Tuyển dụng cũng là một nghệ thuật

lannt276

Thành viên
Tham gia
2/7/2013
Bài viết
38
Tuyển dụng là quá trình sàng lọc, chúng ta có thể chia quá trình tuyển dụng ra làm hai phần lớn: các bài kiểm tra và phỏng vấn. Mục tiêu của các bài kiểm tra là để loại trừ các ứng viên có ít khả năng nhất. Trong khi đó, phỏng vấn là lựa chọn ứng viên thích hợp nhất trong số các ứng viên đã qua vòng kiểm tra.

Trong tuyển dụng, bạn cũng cần phải biết mình nên và không nên hỏi gì cũng như cách đặt câu hỏi ra sao. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được ứng viên như ý.
Những câu không nên hỏi
Với những câu hỏi kiểu này, bạn sẽ nhận lại những câu trả lời chung chung, được cho là “phải đạo”. Chẳng hạn: “Ưu điểm và nhược điểm lớn nhất của bạn là gì?”. Có người xin việc nào chịu nói thẳng nhược điểm của họ – trừ những nhược điểm vô hại, chung chung.
1. Năm năm nữa bạn hình dung mình sẽ là ai?
- Chà, chắc họ muốn mình gắn bó lâu dài, “Tôi sẽ trưởng thành cùng sự phát triển của công ty”.
2. Vì sao công ty nên tuyển dụng anh?
- Thì còn gì nữa, “Tôi là người công ty có thể tin tưởng, giao việc”.
3. Hãy nói về bản thân bạn
- Ông này không biết phải hỏi gì. Mình nên bắt đầu như thế nào đây. Im lặng kéo dài
4. Bạn có kế hoạch học thêm không?
- A ha, hỏi như thế chắc công ty đặt nặng chuyện đào tạo. “Dạ, học nữa, học mãi là tham vọng của tôi”
5. Quan hệ với sếp cũ của bạn như thế nào?
- Làm sao nói thật đây, thôi đành nói theo kiểu ngoại giao cho chắc ăn. “Rất tốt…”
6. Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi?
- Chắc chắn ông này hết câu hỏi rồi, chỉ muốn hỏi cho có chuyện…
7. Nếu chúng tôi tuyển bạn, chúng tôi có thể trông đợi gì ở bạn?
- Sao lại hỏi thế nhỉ. “Dạ, nỗ lực hết mình vì sự nghiệp công ty”
8. Bạn sẽ làm gì nếu…
- Với loại câu hỏi giả định này, ông ấy muốn nghe gì, mình sẽ nói như thế đấy.

Những câu nên hỏi
Các câu nên hỏi là các câu thật cụ thể, đi vào những tình huống buộc ứng viên phải nhớ lại chuyện đã qua và kể chi tiết. Như thế họ sẽ không có thời gian trả lời theo kiểu “phải đạo” và người phỏng vấn có thể đánh giá năng lực ứng viên.
Loại này rất đa dạng, ở đây chỉ nêu một số ví dụ:
- “Hãy kể về một kinh nghiệm làm việc khi gặp một thành viên chung nhóm không chịu hợp tác, gây khó dễ. Bạn đã ứng xử như thế nào?”.
- “Hãy nhớ lại những lần áp lực công việc thật nặng nề. Hãy kể một hai tình huống đó”.
- “Công việc nào bạn từng làm một cách thích thú nhất, công việc nào bạn xem là tệ hại nhất, công việc hấp dẫn nhất theo bạn là loại việc gì?”.
- “Hãy kể về một lần nào đó bạn không làm tròn nhiệm vụ được giao. Giả sử gặp lại loại công việc tương tự, bạn có cách giải quyết nào mới không?”…

Đặt câu hỏi đuổi...
Vì khá dài rồi nên các bạn đọc tiếp tại đây nhé: https://eduviet.vn/index.php/Tuyen-dung-nhan-su/tuyn-dng-cng-la-mt-ngh-thut.html
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top