Trong rừng Amazon có một loài nhện khiến muôn loài phải khiếp đảm

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Được biết "tập đoàn" nhện kỳ lạ này có thể lên tới 50.000 con.

Cơ thể gớm ghiếc lông lá, chưa kể lại nhiều chân và mang nọc độc, loài nhện luôn là một trong những cơn ác mộng đáng sợ nhất của con người. May mắn thay, với một "bộ sưu tập" vũ khí lợi hại như vậy, loài nhện lại luôn đi săn mồi đơn lẻ.

Tuy nhiên, nếu nhện tụ tập thành số đông thì lại là chuyện khác. Bạn đã bao giờ nghĩ đến cảnh bị bao vây bởi... 50.000 con nhện chưa? Nếu gặp nhện Anelosimus eximius, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đó.

Anelosimus eximius - loài nhện thích "góp gạo tập thể"

Đa số loài nhện thích ở một mình cho đến cuối đời, thì nhện Anelosimus eximius lại có xu hướng "góp gạo thổi cơm chung" qua nhiều thế hệ. Loài nhện này lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà nghiên cứu nhện học người Pháp Eugene Simon cách hơn một thế kỷ.

240116kpa-eximius1-1453737506210.jpg

Nhện Anelosimus eximius thích tụ tập thành bầy

Qua những nghiên cứu, Anelosimus eximius không phải là loài nhện duy nhất sống theo lối bầy đàn trên thế giới, nhưng chúng là loài sở hữu những tấm mạng nhện có kích thước lớn nhất.

240116kpa-eximius5-1453737506234.jpg

Mạng nhện khổng lồ của Anelosimus eximus

Một tấm mạng nhện do Anelosimus eximus tạo ra có thể lên đến 7,6m chiều dài và 1,5m chiều rộng, ước tính được tạo nên và là nơi sinh hoạt của một đàn nhện lên tới... 50.000 cá thể.

Tuy nhiên trong xã hội nhện Anelosimus eximius lại tồn tại tình trạng "âm thịnh dương suy" khá nghiêm trọng, chỉ có khoảng từ 5-22% là nhện đực.

240116kpa-eximius7-1453737506240.jpg

Nhìn thì "hung hãn" nhưng hóa ra toàn chị em phụ nữ thôi...

Dù có sự chênh lệch giới tính như vậy, nhưng nhện Anelosimus eximius vẫn có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí có một đời sống khá phát triển do sự bình đẳng trong phân công lao động.

Chúng cùng nhau làm việc để xây dựng, bảo trì, dọn dẹp và chăm sóc cho "tổ ấm" chung của đại gia đình. Bên cạnh đó, việc giăng bẫy săn mồi và "đánh chén" cũng được thực hiện theo tập thể, cứ như thể hôm nào gia đình nhện Aneslosimus eximus cũng... tổ chức tiệc vậy.

Loài nhện sống rất... khoa học

Anelosimus eximius được xem như loài nhện có một lối sống xã hội phát triển và thành công nhất, trong số khoảng 25 loài nhện có tập tục sống bầy đàn.

Mỗi cá thể nhện Anelosimus eximius có kích thước trung bình rất nhỏ, từ 1,8 – 7,5mm, vì thế lối sống tập thể được loài nhện này lựa chọn cũng không phải điều gì lạ. Chúng cần một sự gắn kết chặt chẽ để cùng nhau xây tổ, cùng nhau chăng tơ làm lưới bắt mồi và cùng nhau chiến đấu chống lại những kẻ săn mồi nguy hiểm.

240116kpa-eximius6-1453737506237.jpg



Loài nhện này ưa chuộng lối sống ổn định. Một khi đã tìm được nơi ở thích hợp, nhện Anelosimus eximius sẽ định cư ở đó lâu dài, chứ không lang bạt chu du như những loài nhện khác. Và cùng với đó là một lối sống rất khoa học và bình đẳng.

Chúng phân công lao động rạch ròi, tất cả đều có nhiệm vụ sinh sản, săn mồi, xây tổ và thậm chí "nhập ngũ" - bảo vệ tổ khi có kẻ xâm nhập. Tất cả đều được thực hiện rất khoa học dù không hề có thứ gọi là "nhện chúa" để quản lý như các loài khác.

240116kpa-eximius2-1453737506217.jpg

Nạn nhân xấu số của nhện Anelosimus eximius

Ngoài ra, Anelosimus eximius còn có một kỹ năng "bảo mẫu" cũng rất độc đáo và thú vị, như thể được "copy" từ loài chim. Ban đầu, nhện mẹ sẽ đi kiếm thức ăn từ con mồi. Tiếp theo, nhện mẹ sẽ ăn thức ăn vào bụng, rồi sau đó sẽ về tổ để nôn ra và mớm cho các con.

Một điểm đặc biệt nữa trong lối sống của nhện Anelosimus eximius, đó là sự hy sinh cao cả của nhện "tiền bối" dành cho các thế hệ "hậu bối". Trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời, nhện Anelosimus eximius có thể hy sinh bản thân, đem xác mình ra làm bữa ăn cho các chú nhện mới lớn ra "đánh chén" dù bất kể có phải là các con mình hay không.

240116kpa-eximius3-1453737506229.jpg



Với một tập tục sống bầy đàn khoa học và tiến bộ, nhện Anelosimus eximius đang khiến cho nhiều loài côn trùng, hay thậm chí nhiều loài động vật khác cũng phải ngưỡng mộ.

Nguồn: BBC, Wikipedia​
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top