Truy tìm nguồn gốc của các cách gọi Bố trong tiếng Việt

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Bạn biết được bao nhiêu cách gọi bố trong tiếng Việt?
Nếu như ở bài trước, chúng ta đã biết được gốc gác của từ Mẹ trong tiếng Việt cũng như cách gọi Mẹ được biến thể qua từng vùng như thế nào, thì ở bài này, ta sẽ hiểu thêm về nguồn gốc của cách gọi "Bố".

Sách “Lĩnh nam chích quái liệt truyện” có viết:

Long Quân dạy dân việc cày cấy, cơm ăn áo mặc, đặt ra các cấp quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng. Đôi khi trở về thủy phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bô ơi! sao không lại cứu chúng con” thì Long Quân tới ngay. Sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi”.

151225bo1-1451148152810.jpg



“Lĩnh Nam chính quái liệt truyện” là tập hợp những câu chuyện vào loại lâu đời nhất của Việt Nam, trong đó có không ít huyền sử.

Nhưng có thể nói rằng đối với người Việt Nam, từ “bô” (có nguồn gốc từ từ “父” với phiên âm địa phương là “pē”, phiên âm chính thống là “Fù” – tương ức với Phụ ) là một trong những từ đầu tiên người Việt Nam dùng để gọi người đàn ông có công sinh thành ra mình, và có một biến âm là “bố” .

151225bo2-1451148152814.jpg



Từ “bô” trong “Bô lão”, thời phong kiến, cũng thường để chỉ những người đàn ông ở tầng cao trong dòng tộc, đồng nghĩa còn có “Phụ lão”.

Phần lịch sử sau khi không còn phụ thuộc vào Trung Quốc cũng có ghi lại một vị quân vương lấy hiệu là “Bố Cái Đại Vương”, và “Bố Cái” ở đây đồng nghĩa với “Bố Mẹ”.

Mặc dù giống với “Mẫu thân” - từ tương ứng để gọi cho là “Phụ thân” nhưng bản thân từ “Phụ” ít khi xuất hiện trong tiếng thuần Việt.

151225bo3-1451148152817.jpg



Bởi vậy, tiếng gọi “Phụ thân” ở hiện tại thường chỉ dùng trong văn viết với ý trang trọng, hoặc sử dụng bối cảnh cổ xưa.

Biến thể của từ “Bô” ngoài “Bố” còn có “Bọ” (Quảng Bình), hay một từ không có nghĩa là “Bố” nhưng rất gần với “Bố”, là “Bõ” (Vùng đồng bằng Bắc Bộ) chỉ người đầy tớ già, có quan hệ khăng khít với thiếu chủ (người chủ nhỏ) trong gia đình quyền quý trước kia giống như cha vậy.

151225bo4-1451148152819.jpg



Đối với từ “Bõ” này khi vào miền Nam lại thành “Cha xứ”, “Cha đỡ đầu”. Người vùng Bắc Bộ trước kia coi trọng việc học, và thời phong kiến có ba mối quan hệ mà người con rất coi trọng: Bố-con, Thầy-trò, và Quân-thần. Bởi vậy mà có tục gọi “Bố” là “Thầy” (vẫn dùng ở Thái Bình).

Lại nói đến từ “Cha” và “Tía” thì hai từ này là biến âm của tiếng Trung Quốc “爹” (với phiên âm là “Diē”). Đây là hai từ dùng phổ biến trong Miền Nam với các cụm như “Cha mẹ”, “Tía má”.

Người Miền Nam cũng gọi cha là Ba, và đây thì lại là biến thể khác của tiếng Trung Quốc hiện đại, xuất phát từ từ爸(với phiên âm là “Bà”).

151225bo5-1451148152821.jpg



Đối với người đã “lên chức”, hay con cái của họ đã có gia đình, nhiều người chuyển từ xưng “Bố-con” sang “Ông-con”, và có thể chỉ bố bằng ngôi thứ ba là “Ông cụ”, “Ông lão”, “Ông bố”, “Ông bô”.

Tục tránh gọi trực tiếp bố mẹ do quan niệm “tên xấu” cũng sinh ra việc gọi bố bằng “Chú”, “Cậu”, hay “Anh”.

Trên thực tế, còn rất nhiều cách gọi "Bố" khác, trên đây chỉ là một vài cách gọi mà tác giả tổng hợp được dựa vào một số nguồn tài liệu tham khảo gồm có:

- Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh

- Từ điển Hán Ngữ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top