Từ huyền thoại đến thực tế: Tóc có là giác quan thứ 6 bảo vệ ta khỏi hiểm nguy?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Con người trước giờ vẫn luôn tạo ra nhiều kiểu tóc mới lạ và mang tính biểu tượng. Nhiều kiểu cắt, màu sắc và cách thể hiện được phản ánh qua các thời đại gần như vô hạn. Nhưng ngoài mang đến sự ấm áp đơn thuần và vẻ ngoài ưa nhìn, tóc còn có chức năng gì nữa không?

Tóc có phải là giác quan thứ 6?

Tóc có phải là giác quan thứ 6?​

Một số người tin rằng tóc có liên quan trực tiếp đến khả năng cảm giác và có chức năng như hệ thần kinh mở rộng.

Tuỳ vào thời đại và nơi sống của một người, tóc trên đầu (hoặc không có tóc) có ý nghĩa rất quan trọng. Các hệ thống tín ngưỡng và văn hoá dân gian từ lâu đã quyết định cách tạo kiểu tóc: buộc lên, che lại, nuôi dài, cắt ngắn, cạo trọc, uốn dợn sóng, nhuộm màu, uốn xoăn tít, trang trí, bện, tết tóc, v.v… Nhưng đối với nhiều xã hội, tóc càng dài càng tốt.


Nữ thần Sif, vợ của Thor, nổi tiếng với những bím tóc dài vàng rực gợi liên tưởng đến lúa mì, khả năng sinh sản và gia đình.

Nữ thần Sif, vợ của Thor, nổi tiếng với những bím tóc dài vàng rực gợi liên tưởng đến lúa mì, khả năng sinh sản và gia đình.

Tóc là giác quan thứ 6?

Trên thực tế, một số người cho rằng mái tóc dài mang lại cho người Mỹ bản địa khả năng cảm giác nhất định, đóng vai trò như một dạng ăn ten, rất giống râu mèo.

Có một báo cáo đòi bồi thường của một nhân viên làm việc tại Trung tâm Y tế Vụ Cựu binh ở Hoa Kỳ thời chiến tranh Việt Nam. Báo cáo viện dẫn những trinh sát tài năng được lệnh tìm đường di chuyển bí mật qua địa hình gồ ghề và nguy hiểm ở vùng xung đột, như Choctaw và Navajo người Mỹ bản địa (được gọi là “Những người nói chuyện bằng mật mã”).

Những binh lính này được ghi nhận là có “khả năng theo dõi vượt trội, gần như siêu phàm”, nhưng lại không thể hiện tốt như mong đợi trên chiến trường, và khi được hỏi về thất bại khi thực thi nhiệm vụ, “người lính già hơn cứ khăng khăng rằng khi họ phải cắt đầu đinh theo điều lệnh, họ không thể “đánh hơi” được kẻ thù. Họ không thể kết nối được với “giác quan thứ 6”, “trực giác” của họ không còn đáng tin, họ không thể “đọc” những tín hiệu nhỏ nhất cũng như không kết nối được thông tin ngoại cảm rất nhỏ,” theo trang WakingTimes.com


Một nam giới người Mỹ bản địa tóc dài. Ảnh: jozefklopacka /Adobe Stock.

Một nam giới người Mỹ bản địa với mái tóc dài. Ảnh: jozefklopacka /Adobe Stock.

Báo cáo trên ghi rõ rằng những cơ sở thí nghiệm của chính phủ đã so sánh hành vi và hiệu quả theo dõi của những người Mỹ bản địa có và không có tóc, và họ nhận thấy những đối tượng có tóc dài thể hiện tốt hơn nhiều những người đã cắt tóc theo kiểu quân đội. Người ta đưa ra giả thuyết rằng mái tóc dài có thể có chức năng như hệ thần kinh mở rộng, giống với cách râu mèo truyền thông tin đến nó trong lúc rình mồi, mái tóc dài đóng vai trò như một giác quan thứ 6.

Một số người hoài nghi khẳng định này, cho rằng không hề có bằng chứng nào chứng minh tóc là một thứ gì khác ngoài những tế bào chết (protein keratin) và do đó không truyền được gì cả. Tuy nhiên những sợi tóc mọc ra từ da đầu, và nang lông ở chân tóc chính là cơ quan tạo ra tóc. Tóc được kết nối với thụ thể xúc giác trên da, cho ta biết trời nóng hay lạnh, giúp ta cảm nhận được làn gió dù là nhẹ nhất, hay con bọ phiền toái sắp cắn ta, có chức năng như một thiết bị cảnh báo phòng vệ.

