Trở thành nhà lãnh đạo thành công ở tuổi 20?

linhvnq

Banned
Tham gia
22/9/2014
Bài viết
0
Một số lời khuyên được đưa ra bởi những nhà lãnh đạo thành công tuổi 20 sẽ là bài học quý giá cho những ai mong muốn, khát khao thành công với sức trẻ, nhiệt huyết và đam mê:

- Tôi đã từng mong muốn trở thành một người khác. Khi tôi trưởng thành hơn, tôi nhận ra rằng, bạn đừng ước mơ trở thành bất kỳ ai khác. Mỗi người đều có con đường, có cuộc tranh đấu của riêng họ. Điều quan trọng là cách bạn phản ứng trước hoàn cảnh đó – Stepanie T

- Nắm lấy cơ hội, nghiên cứu các kết quả. Đừng bao giờ hài lòng với hiện tại – vươn tới “sự thể hiện tốt nhất” – Terri D

- Mọi vấn đề dù lớn hay nhỏ đều có thể vượt qua. Hãy đối xử thật tốt, trung thực, đam mê – John C

- Con đường sẽ thay đổi, hãy cảm thấy ổn với điều đó. Mỗi trải nghiệm, dù tốt hay thất bại thì cũng đều dẫn bạn tới những điều tốt đẹp hơn – Shawnna S

Tuổi 20 là thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời. Ở tuổi 20, bạn đưa ra các quyết định, dám cam kết, chịu trách nhiệm. Tất cả những điều đó có ảnh hưởng tới bạn trong nhiều năm, nếu không phải là thời gian còn lại trong cuộc đời của bạn, cho dù đó là khoản vay học đại học, mua một chiếc xe hay ngôi nhà, chọn lựa bạn đời. Tuổi 20 cho bạn thời gian, cả thế giới cho bạn cơ hội để trải nghiệm nhiều điều khác nhau, mắc sai lầm, thay đổi bản thân.

Dưới đây là 9 điều bạn có thể làm để trở thành nhà lãnh đạo thành công ở tuổi 20.

1. Hiểu bản thân

Các giá trị bạn có là gì? Bạn đam mê những gì? Nếu bạn không thể trả lời hai câu hỏi đó, bạn sẽ không thể bước tiếp trong cuộc đời. Các giá trị cùng mới đam mê của bạn là chiếc la bàn và là động lực phía sau mỗi quyết định bạn đưa ra. Bạn tưởng tượng trong cuộc đời của mình, bạn làm những việc không hề quan trọng với bản thân hay cũng không hề kích thích. Bạn hãy nhìn ra xung quanh, bạn sẽ nhận ra, rất nhiều người, dù trẻ hay già, đều trong hoàn cảnh đó. Điều quan trọng về cuộc sống chính là: cuộc sống của chúng ta có thể thay đổi hay không đều phụ thuộc vào thái độ của chính bản thân. Kết nối các giá trị và niềm đam mê của bạn là bước tuyệt vời đầu tiên trong cuộc sống đầy ý nghĩa.

2. Biết tầm nhìn của bạn

Khi bạn kết nối các giá trị và đam mê của mình, bạn có thể bắt đầu nhìn ra thế giới xung quanh và tự hỏi: điều gì giúp gắn kết các giá trị với đam mê của tôi? Bạn cần đóng góp những gì cho thế giới để cuộc sống thêm ý nghĩa? Những cơ hội nào bạn có thể đón nhận?

Tầm nhìn phía trước giúp bạn có định hướng về những gì sẽ diễn ra phía trước, giúp bạn nắm bắt được các cơ hội, đón đầu thách thức, rủi ro và vượt qua các rào cản, đạt được mục tiêu.

3. Xây dựng kế hoạch

Khi bạn biết được những gì thực sự quan trọng với mình (những giá trị) và những gì kích thích bạn (đam mê), bạn có ý tưởng về những gì bạn muốn bên ngoài thế giới (tầm nhìn), đã đến lúc, bạn tiến hành một cái gì đó. Bạn cần một kế hoạch. Để thực hiện tầm nhìn, bạn cần làm gì?, những nguồn lực nào bạn cần có?

Kế hoạch giúp cụ thể hóa tầm nhìn, xác định rõ những gì cần làm để đạt được các mục tiêu phía trước, thỏa mãn được đam mê. Xây dựng kế hoạch cũng như nền móng một ngôi nhà, từ nền tảng vững chắc đó, chúng ta sẽ đặt dần dần từng viên gạch để cuối cùng có hình dáng một ngôi nhà.

4. Tập trung xung quanh bạn những người có suy nghĩ tích cực

Câu nói rằng: “Thật khó để bay lên với những con đại bàng nếu bạn chỉ kêu tiếng kêu như những con cú”. Trong cuộc sống, bạn cần có những người hiểu những gì bạn đang cố gắng làm. Những người đó sẽ khuyến khích, hỗ trợ, thậm chí thử thách bạn khi cần thiết. Nếu bạn là người may mắn, bạn sẽ có được những người gần gũi, thân thiết với mình giống như bố mẹ, bạn bè. Bạn đừng ngại ngần tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đó. Họ có thể là động lực thôi thúc, nhà tư vấn các vấn đề bạn còn thắc mắc, phân vân.

