Truyện cổ tích và sự thật khoa học "ặc ặc"

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Phải chăng, những nhân vật và tình tiết trong truyện cổ tích là có thực trong cuộc sống?
Hồi còn bé, chúng ta thường được nghe bà hay mẹ kể những câu chuyện cổ tích về Tấm Cám, nàng Bạch Tuyết, cô bé quàng khăn đỏ… Trong đó, nhân vật ông bụt, bà tiên, mụ phù thủy luôn khiến con trẻ thích thú.


Liệu những tình tiết hay nhân vật có thật hay không, đây là điều không ai biết chắc. Tuy vậy, chuyện cổ tích không hoàn toàn là hư cấu mà vẫn dựa trên những sự thật, thậm chí được hiện thực hóa qua những bằng cớ khoa học và công nghệ.


1. Quả táo độc


Trong truyện "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", khi Bạch Tuyết ăn phải quả táo mụ phù thủy đưa, nàng đã ngay lập tức ngất đi và chỉ khi được nụ hôn của hoàng tử đánh thức (hoặc một số dị bản là các chú lùn đánh rơi quan tài), nàng mới tỉnh dậy. Đó có thể không phải là điều hư cấu hay tưởng tượng.


KenhSinhVien.Net-120706kpkhoahoc01-201e3.jpg


Các nhà khoa học đã tìm ra một loại vi khuẩn có tên Listeria monocytogenes, một vi khuẩn hình que có trong thực phẩm, bao gồm táo. Loài này gây ra những triệu chứng giống như bệnh viêm màng não và khiến người mắc lâm vào hôn mê sâu.


KenhSinhVien.Net-120706kpkhoahoc02-3783b.jpg

Listeria monocytogenes là một vi khuẩn hình que có trong thực phẩm.



Vì thế, biết đâu, nàng Bạch Tuyết là nhân vật có thật và nàng chính là nạn nhân. Điểm sáng tạo có chăng chỉ là chi tiết đánh thức công chúa dậy bởi một nụ hôn hay đánh rơi quan tài mà thôi bởi theo tiến sĩ George Thompson, chỉ có một liều thuốc kháng sinh nặng mới làm được như thế.


2. Chiếc gương ma thuật

Câu “Gương kia ngự ở trên tường, nước ta ai đẹp được dường như ta?” hẳn sẽ khiến ta liên tưởng ngay tới chiếc gương thần của mụ hoàng hậu độc ác. Hay trong những câu chuyện của anh em nhà Grim, gương ma thuật đóng vai trò như nhà tiên tri, công cụ thông minh có thể nói chuyện với con người, cho ta biết mọi điều.


KenhSinhVien.Net-120706kpkhoahoc03-ad2d3.jpg



Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, đó không chỉ còn là cổ tích. Phần mềm thông minh Siri tích hợp trên iPhone 4S là một minh chứng rõ ràng: hỗ trợ truy cập Internet, khuyến cáo người dùng những trang web tốt nhất, cố gắng trả lời mọi thắc mắc ta đưa ra.

KenhSinhVien.Net-120706kpkhoahoc04a-e9832.jpg



Trong một tương lai gần, công nghệ sẽ tiến tới sử dụng những màn hình tương phản giống như gương ma thuật, có thể hỗ trợ tối đa trong việc lọc thông tin, mua bán…


3. Quái vật và chó sói

Truyện cổ tích "Người đẹp và quái vật" hay "Cô bé quàng khăn đỏ" đều xuất hiện một mô típ nhân vật: chó sói hay quái vật. Đặc biệt, tất cả đều có thể giao tiếp tốt và có tính cách y như chúng ta.


KenhSinhVien.Net-120706kpkhoahoc05-851ef.jpg


Trên thực tế, rất có khả năng con chó sói độc ác hay quái vật hiền lành đều không phải con vật, mà là người thực sự, nhưng mắc một căn bệnh có tên “hội chứng người sói”.


KenhSinhVien.Net-120706kpkhoahoc06-357a5.jpg


Hội chứng này có tên khoa học của nó là Hypertrichosis, ám chỉ những người đột biến di truyền có số lượng lông, tóc rất lớn trên cơ thể, mọc khắp mặt và cơ thể, giống như một con sói vậy. Căn bệnh này có từ rất xa xưa nhưng trường hợp đầu tiên ghi nhận lại là gia đình ông Petrus Gonzales ở đảo Canary những năm 1600.


4. Chú bé người gỗ

Chú bé Pinocchio với cái mũi gỗ dài ra sau mỗi lần nói dối là một câu chuyện nhằm giáo dục các em nhỏ. Hẳn nhiên đây là nhân vật tưởng tượng trong truyện thế nhưng trên thực tế, thế giới cũng đã ghi nhận một người cây bằng xương bằng thịt. Điều này một lần nữa khẳng định rằng cổ tích có thực trong cuộc sống, chỉ là theo góc nhìn nào...


KenhSinhVien.Net-120706kpkhoahoc07-9cbec.jpg


Sự kết hợp của vi khuẩn Epidermodysplasia verruciformis với virus HPV-2 sẽ gây rối loạn hệ miễn dịch, tấn công các tế bào da. Dần dần các mụn cóc sinh trưởng dày đặc kiểm soát cơ thể tạo nên các u bướu giống như gỗ cây.

