Tương lai đi về đâu ? ´¯)-»

Ngọc Hảo

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/3/2012
Bài viết
61


Khi rơi vào vực thẳm khổ đau tuyệt vọng và muốn buông xuôi tất cả thì ta hãy tự hỏi mình: thật ra ai đã khiến ta ra nông nỗi này? Nếu câu trả lời là chính người ấy thì ta hỏi thêm rằng: người ấy là ai mà sao ta lại dễ dàng phó thác cuộc đời mình cho họ thao túng như vậy? Họ chỉ có thể làm cho ta mất niềm tin nhưng họ không có quyền làm cho ta khổ. Bởi đời sống mà ta đang sở hữu không phải là đời sống của riêng ta, ta không có quyền coi thường hay hủy hoại nó. Nó là tác phẩm được tạo thành từ cha mẹ, anh chị em, bạn bè, những bậc ân nhân khác trong đời, và cả tổ tiên hay giống nòi nữa. Họ luôn có mặt trong ta, trong từng tế bào và hơi thở. Họ đang theo ta đi về phía tương lai, nếu ta ngã xuống thì họ sẽ ngã theo, tương lai ta ra sao thì một phần họ cũng trở thành như thế ấy. Dẫu biết rằng chọn đến cái chết là ta đã chịu khổ đau đến mức cùng cực rồi, trái tim của ta như sắp tan vỡ vì không thể chứa nổi niềm đau quá lớn đang đè xuống. Nhưng suy cho cùng thì ta cũng đang làm một việc rất ích kỷ, ta chỉ muốn tìm cách trốn thoát cơn cảm xúc xấu đang bùng vỡ mà chính ta cũng có phần trách nhiệm trong đó.

Ta cứ nghĩ mình là kẻ khổ đau nhất trên dời nên mọi người không có quyền trách giận cho cái quyết định của mình. Đúng là không ai muốn trách giận một người đang đau khổ, nhưng ta không có quyền làm cho những nguời thân yêu của ta khổ. Đâu phải người kia làm ta khổ thì ta có quyền làm cho người khác khổ. Và liệu ta có bình yên nơi thế giới xa lạ nào đó khi tâm hồn còn đầy khổ đau và ruột cứ quặn lên vì trách nhiệm làm người còn dang dở?

Không có cái tương lai nào tách lìa với hiện tại, hiện tại như thế nào thì tương lai cũng đồng tính chất như thế ấy. Khổ đau từ trái tim thì liệu pháp để bứng gốc rễ khổ đau cũng nằm trong trái tim. Ta đừng chạy đi tìm kẻ đã làm khổ mình để trừng phạt hay tìm một nơi mà mình cho là bình yên để trốn tránh. Dù ta có làm đựơc chuyện đó thì vết thương trong ta cũng không thể nào lành lặn được, cái đó chỉ làm cơn thỏa mãn cơn cảm xúc trong nhất thời, ta không bao giờ lấy lại những gì đã mất từ bên ngoài. Nhưng ta cũng cẩn thận, nhiều khi ta không muốn thoát khỏi vực thẳm khổ đau vì ta không đủ sức. Có thể một phần ta muốn tự giam mình trong khổ đau để kích động vào lương tâm của người kia như một thái độ để trừng phạt, một phần ta muốn chìm đắm trong cảm xúc quặn đau ấy như để thương hại bản thân mình. Trong văn học hành động đó được coi là ''thú đau thương''.

Khi rơi vào cảm xúc khổ đau quá lớn, một kẻ yếu đuối chỉ biết nghĩ đến bản thân thì thường lấy đau thương để gặm nhấm rồi than thân trách phận chứ không tích cực đi tìm một lối thoát. Họ thích nằm co như con tôm để nghe những bản nhạc tình sầu đứt ruột, hoặc thích người khác tưới tẩm vào nỗi khổ niềm đau của mình bằng cách công nhận mình là kẻ khổ nhất trên đời và là kẻ tội nghiệp, chứ không chịu cho ai kéo mình ra khỏi vực thẳm đen tối ấy cả. Đó là triệu chứng bệnh trầm cảm, thích giam cảm xúc mình ở cung bậc thấp để thỏa mãn mặc cảm thua sút người khác. Thật ra trong sâu thẳm thì nó cũng là cách loan báo với mọi người về cái khổ đau mà mình đang ghánh chịu, nhưng lại muốn được xót thương hơn là được cứu giúp. Bởi muốn được cứu giúp thì phải trả ta về đúng vị trí còn căng đầy niềm hy vọng như thưở ban đầu, còn không thì để ta như vậy. Ta không muốn thành kẻ trắng tay.
:KSV@17::KSV@17::KSV@17::KSV@17::KSV@17::KSV@17::KSV@17:
 
×
Quay lại
Top