5. Học hỏi và trải nghiệm

Đôi khi bạn nhận ra rằng, bên cạnh niềm đam mê về một điều gì đó, bạn thực sự có rất ít kiến thức hay trải nghiệm về nó. Việc học là mãi mãi, suốt đời. Nó chỉ thực sự chấm dứt khi chúng ta xa rời cuộc đời. Thế giới thay đổi hàng ngày, kéo theo đó là sự lớn lên, phong phú thêm của tri thức, thông tin, công nghệ,… Học trong trường để có được tấm bằng là chưa đủ, bạn cần học từ thực tế, học ở ngoài xã hội để cụ thể hóa lý thuyết thành thực tiễn. Những trải nghiệm thực sự mới giúp chúng ta trở nên vững vàng, tồn tại được. “Nơi duy nhất mà thành công đến trước lao động, làm việc, hành động đó là trong từ điển”.

6. Dành tâm sức để cống hiến

Nếu bạn muốn lãnh đạo người khác, bạn cần lãnh đạo được bản thân mình. Bạn có thể tham gia vào các nhóm hay câu lạc bộ. Điều đó rất quan trọng, có thể kích thích bạn thể hiện được các sở thích, đam mê với những người xung quanh. Bạn sẽ học hỏi nhiều hơn về phong cách lãnh đạo khi làm việc với người khác để hướng tới mục tiêu chung. Đọc sách rất có ích. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa đọc một quyển sách về kịch với diễn một vở kịch sống mới là điều quan trọng. Mọi người sẽ có cảm nhận khác khi bạn diễn. Người khác sẽ cảm nhận được mong muốn tham gia của bạn. Bạn sẽ nhận được sự tôn trọng từ họ. Xây dựng niềm tin tưởng bởi vì bạn muốn làm cho những người xung quanh tốt hơn.

7. Tìm cách để chia sẻ các giá trị

Các mối quan hệ là sự trao đổi không ngừng của giá trị, bạn đang chia sẻ hay nhận được các giá trị đó. Hãy cho đi thật nhiều giá trị hơn là mong nhận lại. Để có thể chia sẻ các giá trị, bạn cần hiểu điều gì có ý nghĩa với những người bạn cùng làm việc và bạn đang ở trong hoàn cảnh nào.

Tất cả chúng ta đều mong muốn những người xung quanh tin tưởng. Khi bạn tập trung vào việc chia sẻ các giá trị hơn là nhận lại, điều đó chỉ cho mọi người biết rằng, bạn quan tâm tới nhu cầu của họ. “Cho và Nhận” là hai khái niệm quen thuộc trong cuộc sống. Cho đi mà không mong muốn nhận lại là nghĩa cử cao đẹp, là giá trị đạo đức nền tảng giữa người với người, góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

8. Tìm cách để dẫn đầu

Khi bạn hòa vào với mọi người, cùng tham gia, chia sẻ giá trị, điều đó nói lên cái gì? Bạn đang lãnh đạo! Mọi người xung quanh nhìn thấy điều đó là tốt. Bạn có thể dừng ở đó, nhưng bạn cần nhìn xa hơn, những cơ hội lãnh đạo. Khi bạn tham gia một nhóm những người trẻ chuyên nghiệp hay một tổ chức phi lợi nhuận, hòa nhập vào thế giới của họ, bạn sẽ có những ảnh hưởng, trách nhiệm, tầm nhìn lớn hơn. Bạn sẽ có được các trải nghiệm, những mối quan hệ mới. Điều này giúp cuộc sống của bạn ý nghĩa hơn.

9. Giúp mọi người xung quanh để họ cảm thấy tốt hơn

Lãnh đạo không phải vì quyền lực, mà vì con người. Khi bạn làm cho mọi người cảm thấy tốt hơn, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ. Làm chủ “chất lượng cuộc sống”, bạn xứng đáng được hưởng điều đó. Sau đó, hãy nghĩ về những gì bạn có thể tạo ra chất lượng cuộc sống cho người khác. Khi bạn tiếp cận thế giới theo cách bạn mong muốn những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với người khác, bạn sẽ trở thành người lãnh đạo và mọi người sẽ nhìn bạn như vậy.

Nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo, trước tiên, bạn phải lãnh đạo chính mình. Bạn đừng làm ngơ trước những gì quan trọng với mình cùng với những gì kích thích bạn bước ra ngoài thế giới. Nếu bạn không biết điều gì quan trọng hay là đam mê của mình, bạn hãy xác định nó. Mơ về những điều có thể, đừng ngần ngại thay đổi khi cần thiết để giấc mơ thành hiện thực. Hãy tham gia, cùng hành động, làm cho mọi người cảm thấy tốt hơn! Bạn có thể truyền cảm hứng và khuyến khích người khác làm như vậy không?

Linh Đặng (biên dịch)
 
×
Quay lại
Top