chuyển biến thành viêm phổi nặng), bạn nên mau chóng đến các trung tâm y tế uy tín để được kiểm tra và xác nhận nguyên nhân gây bệnh.

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để giảm nguy cơ phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

- Hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ, thay vào đó, hãy mở cửa sổ thông thoáng để tránh virus lây nhiễm trong phòng kín.

- Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.

- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.

- Liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về diễn biến và biến thể của virus cúm A.


- Ăn chín, uống sôi, nấu kĩ.

KenhSinhVien-update-nhanh-cach-phong-chong-dich-cum-a.jpg




Tìm hiểu thêm về virus cúm A



Căn cứ vào đặc tính gây bệnh và cấu trúc di truyền, virus cúm A còn được phân thành hai loại: loại có độc lực cao (hay tính gây bệnh cao): highly pathogenic (HPAI) và loại có tính gây bệnh thấp: low pathogenic (LHAI). Hầu hết các virus A đều có tính gây bệnh thấp và thường chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ ở gia cầm. Ngược lại, các virus có độc lực cao có thể gây bệnh nặng và nhiều khi gây chết gia cầm và người mắc bệnh.

Các virus cúm A đã được xác định nhiễm cả người và gia cầm bao gồm:

- Cúm A H5: Gồm 5 phân dạng đã được xác định, trong đó nhóm có độc lực cao H5N1 đã và đang lan tràn tại châu Á và châu Âu.

- Cúm A H7: Gồm 9 phân dạng đã được xác định. H7 có thể nhiễm từ các loài chim hay gia cầm mang virus sang người. Người bị nhiễm các virus H7 có thể biểu hiện triệu chứng từ viêm kết mạc mắt hay các triệu chứng tổn thương đường hô hấp trên hoặc cả hai. Đặc biệt, H7 hiện diện trong cả nhóm có độc lực thấp và nhóm có độc lực cao. Nhìn chung, H7 có thể gây bệnh cho người từ biểu hiện các triệu chứng dạng nhẹ cho đến tử vong.

- Cúm A H9: Gồm 9 phân nhóm có thể nhiễm ở người (ít xảy ra và có độc lực thấp).

Virus H7N9 là dạng biến thể mới nhất của virus cúm gia cầm và đang được các chuyên gia y tế xếp vào hạng các virus cúm có khả năng gây tử vong lớn nhất cho con người do tính đến thời điểm này, vẫn chưa có bất cứ loại vaccine nào có thể chống lại được sự hoành hành của virus này.

update-nhanh-cach-phong-chong-dich-cum-a.jpg

Nguyên nhân gây ra dịch cúm gia cầm

Thông thường, các virus gây bệnh cúm bao gồm ba dạng: A, B và C. Căn cứ vào sự hiện diện của các glycoprotein bề mặt (Glycoprotein gây ngưng kết hồng cầu: Hemagglutinin (HA) và men tan nhầy Neuraminidase (NA). Khi virus cúm nhiễm từ loài này sang loài khác hoặc do trộn lẫn, tái tổ hợp gene của virus cúm ở các loài khác nhau (ví dụ giữa virus cúm A ở người và virus cúm A ở gia cầm). Khi loại biến đổi này xảy ra sẽ cho ra đời một phân type virus mới mà tác hại của nó khó thể lường trước được. Đây là một trong những yếu tố chính tạo ra những biến thể mới của virus cúm gia cầm, khiến đại dịch bùng phát.
(Theo Kênh 14)




 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top