Tục ăn tết của người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn

sk.emo27

Thành viên
Tham gia
22/7/2012
Bài viết
80
Sinh sống ở Chợ Lớn đã qua ba thế hệ, nhưng đến nay gia đình tôi vẫn giữ tập quán sinh hoạt của người Triều Châu (Trung Hoa), nhất là phong tục truyền thống trong những ngày lễ, tết.

Ngày Đông chí, má tôi thường nấu “ỉ” cúng. Đó là viên nếp nhỏ, tròn, không nhân, được nấu chung với nước đường và gừng, khi ăn rắc thêm muối mè lên mặt; người Việt thường gọi đó là chè trôi nước.

Trong tiếng Tiều, “ỉ” nghĩa là “viên”, “tròn”. Người Tiều cúng “ỉ” với mong muốn gia đình sẽ luôn được đoàn viên.

Khi Sài Gòn se se lạnh báo hiệu tiết Đông chí đến, chúng tôi biết là chỉ còn từ một đến hai tháng nữa là đến tết Nguyên Đán. Những ngày lạnh nhất trong năm ở đất Sài Gòn thường đến trước hoặc sau Đông chí 10 ngày. Lúc đó, ăn chén chè “ỉ” nóng, thêm chút gừng cay, người ta cảm nhận được mùa xuân đang về.

KenhSinhVien.Net-1.jpg




Những ngày trước tết

Bước sang tháng Chạp, người Hoa chọn ngày tốt để quét dọn dẹp nhà cửa, làm lễ tạ thần. Đó là lễ đáp tạ Trời, Phật, Ông Bà đã cho gia đình một năm bình an. Cúng xong, người ta mang vật cúng chia cho họ hàng, người quen, gọi là chút quà thơm thảo. Nhà này mang vật cúng cho nhà kia. Đến khi nhà kia cúng sẽ mang cho lại nhà này. Đây cũng là cách làm cho tình thân thêm gắn bó.

:KSV@06:


Sau đó là lễ đưa ông Táo. Khác với người Việt cúng đưa ông Táo vào tối ngày 23 tháng Chạp, người Hoa thường tiễn ông Táo về Trời vào sáng hôm sau, ngày 24 tháng Chạp. Vật cúng ông Táo thường có các món ngọt như thèo lèo và quýt. Trong tiếng Hoa, “quýt” đồng âm với “cát” (cát tường = may mắn). Người ta hy vọng ông Táo sẽ tâu những lời tốt lành, mang lại may mắn cho gia đình.

Ba mươi “xuân” đến

KenhSinhVien.Net-3.jpg



Trong nhà người Hoa thường dán câu đối liễn. Đến ngày 30 tết, người ta thay câu đối liễn mới, giấy đỏ chữ vàng, nội dung thường mang thông điệp tốt lành như Xuất nhập bình an, Kim ngọc mãn đường, Tân xuân đại cát... Với những gia đình làm ăn buôn bán tại nhà, nội dung câu đối liễn thường là Nhất bổn vạn lợi, Khai trương hồng phát, Sinh ý hưng long...

Ngoài ra, người ta còn dán chữ “Xuân” và “Phúc” ngược trên cửa, chữ “ngược” tiếng Hoa đọc là “đáo”, nghĩa là Xuân đến, Phúc đến.

Chiều 30 Tết, trẻ con được tắm rửa sạch sẽ, thay bộ quần áo mới màu đỏ - màu may mắn theo quan niệm của người Hoa - rồi đi chúc tết ông bà, cha mẹ và nhận tiền lì xì.

Giao thừa cũng là ngày đoàn tụ gia đình. Tối giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau ăn bữa cơm đoàn viên thịnh soạn.

Mọi người đón giao thừa vào lúc 12 giờ tối. Người Việt có mâm ngũ quả “cầu, sung, dừa, đủ, xoài” thì người Hoa có quýt, bánh bao, bánh Tổ. Tiếng Hoa gọi bánh bao là “Phát bao”, bánh Tổ là “Niên cao”… Tựu trung đều mang ý nghĩa là sự ước mong cho năm mới, gia chủ được may mắn, phát tài, năm mới sẽ tốt hơn năm trước…

Người Quảng Đông cúng giao thừa còn có giò heo, cải xà lách xanh sống. Tên những thứ này khi đọc lên thường có ý nghĩa tốt lành. Heo đọc là “trư”, đồng âm với “châu” - ý là "châu long nhập thủy", châu báu đầy nhà. Cải xà lách tiếng Quảng đọc là “Phát soi”, đồng âm với “Phát tài”…

KenhSinhVien.Net-4.jpg



Mồng Một “tết Mẹ”

Sáng mồng Một tết Nguyên Đán, con gái đã có chồng ở riêng sẽ đưa chồng con về nhà ông bà ngoại chúc tết, nghĩa là ăn “tết Mẹ” trước; sau đó, người ta mới “tết Cha”, rồi đến thăm họ hàng, người thân.

Điểm này không giống với tập quán của người Việt là “mồng Một tết Cha, mồng Hai tết Mẹ”.

Mồng Bốn đón ông Táo về. Sang mồng Bảy, người ta ăn bảy thứ cải nấu chung. Trong xã hội nông nghiệp xưa, người ta ăn các loại cải phong phú với hy vọng trong năm mới, mùa màng sẽ được bội thu. Ngày nay, không nhiều người làm nông nữa nhưng người ta vẫn giữ thói quen ăn bảy thứ rau cải.
Đến rằm tháng Giêng là tết Nguyên Tiêu, ngày tết mới thật sự kết thúc đối với người Hoa. Trong khi người Việt chỉ ăn tết đến ngày thứ bảy thì hạ nêu, hết tết.

----------

  • KenhSinhVien.Net-2%2814%29.jpg
 
×
Quay lại
Top