Trông thế thôi chứ bàn phím có đến 11 sự thật rất thú vị mà ít ai biết lắm

Kynayo Nogato

"What must be, must be"
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/2/2017
Bài viết
65
Dùng bàn phím hàng ngày nhưng chưa chắc bạn biết hết những điều thú vị này về nó.

1. Biểu tượng hoa tuyết trên bàn phím

snow-mode-grande-1489995607252.jpg


Rất có thể bạn chưa hề thấy phím này trên bàn phím tại nhà mình, nhưng với những người Canada sử dụng tiếng Pháp (đa phần sống tại Quebec) thì khá quen với nó. Trước đây nhiều người từng ví von rằng biểu tượng này đại diện cho mùa đông của Canada, cũng giống như khi nhắc đến nước Ý là ta nghĩ đến spaghetti vậy.

Tuy nhiên, sự thật thì biểu tượng này không có ý nghĩa gì khác và chức năng của nó cũng y hệt như phím Ctrl, chẳng qua nó được "đội lốt" khác mà thôi.

2. Bàn phím có phím Space nhỏ nhất?

640px-macbookprojiskeyboard-1-grande-1489995518050.jpg


Space (khoảng cách) là phím dài nhất trong bàn phím, điều này thì ai cũng biết cả. Tuy nhiên độ dài của nó sẽ thay đổi tuỳ thuộc theo quy chuẩn bàn phím của mỗi nước. Và ở Nhật Bản, bàn phím của quốc gia này có kích thước ngắn nhất so với các quốc gia khác.

Vì sao lại như vậy? Bàn phím của người Nhật vừa sử dụng bảng chữ Latin lẫn chữ tượng hình, vì thế để chuyển đổi qua lại trong bộ gõ, họ cần thêm nhiều phím hơn bàn phím thông thường. Và các phím này được bổ sung bên cạnh Space nên chuyện phím Space bị rút gọn kích thước lại để cho đủ "đất" là điều dễ hiểu.

3. Khi bạn nhấn phím Space một lần, 600.000 người khác trên thế giới này cũng vừa làm điều tương tự

md-8119-20150520225623-4387debee2fb092d-1489995500655.jpg


Nói về phím Space, nó không chỉ là phím dài nhất trong bàn phím, mà còn là phím được sử dụng nhiều nhất. Nếu không có phím Space, "mọithứbạntrôngthấysẽrấtkhóđọc", đúng không? Theo một nghiên cứu cho thấy, khi bạn gõ, cứ 100 lần chạm phím là có 18 lần chạm vào phím Space. Và điều ngạc nhiên hơn nữa, cứ khoảng 1/10 giây trên Trái Đất này, phím Space được nhấn đến 600.000 lần. Điều này có nghĩa trong giây phút bạn vừa chạm phím Space, thì 600.000 người khác trên thế giới cũng vừa làm điều tương tự này.

4. Vì sao bàn phím không phải là ABCDEF mà lại là QWERTY?

typewriter-grande-1489995453116.jpg


Bàn phím QWERTY được phát minh vào những năm 1870 bởi một trong những người đã tạo ra chiếc máy gõ chữ đầu tiên, Christopher Latham Sholes. Nhiều người cho rằng những chữ cái trên loại bàn phím này được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên. Dù vậy, điều này là thiếu chính xác. Thực tế, chiếc máy đánh chữ đầu tiên, đăng kí bản quyền sáng chế vào năm 1868, được thiết kế với bàn phím sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái cùng kiểu dáng có thể làm người ta liên tưởng đến những phím đàn piano. Tuy nhiên, với cách sắp xếp này, các phím thường xuyên bị kẹt lại với nhau do các chữ cái có tần suất sử dụng lớn được xếp quá sát nhau.

Vì lý do này, một số nghiên cứu cho biết Sholes đã tạo ra kiểu bàn phím QWERTY để dàn đều các phím phổ biến nhất với mục đích làm giảm các vấn đề kĩ thuật có liên quan như đã nhắc tới bên trên.

5. Bàn phím bẩn hơn những gì mà bạn thấy bằng mắt thường

0604-ve-sinh-ban-phim-may-tinh-0001-1489995424949.jpg


Bạn có biết rằng bàn phím có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu không? Một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Anh đã tìm thấy 4 trong 33 loại mẫu thử bàn phím có chứa các vi khuẩn gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ và trong đó có một bàn phím có mật độ vi khuẩn còn cao hơn gấp 5 lần so với bồn cầu. Thậm chí một số bàn phím tại các văn phòng làm việc còn gặp trường hợp chuột ghé qua "trút bầu tâm sự" khi mọi người đã về hết. Thế nên hãy nhớ thường xuyên lau chùi bàn phím đi nhé.