Khi ta dựng tóc gáy, khi ta đang gặp nguy hoặc cảm thấy bị đe doạ (nổi da gà hay sởn gai ốc), đó có phải là phản xạ về một điều gì đó ta phát hiện ra bằng các giác quan còn lại, một nhận thức vô thức tác động đến tóc? Hay đó là do tóc tác động đến ta và đang gửi một lời cảnh báo?

Chắc hẳn có những xã hội cho rằng mái tóc đóng vai trò quan trọng như vậy trong đời sống. Chuyện về những lính trinh sát người Mỹ bản địa trên tương tự chuyện thần thoại cổ về Samson trong kinh thánh.


Samson phi thường và những lọn tóc huyền thoại

Kinh Hebrew ghi rằng, Samson là một nhân vật giống Hercules với sức mạnh phi thường, sinh ra là một Nazirite với lời thề kiêng rượu, không tiếp xúc với người chết và không bao giờ cắt tóc. Khả năng siêu phàm của Samson đã giúp ông trở thành một chiến binh mạnh mẽ, có thể xé toạc cả sư tử. Tuy là một người đàn ông rất khó đánh bại, nhưng ông có một điểm yếu chết người.

Samson đấu với sư tử (năm 1525). Người ta cho rằng sức mạnh của Samson có liên quan đến mái tóc không cắt của ông.

Samson đấu với sư tử (năm 1525). Người ta cho rằng sức mạnh của Samson có liên quan đến mái tóc không cắt của ông.

Ông đem lòng yêu một người phụ nữ (người Philistine, vương quốc người Israelite đang có chiến tranh) trái với ý muốn của cha mẹ. Delilah được giao nhiệm vụ tìm ra điểm yếu của Samson để đánh bại vị anh hùng này, vốn là người bảo hộ của Israelite.

Samson đã tiết lộ cho Delilah biết mái tóc dài của ông chứa sức mạnh, và khi ông ngủ say Delilah đã cạo trọc tóc của Samson, phá vỡ lời thề của ông. Khi tỉnh dậy, sức mạnh đã không còn, Samson nhanh chóng bị kẻ thù khuất phục. Ông bị móc mắt và bị bắt làm nô lệ.


Đá khắc chữ Pict có nguồn gốc từ Scotland thời trung cổ khắc hoạ Samson cùng mái tóc. Trong Sách Thủ lãnh 16:19 của Kinh Cựu ước, Samson mất sức mạnh khi bảy lọn tóc của ông bị cắt.

Đá khắc chữ Pict có nguồn gốc từ Scotland thời trung cổ khắc hoạ Samson cùng mái tóc. Trong Sách Thủ lãnh 16:19 của Kinh Cựu ước, Samson mất sức mạnh khi bảy lọn tóc của ông bị cắt.

Ý nghĩa biểu tượng và văn hoá dân gian của tóc

Có lẽ những lính trinh sát người Mỹ bản địa có mối liên kết sâu đậm với mái tóc dài trong ghi chép trên đã mất tự tin vào khả năng theo dõi của mình sau khi cắt tóc. Ở nhiều bộ lạc, tóc dài là một biểu tượng, là một bản thể mở rộng, và là một biểu hiện hữu hình của lý tưởng.

Những tác phẩm điêu khắc kouros của Hy Lạp cổ đại (từ khoảng năm 615-485 TCN) được tìm thấy với những lọn tóc cuộn hoặc tết.

Những tác phẩm điêu khắc kouros của Hy Lạp cổ đại (từ khoảng năm 615-485 TCN) được tìm thấy với những lọn tóc cuộn hoặc tết.

Ở nhiều nền văn hoá, việc bị kẻ đàn áp cắt tóc là một sự trừng phạt hoặc sỉ nhục, biểu hiện cho sự thất bại. Cạo trọc hoặc mất hết tóc, ngay cả ở xã hội hiện đại, thường tượng trưng cho một thay đổi lớn trong nội tại con người, dù là về mặt tinh thần, tâm lý, bệnh lý hay theo một hướng khác của cuộc sống.

Nhiều kiểu tóc đặc trưng cho từng bộ lạc, và cho biết đó là thời bình hay thời chiến. Những kiểu tóc khác nhau được dùng để thể hiện địa vị và cấp bậc, hoặc cho một số nghi lễ nhất định.