KenhSinhVien.Net-120706kpkhoahoc08-fdd39.jpg


Đây là điều xảy ra với ông Dede Koswara ở Indonesia. Trên cơ thể ông, những u, mụn cóc cứ mọc lên từng giờ từng ngày khiến ông phải khổ sở và đến bệnh viện liên tục để cắt bỏ, dù không nói dối như Pinocchio trong truyện. Ông được mệnh danh là “tree-man” (người cây) bởi hình thù đặc biệt của mình.



Tức giận là một cảm xúc hoàn toàn bình thường mà mọi người phải chiến đấu với nó.
Sự tức giận là hoàn toàn bình thường và là xúc cảm của con người. Nhưng khi tức giận tới mức mất kiểm soát thì sẽ gây ra phá hoại và dẫn đến các sự cố tại nơi làm việc, trong các mối quan hệ cá nhân và chất lượng cuộc sống của bạn.
Đối với hầu hết mọi người, giận dữ có thể là vấn đề đáng sợ. Ở mức độ nào đó, tức giận có thể khiến mọi người sợ hãi. Chúng ta sợ người khác tức giận với mình cũng như sợ mình tức giận người khác. Thậm chí ngay cả khi bạn không tham gia trực tiếp mà chỉ quan sát hai người tức giận nhau. Cho dù trong hoàn cảnh nào thì giận dữ là trạng thái cảm xúc khó chịu và nên tránh nó.
Tuy nhiên, chúng ta không thể làm điều đó, bởi vì sự tức giận là một trong những cảm xúc cố hữu nhất của loài người. Hiệp Hội tâm lý Mỹ cho biết : “ Sự tức giận là hoàn toàn bình thường và là xúc cảm của con người. Nhưng khi tức giận tới mức mất kiểm soát thì sẽ gây ra phá hoại và dẫn đến các sự cố tại nơi làm việc, trong các mối quan hệ cá nhân và chất lượng cuộc sống của bạn.”
Mỗi người chúng ta, ai cũng sẽ có lúc giận dữ. Đó là phản ứng tự nhiên đối với sự thất vọng, hăm dọa, vi phạm và mất mát. Nó giúp bảo vệ chính mình và những người chúng ta yêu thương, giúp ta biết được điều gì quan trọng với mình. Chúng ta cần phải chấp nhận những cơn tức giận của mình. Các bạn thường gặp rắc rối với chính mình bởi vì hay lẫn lộn giữa cảm xúc và hành động. Các bạn trách móc chính mình mỗi khi cáu giận. Bởi vì các bạn chấp nhận cảm giác khó chịu mỗi khi tức giận nhưng lại không tha thứ những việc mình đã gây ra.
Hoàn toàn bình thường khi bạn tức tối, hãy nhìn nhận điều đó. Các dấu hiệu sinh lý của cơn tức giận là siết chặt tay, thắt chặt các cơ bắp và chuẩn bị cho cuộc ẩu đả. Hãy thừa nhận rằng bạn bực mình và tò mò muốn tìm hiểu về cơn giận. Một khi đã trải nghiệm cảm giác hay suy nghĩ cáu gắt, đừng cho điều đó là xấu và rồi sau đó cố gắng phủ nhận những cảm xúc không thể tránh được. Kiềm chế sự tức giận, chúng ta sẽ làm gia tăng nguy cơ bị căng thẳng và trầm cảm cùng với các lo ngại liên quan đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Trầm cảm thường là do sự kiềm nén cơn giận. Chúng ta bực mình là vì chúng ta không muốn hiểu hay lắng nghe người khác mà chỉ muốn thể hiện mình. Bằng cách chấp nhận cơn giận, chúng ta có thể học cách giám sát cảm xúc, điều khiển phản ứng và cuối cùng là đưa ra những quyết định hợp lý nên hành động như thế nào.
Một khi thừa nhận sự giận dữ thì khi đó bạn mới có thể bắt đầu chuyến hành trình tìm hiểu nguồn gốc xác thực của nó. Nếu tức giận dữ dội thì hãy tìm một cách nào đó “hạ nhiệt” để nó không bùng nổ hoặc điều khiển hành vi cũng như suy nghĩ. Sau đó hãy tự hỏi chính mình “ Tại sao trong trường hợp đó mình lại phản ứng mạnh mẽ như vậy ? ”. Trong nhiều trường hợp, khi bạn phản ứng dữ dội thì lý do duy nhất là một cá nhân hay một sự việc nào đó gây ra vấn đề và khiến bạn phải gánh chịu. Thực tế, bất cứ khi nào bạn phản ứng mạnh mẽ đều là do những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ. Quá khứ ảnh hưởng đến cách chúng ta nhận thức mọi việc. Do đó, một phần cơn giận là tình hình thực tế và một phần là một cái gì đó trong quá khứ, và rồi hoàn cảnh hiện tại có thể kích hoạt cảm xúc trong quá khứ.
 
ui cái hình gần cuối...nhìn nổi hết gai ốc rồi,,,,,,
 
Dài quá. Sorry I don't read it.
 
cái hình nhìn ghê quá!!!:KSV@08:
 
Nghệ thuật kinh dị...
 
thú vị thật cổ tích và khoa học
 
Bài này thú vị đấy chứ! :)
 
×
Quay lại
Top