Tư vấn thủ tục ly hôn, đơn ly hôn, nộp đơn ly hôn ở đâu ?

lenguyen9x

Thành viên
Tham gia
4/6/2018
Bài viết
0
Soạn thảo đơn ly hôn như thế nào ? Trình bày lý do xin ly hôn là gì để được tòa án chấp thuận ? Nộp đơn ly hôn ở đâu là những vấn đề được nhiều cặp vợ chồng đặt câu hỏi. Luật sư tư vấn và giải đáp những quy định pháp lý mới nhất về trường hợp trên:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn, đơn ly hôn, nộp đơn ly hôn ở đâu ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Người chồng ở bên vợ nhưng không có giấy tạm trú ở bên vợ, hộ khẩu thường trú ở quận khác.
Tôi muốn ly hôn thì đơn xin ly hôn như thế nào? Vậy cho tôi hỏi phải làm như thế nào? Nộp đơn ở đâu?

Trân trọng cảm ơn.
Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật Hùng Sơn. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Trường hợp của bạn chúng tôi chia thành 2 trường hợp.

- Trường hợp thứ nhất: Ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: "1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được." chúng tôi có rất nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này bạn có thể đón đọc tại Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn tại Luật sư tư vấn luật hôn nhân của luật Hùng Sơn.

- Trường hợp thứ hai: Thuận tình ly hôn Quy định tại điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: " Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."

- Thứ nhất, về thành phần hồ sơ ly hôn

Vợ chồng bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu);

+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

+ Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu (bản sao - chứng thực);

+ Giấy khai sinh của con (bản sao - chứng thực).

- Thứ hai, về việc hòa giải tại Tòa

Tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Hòa giải tại Tòa án:

“Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 180 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011) quy định về Nguyên tắc tiến hành hoà giải như sau:

“1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này.”(Điều 181, 182 Bộ luật này quy định:

“Điều 181.Những vụ án dân sự không được hoà giải

1. Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

2. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Điều 182. Những vụ án dân sự không tiến hành hoà giải được

1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.”)

Theo các quy định trên, việc hòa giải giải quyết vụ án dân sự tại Tòa là thủ tục bắt buộc, trừ những vụ án dân sự không được hòa giải và vụ án không tiến hành hòa giải được.

- Thứ ba, về quy trình giải quyết ly hôn

+ Về việc thụ lý vụ án: Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:

“1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí....

3. Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

4. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.”

+ Việc Thông báo về việc thụ lý vụ án: Khoản 1 Điều 174 BLTTDS quy định:

“1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.”

+ Về Quyền, nghĩa vụ của người được thông báo: Điều 175 BLTTDS quy định:

“1. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người được thông báo phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, cứng cứ kèm theo, nếu có.”

+ Hòa giải tại Tòa: theo phân tích ở trên, việc hòa giải phải được lập thành văn bản,

“2. Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.

Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải.”

+ Về việc ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự: Điều 187 BLTTDS quy định:

“1. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.”

Bạn có thể tham khảo thêm một số quy định có liên quan tại Bộ luật tố tụng dân sự để được hiểu rõ vấn đề.
 
×
Quay lại
Top