Tư vấn giải quyết vấn đề con chung trong ly hôn

Salesonline

Thành viên
Tham gia
16/10/2015
Bài viết
10
Văn phòng luật sư tư vấn ly hôn: Dù vợ, chồng hay cả hai cùng đưa ra quyết định ly hôn thì người tổn thương nhất chưa hẳn phải chính bản thân họ mà là đứa con. Cú sốc tan vỡ gia đình với những đứa trẻ như một vết sẹo ám ảnh và đi theo suốt quãng đường còn lại của chúng. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ khi bố mẹ ly hôn, pháp luật đã đưa ra một số vấn đề liên quan để giải quyết con chung trong các vụ án ly hôn.

Dưới đây là một số thông tin cơ bản xoay quanh quyền và nghĩa vụ chăm sóc con chung trong các vụ án ly hôn để quý bạn đọc có nhu cầu tham khảo rõ hơn.

Quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
  • Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
  • Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ nuôi con chung của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

  • Nếu người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
 
@obingu Các bạn có thể gọi trực tiếp đến số điện thoại: 0969603030 để được tư vấn luật miễn phí nhé :)
 
×
Quay lại
Top