6. Những phím ít dùng nhất trên bàn phím và chức năng của chúng

Pause/Break:

keyboard-pause-break-030617-032129-am-1488745290591-1489995164814.jpg


Khi ta khởi động máy tính, màn hình sẽ hiện các thông số về cấu hình trong thời gian vài giây ngắn ngủi, thậm chí có khi lại chẳng kịp xem thấy gì vì mọi thứ diễn ra quá nhanh. Nếu rảnh thời gian ngồi xem hết thông tin, lúc này bạn sẽ cần đến phím Pause/Break để dừng hình và theo dõi.

Ngoài ra, khi đã vào Windows, bạn có thể dùng tổ hợp phím Windows + Pause/Break để mở nhanh bảng System Properties xem chi tiết cấu hình hệ thống. Rõ ràng cách này nhanh hơn hẳn so với thao tác phải chuột lên biểu tượng My Computer và chọn Properties, tuy nhiên có rất ít người dùng biết đến tổ hợp phím này.

Context Menu:

keyboardbottomright-1488745368854-1489995187294.jpg


Được đặt liền kề phím Windows phải, phím này có chức năng tương đương với thao tác phải chuột để mở menu ngữ cảnh. Tuy nhiên do vị trí được đẩy về phía phải, người dùng sẽ bị thao tác chậm khi chọn dùng phím này: dùng tay trái với qua để nhấn, trong khi chỉ với thao tác nhấn chuột phải là mọi thứ đã có thể giải quyết xong.

Scroll Lock:

main-qimg-6c400767c72ca6fa655fc3483896392b-1488745142964-1489995216093.png


Vị trí phím này thường được đặt ở trên cao và khá xa tầm gõ của người dùng so với các phím thông dụng khác. Chính vì thế dần về sau nó càng bị lu mờ và người dùng tạm quên dần với sự hiện diện của Scroll Lock.

Trên thực tế, phím này được thiết kế để khóa tất cả các kỹ thuật cuộn màn hình và là di sản từ bàn phím IBM PC gốc, tuy nhiên hầu như đa số các phần mềm thời nay đã không còn hỗ trợ nữa.

7. Cha đẻ của các bàn phím hiện đại

ibm-model-m-grande-1489995629190.png


Được giới thiệu bởi IBM và Lexmark vào năm 1984, bàn phím dòng M này là cha đẻ của các bàn phím hiện đại khi có đầy đủ phím số bên phải, phím mũi tên điều hướng và dãy phím chức năng (F1 đến F12). Đây được xem là mẫu thiết kế bàn phím chuẩn nhất và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

8. Bàn phím kiêm cả máy tính

amiga-600-grande-1489995645953.jpg


Có thể bây giờ bạn không còn thấy chúng nữa, nhưng vào những năm 1980 và 1990, loại bàn phim có cả vi xử lý bên trong khá phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Dòng máy Commodore 65 hay Amiga 500 là những mẫu nổi nhất thời điểm đó. Và cho đến giữa những năm 1990, kiểu thiết kế này đã bị lật đổ bởi đế chế PC.

9. Người có tốc độ gõ nhanh nhất thế giới

Hiện tại người được công nhận chính thức có tốc độ gõ máy nhanh nhất thế giới là Barbara Blackburn. Cô được sách kỉ lục Guiness ghi nhận đạt được tốc độ gõ trung bình 150 từ/phút trong khoảng thời gian gõ 50 phút, thậm chí có lúc cô còn có thể đạt được đến mức 212 từ/phút, quả thật kinh khủng.

10. Bàn phím thiết kế công năng học

truly-egronomic-keyboard-grande-1489995685267.jpg


Sử dùng bàn phím lâu sẽ dẫn đến nhiều bệnh về cổ tay, vì thế kiểu thiết kế theo công năng học đã được hình thành để hạn chế những khó khăn này.

11. Bàn phím nào phức tạp nhất thế giới?

11-combosmultiples-cc-flickr-absentmindedprof-1489995756084.jpg


Những quốc gia Đông Á có kiểu bàn phím phức tạp nhất trên thế giới, bởi bộ chữ của họ có quá nhiều nét và thậm chí là cả chữ tượng hình. Ví dụ như bàn phím Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Nhật Bản đều có ít nhất 3 đến 4 ký tự trên một phím.

(Tổng hợp)
 
×
Quay lại
Top