Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Lời giới thiệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Quân Đội nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hồ Chí Minh còn là nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, được suy tôn là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới.

Hồ Chí Minh, nhà ngoại giao kiệt xuất, là người sáng lập nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Chủ tịch đã tùng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1945 - 1946, khi cách mạng nước ta vừa thành công, phải đối phó với thù trong giặc ngoài, vận mệnh ngàn cân treo sợi tóc. Ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử ngoại giao dân tộc ta.

Trong suốt mấy chục năm trên cương vị Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước, Người quan tâm chỉ đạo sát sao công tác đối ngoại, nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc và thời đại, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp vẻ vang của dân tộc.

Với các cương vị trong nước và hoạt động quốc tế vô cùng phong phú của mình, Hồ Chí Minh tiếp cận thực tiễn Việt Nam và thế giới, phát triển và đề xuất nhiều nguyên lý, quan điểm, luận điểm về thời đại và về đường lối quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam.

Khi nói tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, cuốn sách này đề cập các phạm trù khác nhau như đã nêu trong mối liên hệ với nhau.

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII, tháng Sáu 1991, nêu rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng”. Các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và IX của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm đó. Việc xác lập vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng, đáp ứng nhu cầu bức xúc của cách mạng Việt Nam.

Trong toàn bộ nội dung phong phú của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, những nguyên lý, quan điểm về ngoại giao chiếm một vị trí quan trọng.

Việc nghiên cứu, quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như phương pháp, phong cách và nghệ thuật Hồ Chí Minh về ngoại giao, là một công việc quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng Tư 2001.

Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề thời đại và quan hệ quốc tế. Cuốn sách này nhằm góp phần hệ thống hoá một bước những nội dung chủ yếu của tư tưởng, phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Do phạm vi vấn đề và nội dung tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh rất rộng, tài liệu này giới hạn vào những vấn đề mang tính thực tiễn cấp thiết, nhằm phục vụ cho việc triển khai thắng lợi đường lối quốc tế, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta và trong bối cảnh tình hình quốc tế đang trải qua những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp khó lường.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao cùng với lý luận của Đảng trên các lĩnh vực quốc tế và đối ngoại hợp thành một chỉnh thể. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hoạt động quốc tế và ngoại giao của Đảng, Nhà nước. Trí tuệ của Đảng, hoạt động thực tiễn phong phú và sáng tạo của Đảng và nhân dân ta làm giàu thêm tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao trình bày trong cuốn sách này có liên hệ với việc đúc kết một số bài học kinh nghiệm ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ hiện đại và trình bày một số vấn đề lý luận về ngoại giao Việt Nam. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm và những vấn đề lý luận nói trên, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới cũng góp phần làm sáng tỏ thêm những nét đặc thù và bản sắc của nền ngoại giao Việt Nam, từng bước tiến tới xây dựng trường phái ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Công việc nghiên cứu dựa trên toàn bộ các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết là “Hồ Chí Minh Toàn tập”, cũng như các tài liệu liên quan mật thiết đến hoạt động của Bác như: “Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử”, các bộ văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các hồi ức, hồi ký của các nhà hoạt động quân sự, chính trị, văn hoá, xã hội, ngoại giao, các công trình viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh của các tác giả Việt Nam và nước ngoài. Những bài nói chuyện của Bác tại các Hội nghị ngoại giao của nước ta năm 1962, 1964, 1966 tạo thành tài liệu chuyên đề về ngoại giao. Đồng thời, việc nghiên cứu các hoạt động thực tiễn quốc tế và đối ngoại phong phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước Việt Nam đem lại các luận chứng, luận cứ soi sáng những nguyên lý, quan điểm và luận điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của các vị: Đinh Nho Liêm, nguyên Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao; Giáo sư vũ Khiêu; Giáo sư Văn Tạo; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Trưởng Ban nghiên cứu lịch sử ngoại giao - Bộ Ngoại giao; Trần Đức Mậu, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại - Bộ Ngoại giao; Nguyễn Ngọc Diên, nguyên Phó Trưởng Ban nghiên cứu lịch sử ngoại giao - Bộ Ngoại giao; Tiến sĩ Nguyễn Đình Luân, nguyên Thư ký Hội đồng Khoa học - Bộ Ngoại giao; cùng một số chuyên gia, cán bộ trong và ngoài Bộ Ngoại giao.

Chắc rằng cuốn sách này còn có những khiếm khuyết. Tác giả chân thành mong muốn nhận được sự góp ý của các đồng chí và các bạn để tiếp tục hoàn chỉnh nội dung này
..................
Các bạn có thể xem chi tiết tài liệu tại file bên dưới
ST
 

Đính kèm

  • FF607483.rar
    146,4 KB · Lượt xem: 850
×
Quay lại
Top