Có nhiều quan niệm xoay quanh mái tóc dài. Đây là chân dung của hoàng hậu Elisabeth nước Áo (1837-1898) cùng mái tóc dài được tẩm hương và chăm sóc bằng trứng gà và rượu cô-nhắc. “Làm tóc mất gần 2 giờ, bà nói, và trong khi đầu tóc tôi bận rộn, tâm trí tôi lại nhàn rỗi. Tôi e là tâm trí mình đã thoát qua mái tóc và đi vào ngón tay của người thợ. Vậy nên sau đó tôi mới bị đau đầu.”

Có nhiều quan niệm xoay quanh mái tóc dài. Đây là chân dung của hoàng hậu Elisabeth nước Áo (1837-1898) cùng mái tóc dài được tẩm hương và chăm sóc bằng trứng gà và rượu cô-nhắc. “Làm tóc mất gần 2 giờ, bà nói, và trong khi đầu tóc tôi bận rộn, tâm trí tôi lại nhàn rỗi. Tôi e là tâm trí mình đã thoát qua mái tóc và đi vào ngón tay của người thợ. Vậy nên sau đó tôi mới bị đau đầu.”

Sức khoẻ cũng thường được đánh giá qua tình trạng của tóc. Bệnh tật hoặc áp lực cũng có thể được phát hiện khi tóc thay đổi tính chất hay thậm chí là rụng. Tóc cũng là một chỉ báo về độ tuổi, thông qua màu sắc và chất tóc, cũng như kiểu tóc. Tóc xoã, không buộc thường tượng trưng cho tuổi trẻ, và tóc ngắn, tóc buộc có thể tượng trưng cho một phong thái trưởng thành hơn. Tóc buộc càng chặt, ấn tượng mang lại càng nghiêm trang và quyền lực.

Nhiều xã hội tin rằng tóc dù được tạo kiểu hay không đều có những phẩm chất kỳ diệu.

Nhiều bộ lạc người Mỹ bản địa có quan niệm tương tự về mái tóc. Người Cree nuôi tóc như linh hồn thứ hai, và kiểu tóc cũng thể hiện tính cách. Mỡ gấu và bồ hóng đôi lúc được trộn với nhau và bôi lên tóc để nhuộm tóc đen hơn. Kiểu tóc của người Mohawk, Pawnee và Algonquin là nguồn cảm hứng cho kiểu tóc ấn tượng Mohawk ngày nay với hai bên cạo sát chỉ chừa lại dải tóc như bờm ngựa.


Ảnh trái: Chân dung của Sharitahrish năm 1822, tù trưởng người Pawn với mũ lông và tóc cạo. Ảnh phải: Kiểu tóc Mohawk hiện đại có hoa văn. Ảnh: Flickr.

Ảnh trái: Chân dung của Sharitahrish năm 1822, tù trưởng người Pawn với mũ lông và tóc cạo. Ảnh phải: Kiểu tóc Mohawk hiện đại có hoa văn. Ảnh: Flickr.

Người ta quan niệm rằng khóc thương và cái chết là lý do để cắt tóc ở nhiều nền văn hoá.

Ở Anh, người ta vẫn truyền nhau rằng ăn vỏ bánh mì sẽ khiến tóc xoăn, và có nhiều quan niệm cổ hủ cho rằng tóc đỏ là láu cá hoặc tính khí nóng nảy. Ở Scotland, có một câu chuyện cổ kể rằng nếu một con chim ác là đánh cắp tóc đã cắt của một người để làm tổ, trong vòng một năm người đó sẽ chết. Câu chuyện này tương tự với những quan niệm ở Lithuania, cho rằng chim chóc thu thập tóc đã cắt sẽ gây đau đầu.

Các tín đồ Phật giáo có truyền thống để tóc ngắn hoặc cạo trọc, một tín hiệu cho thấy họ đã xuất gia. Trái lại, ở nhiều nền văn hoá, đàn ông và phụ nữ nuôi tóc dài hoặc thậm chí là bị cấm cắt tóc, như Samson, nhưng vẫn che tóc khi có lễ lộc.

Dù không biết chắc liệu tóc có giao tiếp với ta với tư cách là một phần của hệ thần kinh hay không, nhưng chắc chắn một điều kiểu tóc của ta luôn truyền đạt thông điệp gì đó đến người khác.


Ảnh trái: Một nhà sư Phật giáo cạo trọc đầu. Ảnh phải: Một người đàn ông theo đạo Sikh để tóc dài quấn trong chiếc khăn xếp truyền thống. Ảnh: Flickr.

Ảnh trái: Một nhà sư Phật giáo cạo trọc đầu. Ảnh phải: Một người đàn ông theo đạo Sikh để tóc dài quấn trong chiếc khăn xếp truyền thống. Ảnh: Flickr.
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Ancient Origins)
 
×
Quay lại
Top